So sánh chung về công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trƣớc

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.So sánh chung về công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trƣớc

khi di cƣ

Mục đích của tác giả là nhằm tìm hiểu thực trạng việc làm của lao động di cư hiện nay như thế nào. Trên cơ sở xem xét tình trạng việc làm ở quê của lao động di cư, có thể thấy tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không ổn định, việc làm thu nhập thấp đã thúc đẩy người lao động tới KCN làm việc. Việc so sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn của họ trước di cư để thấy được công việc mới có tốt hơn công việc trước đây hay không, có mang lại lợi ích cho người lao động hay không.

Sự so sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trước khi di cư qua 4 yếu tố: thu nhập, cường độ công việc, mức độ phù hợp với chuyên môn

và tính ổn định của công việc. Sự so sánh chỉ đối với những lao động di cư đã

có việc làm ở quê trước khi di cư, tức là với 178 trong tổng số 324 NTL có việc làm ở nông thôn trước khi di cư, thể hiện trong bảng dưới đây:

62

Bảng 2.3: So sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trƣớc khi di cƣ Tốt hơn Nhƣ cũ Kém hơn Khó so sánh Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thu nhập 148 83,1 14 7,9 14 7,9 2 1,1 178 100 Cƣờng độ công việc 86 48,3 54 30,3 26 14,6 12 6,8 178 100 Mức độ phù hợp chuyên môn 120 67,4 32 14,6 0 0 26 18 178 100 Thời gian làm việc 78 43,8 42 23,6 42 23,6 16 9 178 100 Tính ổn định 142 79,8 14 7,9 14 7,9 8 4,4 178 100

Khi so sánh giữa công việc hiện tại với công việc ở nông thôn, với từng đặc điểm trên, các phương án được đưa ra là theo tiêu chí lần lượt: tốt hơn, như cũ, kém hơn và khó so sánh. Số người thấy rằng công việc hiện tại tốt hơn công việc ở nông thôn trước đây đều chiếm tỷ lệ cao nhất. Trước hết là thu nhập từ công việc, kết quả khảo sát cho thấy, có 148 người trong số 178 người lao động có việc làm ở nông thôn trước khi di cư thấy công việc hiện tại có thu nhập tốt hơn so với công việc ở nông thôn (83,1%). Tương tự như vậy, 142 lao động trong số 178 lao động di cư có việc làm ở nông thôn trước khi đến làm việc tại khu công nghiệp thấy công việc hiện tại ổn định hơn so với việc làm ở nông thôn, chiếm 79,8%.

Với người lao động di cư thì so với làm nông nghiệp ở quê thì làm công nhân trong các doanh nghiệp giúp họ có thu nhập tốt hơn, và công việc ổn định hơn. Ít nhất, họ có khoản thu nhập hàng tháng và tránh được tình trạng thiếu việc làm khi nông nhàn trước đây.

63

“Làm công nhân hầu như lúc nào cũng có tiền trong túi còn làm nông nghiệp em chẳng có tiền tiêu. Làm việc gì cũng phải xin bố mẹ, em thì lớn rồi, nên em cũng ngại. Bố mẹ em làm nông nghiệp cũng chẳng có tiền, cứ phải đợi đến lúc có thóc mới có vài trăm đó. Trên này những ngày lễ em cũng được công ty thưởng cho tiền nên có thể mua sắm một vài thứ chứ chỉ trông vào mấy sào ruộng có khi đến tết em cũng không mua cho mình được bộ quần áo nào đâu”.

(Nữ, 21 tuổi)

“Em không ở quê không biết chứ làm ruộng ở quê cả năm chỉ có hai vụ chính thôi, dồn dập làm hai vụ xong rồi, ngày ba tháng tám chẳng có việc gì làm cả, không ổn định, làm công nhân thì khác công việc khá là đều đặn, so với làm ruộng ở quê thì làm công nhân như thế này thu nhập cao hơn nhiều”.

