Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần

Thời gian làm việc là điều mà người lao động và doanh nghiệp đều quan tâm. Đây cũng là một yếu tố để đánh giá công việc hiện tại của người lao động. Thời gian làm việc của người lao động vừa phải đảm bảo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng, đảm bảo đủ số giờ đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, người lao động cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động. Ở đây, thời gian làm việc được cụ thể qua số giờ làm việc trung bình mỗi tuần.

46

Người trả lời đều là công nhân làm việc trong các doanh nghiệp. Khi đến làm việc tại các doanh nghiệp này, giữa người lao động và người chủ doanh nghiệp thường có sự thỏa thuận về thời gian làm việc. Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định rõ trong điều 104, mục 1, chương VII của Bộ luật Lao động, theo đó thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong ngày và 48 giờ trong tuần. Điều 106 quy định về việc làm thêm giờ, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm [34].

Lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công có số giờ làm việc trung bình/tuần là 55,3 giờ. Thời gian làm việc của người lao động di cư trước hết là thời gian 8 tiếng/ngày theo hợp đồng. Bên cạnh đó, họ còn làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Việc người lao động làm thêm xuất phát từ nguyên nhân do công việc hiện tại lương chưa đáp ứng được chi tiêu.

Theo giới tính, số giờ làm việc trung bình/tuần của nam là 49,91 giờ trong khi đó con số này ở nữ là 55,8 giờ. Như vậy sự chênh lệch về số giờ làm việc trung bình/tuần giữa nam và nữ là khoảng 6 giờ/tuần. Qua việc phỏng vấn sâu, có thể thấy lao động nữ có sự chịu khó hơn, với mong muốn làm thêm để có thể kiếm thêm tiền gửi về cho gia đình.

“Hàng ngày, ngoài thời gian làm việc 8 tiếng thì hết giờ làm việc chị làm thêm khoảng 1,5 tiếng nữa để kiếm thêm thu nhập. Chứ với đồng lương ít ỏi hiện tại thì sao đủ chi tiêu được, còn phải gửi về cho gia đình nữa chứ”

47

Có thể thấy thời gian làm việc của lao động di cư tới khu công nghiệp Sông Công được các doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng theo quy định của Luật Lao động. Tuy nhiên, sở dĩ người lao động phải làm thêm giờ là với họ, đây là nguồn kiếm thêm đáng kể, bởi với mức lương hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Lương thấp khiến họ buộc phải tận dụng khoảng thời gian sau ca làm chính để kiếm thêm thu nhập. Thời gian làm việc được phân chia theo các ca làm việc khác nhau, đảm bảo người lao động có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức lao động.

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 54)