Việc học thêm kỹ năng/nghiệp vụ để làm quen với công việc

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Việc học thêm kỹ năng/nghiệp vụ để làm quen với công việc

Kỹ năng làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hiệu quả công việc. Người công nhân có kỹ năng làm việc tốt là cơ sở để để nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho bản thân người công nhân. Với công nhân di cư tới làm việc tại khu công nghiệp Sông Công, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể nâng cao tay nghề cho công nhân. Việc học thêm kỹ năng là vấn đề sống còn đối với người lao động và doanh nghiệp.

Công việc trong các doanh nghiệp tại KCN Sông Công khá đa dạng, có công việc đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn kỹ thuật cao, nhưng cũng có những công việc chỉ yêu cầu lao động phổ thông. Hiện nay, lực lượng lao động phổ thông từ nông thôn di cư đến các KCN làm việc khá đông. Phần lớn họ là người trẻ tuổi, vừa tốt nghiệp bậc học trung học cơ sở hoặc bậc học trung học phổ thông nhưng không có điều kiện hoặc không có nhu cầu học lên bậc cao hơn. Làm nông nghiệp vất vả, thu nhập thấp, lại bấp bênh. Do đó, công việc tại thu nhập cao, có tính ổn định trở nên hấp dẫn với người lao động. Trong vài năm gần đây, các KCN/KCX được chú trọng phát triển, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất. Điều này đã tạo nên nhiều việc làm hơn đáp ứng yêu cầu của người lao động. Để có thể tìm

48

một công việc không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, có thu nhập cao lại ổn định là điều không quá khó khăn đối với người lao động.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 56,2% NTL không cần học thêm kỹ năng nào vẫn được nhận vào làm việc. Đó là do, với các công việc không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, các doanh nghiệp sẵn sàng tuyển lao động phổ thông và đào tạo trong quá trình họ làm việc.

Biểu đồ 2.2: Việc học thêm kỹ năng, nghiệp vụ để làm quen với công việc hiện tại của NTL(%)

18.5 1.2 24.1 56.2 0 10 20 30 40 50 60 Tự học Người thuê/sử dụng đào tạo Học qua một cá nhân/tổ chức khác Không học thêm kỹ năng nào

Còn với công việc đòi hỏi lao động kỹ thuật, các doanh nghiệp cũng chọn cách thức tuyển lao động phổ thông rồi tự đào tạo để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp (24,1%) nhằm mục đích giảm bớt tiền lương, chế độ đãi ngộ so với tuyển lao động tốt nghiệp các trường dạy nghề.

“Trước khi vào làm, chị phải đi học việc 3 tháng đấy. Công ty tổ chức cho nhưng mình phải mất phí, tầm 500 nghìn/tháng. Thời gian học tùy thuộc mỗi người, nếu mình sớm biết việc thì thời gian học rút ngắn hơn”

(Nữ, 35 tuổi) Người lao động từ nông thôn tới làm việc tại khu công nghiệp, họ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật do vậy họ rất cần được học những kỹ

49

năng nâng cao tay nghề nếu muốn kiếm được mức lương cao hơn. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thu tiền đào tạo kỹ năng nghề khiến người công nhân khi chưa có việc làm lại phải bỏ một khoản tiền đóng góp để được học việc, cuộc sống vì thế thêm khó khăn hơn. Doanh nghiệp cần coi đào tạo nghề là trách nhiệm của doanh nghiệp, đào tạo miễn phí cho người lao động. Có như vậy, người lao động mới bớt gánh nặng về tiền bạc.

Bên cạnh đó, người lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công có tinh thần chịu khó, tự học hỏi để làm quen với công việc, có 18,5% NTL cho rằng họ tự học để có thể làm quen với công việc. Ngoài ra, công nhân học việc qua các cá nhân khác, có thể là các đồng nghiệp đã vào làm tại doanh nghiệp từ trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm rất ít (1,2%).

Việc học thêm các kỹ năng, nghiệp vụ là cần thiết, nhất là với công việc đòi hỏi kỹ năng nhất định. Thời gian học việc, tùy mỗi công việc và tùy mỗi người mà có độ dài ngắn khác nhau. Trong thời gian tới, cần có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp theo điều khoản của Bộ Luật Lao động 2012, đảm bảo người lao động được đào tạo việc theo yêu cầu và không phải trả chi phí cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 56)