Tiếp cận giáo dục của con em người di cư

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tiếp cận giáo dục của con em người di cư

Tiếp cận giáo dục được xem là chỉ báo quan trọng khi nghiên cứu đời sống tinh thần của lao động di cư. Tiếp cận giáo dục có thể bao gồm tiếp cận giáo dục của bản thân người di cư, và tiếp cận giáo dục của con em họ. Trong phần này chỉ tập trung vào tiếp cận giáo dục của con em công nhân di cư.

Lao động di cư tới KCN Sông Công phần lớn là những người trẻ tuổi, chưa xây dựng gia đình (56,2% NTL). Nếu người lao động không xác định gắn bó lâu dài với công việc, chỉ làm tạm thời thì không sao nhưng nếu họ xác định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại thì việc đi học của con họ cần phải được tính đến.

Với những người lao động di cư một mình, để con tiếp tục học ở quê thì sự giáo dục con cái theo hướng giáo dục từ xa. Kết quả khảo sát, có 20 trong số 324 lao động di cư có con từ 5-18 tuổi đang sống cùng tại khu công nghiệp (6,2%). Tất cả 20 lao động di cư có con trong độ tuổi theo học các trường mầm non và phổ thông thì con họ đều được đi học, đang học tại các trường ở địa phương cư trú. Có thể do số lượng con em lao động di cư ít nên sức ép lên địa phương nơi đến cũng ít. Đây là dấu hiệu đáng mừng với những lao động di cư được khảo sát vì cùng với quá trình người lao động di cư thì việc học của con em họ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vì số lượng ít các hộ có con trong độ tuổi đi học trong mẫu khảo sát nên cần thêm thông tin từ phỏng vấn sâu để đánh giá vấn đề tiếp cận giáo dục.

Qua việc phỏng vấn sâu thì thấy người lao động di cư có con trong độ tuổi đi học, khó khăn mà họ thấy khi có con cái trong độ tuổi đi học sống

86

cùng tại nơi đến, đó là việc xin cho con được đi học. Ngoài những thủ tục giấy tờ cần thiết thì họ còn phải tốn một khoản chi phí để xin cho con vào trường công lập.

“Để có thể xin cho con vào học trường mẫu giáo công lập thì anh phải đảm bảo có công việc ổn định ở đây, ngoài ra còn mất chi phí mới xin được đấy. Giá như có nhà trẻ cho con em công nhân thì tốt biết bao”

(Nam, 27 tuổi)

Do không có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đến, người lao động bị hạn chế trong việc tiếp cận chính sách liên quan đến giáo dục. Chẳng hạn như việc giảm học phí cho hộ nghèo. Hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với người dân có hộ khẩu tại địa phương, người di cư không được coi là đối tượng hưởng chính sách này.

“Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại phải nuôi con ăn học với nhiều khoản tốn kém thế nhưng chị không phải là người ở đây, muốn xin giảm học phí cho con nhưng không có hộ khẩu ở đây thì ai xét cho”

(Nữ, 35 tuổi) Thực tế hiện nay, tại các KCN có sự quy hoạch nhưng không có sự tính toán lâu dài nếu người lao động định cư và làm việc tại KCN. Bởi vậy, trong quy hoạch không tính đến việc xây dựng các trường mầm non, trường học cho con công nhân di cư. Điều này, phần nào gây khó khăn khi công nhân chỉ là người tạm trú tại địa phương, không có hộ khẩu thường trú nên gặp hạn chế trong tiếp cận chính sách hỗ trợ về giáo dục.

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)