(Nam, 36 tuổi) Trong sự so sánh giữa công việc hiện tại và công việc ở nông thôn, về cường độ công việc, 86 công nhân di cư trong số 178 công nhân di cư (48,3%) cho rằng cường độ công việc hiện tại là tốt hơn. Có 54 trong số 178 người lao động đánh giá công việc hiện tại và công việc ở nông thôn trước khi di cư có cường độ như nhau (30,3%). Người lao động xuất thân từ nông thôn, vốn quen với cuộc sống tự do, thoải mái nên khi vào làm tại các doanh nghiệp, các công ty, họ phải rèn tác phong làm việc chuyên nghiệp, phải chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Về mức độ phù hợp với chuyên môn, 120 lao động trong số 178 lao động nhận định công việc hiện tại hợp với chuyên môn của họ hơn công việc ở nông thôn, chiếm 67,4%. Hầu hết người lao động đều không có chuyên môn kỹ thuật, thế nên họ thấy khó so sánh mức độ phù hợp chuyên môn giữa công việc hiện tại và công việc trước đây ở quê, có 26 trong số 178 người lao động thấy khó có thể so sánh được điều này.

64

Với đặc điểm về thời gian làm việc, có 78 người trong số 178 người lao động có việc làm ở nông thôn trước khi di cư cho rằng công việc họ đang làm thời gian ít hơn. Trong khi đó, có 42 người trong số 178 người thấy rằng thời gian làm việc giữa công việc hiện tại và công việc ở nông thôn trước khi di cư là như nhau. Thậm chí, 42 trong số 178 người lao động đánh giá thời gian làm việc hiện tại của họ nhiều hơn thời gian làm việc ở nông thôn.

“Thu nhập tạm ổn, công việc ổn định nhưng thời gian làm việc nhiều và gò bó hơn trước đây ở quê nên lúc đầu chị thấy khó thích nghi. Nhưng làm rồi mãi cũng thành quen”

(Nữ, 27 tuổi) Như vậy, so với công việc ở nông thôn trước khi di cư của người lao động thì công việc hiện tại đã đáp ứng được phần nào yêu cầu về thu nhập cũng như tính ổn định. Người lao động di cư luôn có sự cân nhắc, lựa chọn giữa việc tiếp tục làm tại khu công nghiệp hay quay trở về quê làm việc. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, lao động di cư quyết định quay trở về nông thôn làm việc. Sự ổn định trong công việc, thu nhập cao là yếu tố cần thiết để người lao động gắn bó với công việc hiện tại hơn. Bởi công việc ổn định, thu nhập cao chính là mong muốn của bất cứ người công nhân nào khi quyết định đến làm việc tại khu công nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến chế độ tiền lương, tiền thưởng sao cho hợp lý nhằm khuyến khích, động viên lao động di cư.

2.4. Dự định về mức độ gắn bó của người lao động đối với công việc hiện tại

Dự định về mức độ gắn bó của người lao động di cư đối với công việc hiện tại là một yếu tố quyết định tương lai họ tiếp tục làm ở đây hay chuyển việc. Phần lớn lao động di cư được hỏi chưa xác định rõ mục tiêu công việc

65

của mình. Có tới 45,1% NTL chưa biết có ý định gắn bó với công việc hiện tại hay không.

“Làm thì cứ làm thôi chứ em chưa biết có gắn bó với công việc này không. Biết đâu có thể kiếm được công việc nào tốt hơn, thu nhập cao hơn thì em sẽ chuyển việc”

(Nữ, 23 tuổi)

Với những người đã có dự định thì 22,8% NTL không có ý định gắn bó lâu dài với công việc họ đang làm; 32,1% cho rằng họ có ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại.

Biểu đồ 2.6: Ý định gắn bó với công việc hiện tại của ngƣời lao động (%)

32.1

22.8

45.1 Có ý định gắn bó

Không có ý định gắn bó Chưa biết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ nam giới và nữ giới có ý định gắn bó với công việc. Trong khi 42,6% trong số lao động nam có ý định gắn bó với công việc hiện tại thì tỷ lệ này ở lao động nữ di cư chỉ 24,5% trong số lao động nữ được hỏi.

