Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 49)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc, Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du [59].

* Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tổng sản phẩm GDP năm 2012 (theo giá hiện hành) đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77% (năm 2011 có cơ cấu tương ứng: 21,64%- 41,27%-37,08%).

- Về kinh tế:

+ Sản xuất công nghiệp: Tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản

37

doanh nghiệp nhà nước 16.223 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước 11.397 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.136 tỷ đồng

+ Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn ước đạt 13.805 tỷ đồng, tăng 18,92% so với năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2012 tăng 7,83% so với tháng 12/2011 và tăng 8,48% so với cùng kỳ.

+ Về sản xuất nông, lâm nghiệp: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp -

thuỷ sản cả năm 2012 ước tính đạt 2.775,5 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2011 (theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 8.612 tỷ đồng); cơ cấu trong giá trị sản xuất, nông nghiệp chiếm 93,6%, lâm nghiệp chiếm 3,7% và thuỷ sản chiếm 2,7%.

- Về văn hóa – xã hội:

+ Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ nên trong lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển

biến tiến bộ, các chỉ tiêu về giáo dục, tạo việc làm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh

dưỡng đạt và vượt kế hoạch đề ra.

+ Trong năm đã tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho 29.882 học sinh, sinh viên học nghề; trong đó 9.700 học sinh, sinh viên học nghề được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đạt 100% kế hoạch; giải quyết việc làm mới cho hơn 18.000 lao động, trong đó xuất khẩu 1.200 lao động, đạt 60% kế hoạch; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm đạt 2,1%, dự ước đến hết năm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn còn 14,59%

+ Toàn tỉnh có 173 cơ sở lưu trú du lịch đã được thẩm định; 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và 01 quốc tế; dự ước trong năm du lịch Thái Nguyên đón và phục vụ được 1,2 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế đạt 21.000 lượt; khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 439.655 lượt. Chất

38

lượng phát thanh, truyền hình tiếp tục được nâng lên, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin và giải trí ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

+ Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tổ chức khám, chữa bệnh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

+ Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn được nâng lên; tăng cường công tác bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin, thanh kiểm tra để duy trì nề nếp kỷ cương dạy và học, thực hiện hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học; tỷ lệ huy động vào các cấp học đạt cao (mẫu giáo mầm non 5 tuổi đạt 99,5%; trẻ vào lớp 1 đạt 99,6%; tỷ lệ huy động học sinh học hết tiểu học vào THCS đạt 99,6%; huy động vào Trung học và dạy nghề đạt 90%); đã chuyển các trường mần non sang loại hình công lập để đảm bảo mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được thực hiện theo kế hoạch đề ra, dự ước đến hết năm 2012 có 64% số trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Hoạt động khoa học công nghệ đã bám sát chương trình, kế hoạch và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về đo lường chất lượng hàng hóa, thanh tra khoa học công nghệ đúng quy định

+ Về công tác dân tộc – tôn giáo : Tăng cường giải quyết các vấn đề về đất xây dựng các cơ sở thờ tự, tôn giáo trên địa bàn, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 111/165 cơ sở đạo phật, 36/47 cơ sở đạo công giáo và kịp thời tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền đảm bảo các hoạt động tôn giáo trên địa bàn theo quy định [59].

Thái Nguyên còn là tỉnh có truyền thống công nghiệp, là cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp Việt Nam. Hiện nay, theo số liệu báo cáo của Sở Công Thương Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 7 KCN

39

(KCN) với tổng diện tích 3.770 ha, bao gồm: Sông Công I (diện tích 220 ha), Sông Công II (diện tích 250 ha), Quyết Thắng (diện tích 200 ha), Nam Phổ Yên (diện tích 200 ha), Tây Phổ Yên (diện tích 200 ha) và Điềm Thụy (diện tích 350 ha), KCN - đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha). Trong đó có 03 khu đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 413,38 ha là: Sông Công I (diện tích 168,58 ha), Nam Phổ Yên (diện tích 75,2 ha), Điềm Thụy (diện tích 170 ha) [58].

