9. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Lý thuyết lực “đẩy – hút”
Lý thuyết lực “đẩy – hút” của Everett S. Lee là một trong số những lý thuyết nổi tiếng trong việc nghiên cứu về di cư. Everett S. Lee đã xây dựng lý thuyết này trên cơ sở tóm tắt các quy luật di dân của Ravenstein và phân loại các nhóm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Lee lập luận rằng, các yếu tố tham gia vào các quyết định di chuyển và quá trình di cư có thể được tóm tắt theo bốn nhóm, đó là yếu tố liên quan đến khu vực xuất xứ (nơi đi), yếu tố liên quan đến khu vực đến (nơi đến), các trở ngại di cư và yếu tố cá nhân.
Theo lý thuyết của Lee, trong mọi khu vực có vô số các yếu tố mà giữ con người trong khu vực hoặc thu hút người ta vào khu vực đó, và có những yếu tố khác có xu hướng đẩy lùi họ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hầu hết mọi người theo cùng một cách, trong khi những yếu tố khác ảnh hưởng đến những người khác nhau theo những cách khác nhau. Vì vậy, một khí hậu tốt là hấp dẫn và khí hậu xấu là yếu tố đẩy lùi với hầu hết mọi người, nhưng một hệ thống trường học tốt có thể được coi là tốt với cha mẹ và trẻ nhỏ và không tốt với chủ sở hữu nhà không có con bởi thuế bất động sản cao, trong khi một người đàn ông chưa lập gia đình không có tài sản chịu thuế không quan tâm đến tình huống này [53].
Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng giữa các yếu tố gắn với khu vực nơi đi và các yếu tố gắn với nơi đến. Các cá nhân sống trong một khu vực có sự hiểu biết trực tiếp và thường là lâu dài với khu vực đó và thường có khả năng đưa ra nhận định và phán xét không vội vàng khi đánh giá chúng. Điều này không nhất thiết phải đúng với các yếu tố liên quan đến nơi đến. Sự hiểu biết về khu vực nơi đến hiếm khi chính xác, và thực sự một vài điểm thuận lợi và bất lợi của một khu vực chỉ có thể được cảm nhận bằng việc sống tại đó. Vì vậy luôn có một yếu tố của sự thiếu hiểu biết hoặc thậm chí điều huyền bí về khu vực nơi đến, và phải luôn có sự không chắc chắn liên quan đến sự tiếp nhận của một người nhập cư trong khu vực mới.
35
Các rào cản vật lý thực tế như bức tường Berlin có thể can thiệp, hoặc luật nhập cư có thể hạn chế sự di chuyển. Những người khác nhau, tất nhiên bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau với cùng một trở ngại. Những gì là bình thường với một số người – chi phí vận chuyển hàng gia dụng, ví dụ - có thể bị cấm với một số người khác. Cuối cùng, có nhiều yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến ngưỡng cửa cá nhân và tạo điều kiện hoặc làm chậm quá trình di cư. Quyết định di chuyển, do đó, không bao giờ là hoàn toàn hợp lý, và với một số người thì thành phần hợp lý là ít hơn nhiều so với không hợp lý [53].
Di cư liên quan đến một tập hợp các yếu tố tại nơi đi và nơi đến, một tập hợp các trở ngại can thiệp, và một loạt các yếu tố cá nhân là một điều đơn giản có thể được chấp nhận như một sự thật hiển nhiên. Mỗi địa điểm, nơi đi và nơi đến đều có những ưu điểm và hạn chế trên nhiều lĩnh vực như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thậm chí là khí hậu...sẽ được người di cư cân nhắc. Các lực hút tại các vùng có dân di chuyển đến thường là do đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi hơn; cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt ổn định, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường văn hóa xã hội tốt hơn nơi cũ. Trong khi đó các lực đẩy tại vùng dân chuyển đi có thể là do điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm; do đất canh tác ít bạc màu, không có vốn và kỹ thuật để chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống; dưới tác động của các chương trình, chính sách di dân điều chuyển lao động và dân cư với sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước như chương trình kinh tế mới, định canh định cư, di dân ra biên giới hải đảo...Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố phi kinh tế có đặc thù riêng của người di chuyển.
Như vậy, theo hướng tiếp cận của lý thuyết lực “hút – đẩy” của Lee có thể áp dụng vào giải thích nguyên nhân di cư. Theo đó, tại vùng nông thôn – nơi đi, tình trạng người lao động thiếu việc làm, việc làm thu nhập thấp, việc làm không ổn định là lực đẩy khiến người lao động di cư. Trong khi đó, tại
36
khu công nghiệp, nơi có việc làm ổn định, thu nhập cao chính là lực hút đối với người lao động đến tìm việc.