9. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Có một số định nghĩa về mạng lưới xã hội như sau: Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín [55].
Đơn giản hơn, mạng lưới xã hội là đồ thị những mối quan hệ xác định, ví dụ như tình bạn. Các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. Mạng lưới xã hội có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội - giá trị mà cá nhân có được từ mạng lưới xã hội. Những khái niệm này thường được biểu thị trong biểu đồ mạng xã hội, trong đó các nút thắt chính là các điểm và các mối quan hệ.
Theo định nghĩa của Fitchter (1957), “mạng lưới xã hội (social network) bao gồm nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác”.
Theo Đặng Nguyên Anh: trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống và tương tác xã hội. Mạng lưới xã hội là tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân cư nhất
32
định. Thông qua sự tiềm ẩn trong những mối liên hệ cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối quan hệ đó, mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm đạt được mục đích nhất định [4].
Một quan niệm xã hội học khác cho rằng: mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên xã hội.
Trong xã hội học, các quan điểm và tính chất của mạng lưới xã hội được nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Lý thuyết tương tác xã hội của Georg Simmel tập trung vào phân tích các kiểu , hình thức của mạng lưới xã hội gồm các mối quan hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau. Theo thuyết cấu trúc – chức năng, Emile Durkhiem phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ và máy móc trên cơ sở hai hình thức phân công lao động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tương ứng giữa các cá nhân và nhóm người. Mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết hữu cơ của xã hội hiện đại và mạng lưới quan hệ phi chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết máy móc của xã họi truyền thống. Theo lý thuyết hệ thống xã hội, một số tác giải tập trung vào giải quyết một nhiệm vụ trung tâm của xã hội học là nghiên cứu cốt lõi bên trong của xã hội. Với tư cách là kiểu mối liên hệ và quan hệ giữa các thành tố xã hội, mạng lưới xã hội là biểu hiện cụ thể, trực tiếp và rõ rệt nhất của cấu trúc xã hội. Phân tích mạng lưới xã hội trở thành một phương pháp tiếp cận cấu trúc xã hội [54].
Vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội vào đề tài này, theo đó, mạng lưới xã hội được xem như một nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình di cư. Vai trò của mạng lưới xã hội đối với quá trình di cư là phù hợp trong việc tìm hiểu nguyên nhân, xu hướng di cư, giúp giải thích vấn đề tìm kiếm việc làm, cách tạo lập cuộc sống cũng như sự hòa nhập của cư dân tại nơi chuyển đến. Có thể thấy, những người di chuyển có sự liên kết xã hội thành mạng lưới di cư. Thông qua những quan hệ họ hàng, bạn bè, người thân, người di
33
chuyển tiếp nhận được thông tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển đến. Thông qua sự gắn kết chặt chẽ với nhau, người di chuyển tạo nên những liên kết thông qua gia đình, thân tộc tin cậy hơn nhiều so với những quan hệ người ngoài. Gia đình, bạn bè, người thân tại nơi chuyển đến thường giữ vai trò cưu mang, cung cấp thông tin, giúp liên hệ việc làm cũng như vượt qua những khó khăn ban đầu. Những quan hệ mà người nhập cư có được tại nơi nhập cư sẽ làm thuận lợi thêm quá trình hòa nhập của họ và môi trường sống mới. Tuy nhiên, khả năng kết nết và hòa nhập vào mạng lưới di cư có được phát huy hay không còn tùy thuộc vào mức độ giao tiếp xã hội của người di chuyển.