Khu công nghiệp Sông Công nằm trên địa bàn phường Bách Quang, thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng của Thái Nguyên về cơ sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản và nhân công lành nghề; cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc. Khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên được Chính phủ quyết định thành lập ngày 1/9/1999. Hiện nay, khu công nghiệp Sông Công gồm: Sông Công I (diện tích 220 ha), Sông Công II (diện tích 250 ha). Tính đến cuối 2010, KCN Sông Công đã đền bù giải phóng mặt bằng 73,1 ha, xây dựng 2,6 km đường trục và đường nhánh, hoàn thiện hệ thống vỉa hè, hệ thống vườn hoa cây xanh, đèn chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải theo hệ thống đường giao thông nội bộ KCN. Nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m³/ ngày đêm đã xây dựng xong. Các ngành nghề được ưu tiên đầu tư là ngành chế biến nông sản, thực phẩm; vật liệu xây dựng; cơ khí chế tạo, lắp ráp bao bì; may mặc, điện tử...Đến năm 2011, khu công nghiệp Sông Công đã thu hút được 45 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3.600 tỷ đồng, vốn đã thực hiện hơn 1.500 tỷ đồng, đã có 25 doanh nghiệp KCN đi vào sản xuất, thu hút trên 5.000 lao động [60].

Khu công nghiệp Sông Công bao gồm các nhà máy xí nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tạo công ăn việc làm cho người lao động [56]. Một

40

số đơn vị sản xuất tại KCN Sông Công như: Công ty Cổ phần Thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần sản xuất phân bón Thái Nguyên; Công ty vật liệu xây dựng (tên đơn vị thành viên tại KCN Sông Công là Nhà máy Gạch lát Việt – Ý); Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đúc Vạn Thông Thái Nguyên Việt – Trung; Công ty Kim loại màu Thái Nguyên (tên đơn vị thành viên tại KCN Sông Công là Nhà máy kẽm điện phân); Công ty Cổ phần giấy Sông Công; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG...[60]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG DI CƢ TỪ NÔNG THÔN TỚI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Di cư, đặc biệt là di cư lao động ở nước ta đã và đang trở thành vấn đề cần được quan tâm ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là sự dịch chuyển các dòng lao động di cư. Nếu như trước đây, chủ yếu là loại hình di cư nông thôn – nông thôn theo kế hoạch của Chính Phủ thì trong những năm gần đây, xu hướng người lao động di cư từ nông thôn tới đô thị và các khu công nghiệp ngày một phổ biến. Vì đây là xu hướng di cư mới nên các chính sách chưa đề cập nhiều đến nhóm lao động di cư này. Trong khi đó, nhiều báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn liên quan đến việc làm của lao động di cư. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công là cơ sở cho các giải pháp trong thực tiễn.

Khu công nghiệp Sông Công có nhiều doanh nghiệp với các ngành sản xuất đa dạng hiện đang hoạt động. Người lao động làm việc tại KCN này không chỉ gồm lao động địa phương mà còn gồm người lao động đến từ các tỉnh khác trên đất nước; các huyện khác, các xã/phường khác trong tỉnh Thái Nguyên. Các doanh nghiệp tại đây đã thu hút được nhiều lao động di cư từ vùng nông thôn đến làm việc. Trong đề tài này này, tác giả chỉ tập trung vào những công nhân di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp.

Thực trạng việc làm của công nhân di cư từ nông thôn đến làm việc tại KCN Sông Công được tìm hiểu thông qua tình trạng việc làm ở nông thôn trước khi di cư, đặc điểm công việc hiện tại, qua sự so sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trước khi di cư, dự định gắn bó với công việc hiện

42

tại của người lao động di cư và tìm hiểu qua sự khác biệt trong sử dụng lao động thường trú và lao động di cư của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 49)