66

Bảng 2.4: Ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại của NTL theo giới tính

Ý định gắn bó với công việc hiện tại Giới tính Tổng Nam Nữ Có ý định gắn 58 42,6% 46 24,5% 104 32,1% Không có ý định gắn bó 26 19,2% 48 25,5% 74 22,8% Chƣa biết 52 38,2% 94 50% 146 45,1% Tổng 136 100% 188 100% 324 100%

Ở nữ giới, ½ trong số lao động nữ được hỏi chưa biết có gắn bó với công việc họ đang làm hay không. Do đa số lao động di cư là người trẻ tuổi, chưa có gia đình. Vậy nên nhiều nữ lao động di cư cho rằng có thể họ tiếp tục làm hoặc làm thêm một vài năm rồi về quê lấy chồng.

“Cái này thì em chưa biết trước được, còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Nếu công việc ổn định, thu nhập tốt và kiếm được chồng tại đây thì em tiếp tục làm, còn không thì em chỉ làm thêm vài năm rồi về quê lấy chồng rồi tính tiếp”

(Nữ, 19 tuổi) Với 104 trong số 324 NTL có ý định gắn bó với công việc hiện tại thì tính ổn định của công việc, thu nhập, mức độ phù hợp với chuyên môn là ba yếu tố quyết định chủ yếu đến ý định gắn bó với công việc hiện tại của NTL.

67

Bảng 2.5: Lý do ý định muốn gắn bó với công việc hiện tại

Yếu tố Không Tổng Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Tính ổn định công việc 90 86,5 14 13,5 104 100 Thu nhập 62 59,6 42 40,4 104 100 Cường độ công việc 38 36,5 66 63,5 104 100 Mức độ phù hợp với chuyên môn 62 59,6 42 40,4 104 100 Môi trường làm việc 28 26,9 76 73,1 104 100 Chế độ bảo hiểm/phúc lợi 40 38,5 64 61,5 104 100 Khả năng tìm việc 12 11,5 92 88,5 104 100

Với lao động di cư, ít ra công việc hiện tại ổn định, thu nhập tốt hơn so với công việc của họ ở quê trước khi di cư. Trong số 104 người có ý định gắn bó với công việc thì 90 người có ý định gắn bó với công việc hiện tại là vì tính ổn định của công việc (86,5%); 62 trong số 104 người muốn gắn bó với công việc vì thu nhập mà nó mang lại (59,6%); 62 trong số 104 lao động di cư lựa chọn gắn bó vì mức độ phù hợp của công việc với bản thân họ (59,6%). Các yếu tố chế độ bảo hiểm/phúc lợi (38,5%), cường độ công việc (36,5%), môi trường làm việc (26,9%) cũng là lý do khiến người lao động quyết định gắn bó với công việc. Tỷ lệ thấp 11,5% trong số 104 lao động di cư gắn bó với công việc vì khả năng tìm việc.

68

Với 74 trong số 324 NTL không có ý định gắn bó với công việc hiện tại, lý do họ không có ý định gắn bó được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6: Lý do ý định không muốn gắn bó với công việc hiện tại

Yếu tố Không Tổng Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Tính ổn định công việc 20 27 54 73 74 100 Thu nhập 48 64,9 26 35,1 74 100 Cường độ công việc 24 32,4 50 67,6 74 100 Mức độ phù hợp với chuyên môn 8 10,8 66 89,2 74 100 Môi trường làm việc 16 21,6 58 78,4 74 100 Chế độ bảo hiểm/phúc lợi 4 5,4 70 94,6 74 100

Thu nhập và cường độ công việc là hai yếu tố chủ yếu quyết định việc người lao động không gắn bó với công việc. Trong số 74 người lao động thì 48 người lao động không gắn bó do yếu tố thu nhập, chiếm 64,9%. Với cường độ công việc, 24 trong số 74 người lao động không có ý định gắn bó vì cường độ công việc hiện tại (32,4%). Bởi những người lao động di cư từ nông thôn đến làm việc tại KCN Sông Công, với đồng lương hàng tháng, họ phải chi trả nhiều khoản như tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt khác. Họ là những công nhân trong các doanh nghiệp, phải chịu áp lực công việc cao.

Như vậy, người lao động chưa định hướng gắn bó với công việc hiện tại. Khi di chuyển đến làm việc tại KCN Sông Công, NTL phải thích nghi với môi trường sống mới, với lối sống mới. Có đến 47,5% NTL cho rằng họ gặp

69

khó khăn khi di cư đến làm việc tại KCN Sông Công và hầu hết họ đều tự khắc phục khó khăn. Có 47,1% NTL gặp khó khăn liên quan đến việc làm. Gia đình, bạn bè, đồng hương thường có vai trò quan trọng giúp người lao động vượt qua khó khăn ban đầu tại nơi đến. Tuy nhiên, với lao động di cư tại KCN Sông Công thì người lao động di gặp khó khăn lại tự mình khắc phục chứ không nhờ đến sự hỗ trợ của người khác. Điều này cho thấy mạng lưới xã hội của người lao động di cư chưa thực sự phát huy hiệu quả. Sự gắn bó trong thời gian ngắn hạn của người lao động có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đến thị trường lao động. Do vậy, cần duy trì thị trường lao động lâu dài, ổn định để người lao động có thể yên tâm gắn bó với công việc.

2.5. Khác biệt trong sử dụng lao động thƣờng trú và lao động di cƣ trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp thuộc KCN Sông Công, ngoài những lao động tại địa phương thì có số lượng lớn lao động di cư từ nơi khác đến làm việc. Họ phải chịu cảnh xa nhà, xa gia đình, phải làm quen với môi trường sống mới và đặc biệt chỉ là những người tạm trú tại địa phương. Vậy doanh nghiệp có sự ưu tiên nào dành cho đối tượng lao động di cư hay không? Có sự khác biệt nào giữa lao động thường trú tại địa phương (lao động có hộ khẩu thường trú) và lao động di cư (tạm trú)?

Sự đánh giá ở đây chỉ là đánh giá chủ quan của lao động di cư được khảo sát. Hạn chế của luận văn là không tìm hiểu đánh giá của lao động địa phương cũng như ý kiến của chủ doanh nghiệp đối với vấn đề này. Đánh giá của lao động di cư dựa trên các yếu tố như trong việc tuyển dụng, tiền lương, cường độ công việc, chế độ xã hội, thời gian làm việc, cơ hội thăng tiến. Với mỗi yếu tố này, các phương án được đưa ra: ưu tiên lao động thường trú, giữa lao

70

động địa phương và lao động thường trú là như nhau, ưu tiên lao động di cư và không biết/khó đánh giá.

Bảng 2.7: So sánh lao động thƣờng trú với lao động di cƣ trong doanh nghiệp

Yếu tố

Đánh giá của ngƣời lao động

Tổng Ƣu tiên lao

động thƣờng trú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ nhau Ƣu tiên lao động di cƣ

Không biết/khó đánh giá Tuyển dụng 10 3,1% 308 95,1% 4 1,2% 2 0,6% 324 100% Lương 2 0,6% 320 98,8% 2 0,6% 0 0 324 100% Cường độ công việc 2 0,6% 320 98,8% 0 0 2 0,6% 324 100% Chế độ xã hội 4 1,2% 302 93,2% 14 4,3% 4 1,2% 324 100% Thời gian làm việc 2 0,6% 318 98,1% 0 0 4 1,2% 324 100% Cơ hội thăng

tiến 4 1,2% 298 92% 0 0 22 6,8% 324 100% Cơ hội đào

tạo 2 0,6% 302 93,2% 0 0 20 6,2% 324 100% Với các yếu tố được liên quan đến công việc nêu trên, hầu hết NTL cho rằng có không có sự phân biệt giữa lao động thường trú và lao động di cư. Tỷ lệ NTL cho rằng hai nhóm đối tượng lao động này được doanh nghiệp đối xử như nhau với các yếu tố đều trên 90%, đặc biệt các yếu tố như tiền lương (98,8%), cường độ công việc (98,8%), thời gian làm việc (98,1%). Ứng xử của doanh nghiệp về cơ bản là không phân biệt hai nhóm đối tượng này.

“Công ty tôi không phân biệt giữa lao động thường trú và lao động di cư. Tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách đó của công ty, điều đó làm cho những người di cư ra khu công nghiệp để làm thuê như chúng tôi cảm thấy vui hơn, cảm thấy mình cũng được tôn trọng, được đối xử công bằng như những người sinh

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68)