3.1.1 Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐQT của Chính phủ, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tƣ vốn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng nhƣ đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Đến năm 2007, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định trên nhiều phƣơng diện : Tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn đạt gần 295.048 tỷ đồng và gần nhƣ hoàn toàn là vốn lƣu động; Tổng dƣ nợ cho vay đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình.
Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ, ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 dự án hiện địa hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 của dự án này. Hiện Agribank đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trên toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện từ, dịch vụ thanh toán quốc tế qua SWIFT. Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc.
Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thủy sản 2002.
Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nƣớc ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua ngân hàng nông nghiệp là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân 1,1 tỷ USD.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đƣờng 20 năm xây dựng và trƣởng thành của Agribank và cũng là năm có tính chất quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lƣợc phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực.
Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của ngân hàng đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng; tổng dƣ nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng. Trong năm 2009, Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng bí thƣ Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập. Vinh dự đƣợc đón nhận các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cao quý: TOP 10 giải Sao vàng đất Việt, TOP 10 thƣơng hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu „„Doanh nghiệp phát triển bền vững‟‟ do Bộ công thƣơng công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010, Agribank nằm trong TOP 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Cũng trong năm 2010, Agribank nâng tổng vốn điều lệ lên 20.810 tỷ đồng – tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2010 Agribank chính thức vƣơn lên là ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với 6,38 triệu thẻ.
Năm 2011, Agribank chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011 ngân hàng nâng tổng số vốn điều lệ lên 29.605 tỷ đồng để đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định. Cũng trong năm 2011, Agribank đƣợc bình chọn là „„Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất‟‟.
Năm 2012, tổng tài sản có của Agriabank đạt 617.859 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 20% GDP). Trong năm 2012, Agribank đƣợc trao tặng các giải thƣởng: Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lƣợng thanh toán cao; Ngân hàng Thƣơng mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, Agribank đã nỗ lực hết mình, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nƣớc.
3.1.2 Giới thiệu NHNo&PTNT chi nhánh Vĩnh Thạnh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vĩnh Thạnh là chi nhánh cấp 2 của NHNo & PTNT. Ngân hàng đƣợc thành lập vào tháng 08/2004 do sự chia cắt của huyện Thốt Nốt cũ thành quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh bây giờ, theo quyết định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính Phủ.
NHNo & PTNT Chi nhánh Vĩnh Thạnh đặt tại số 2983, Quốc lộ 80, TT. Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Ngân hàng hoạt động các lĩnh vực huy động và cho vay vốn ngắn – trung – dài hạn làm chi phí sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, phát triển nông thôn góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đƣa kinh tế huyện phát triển với phƣơng châm: „„Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng‟‟. Do ngân hàng đặt tại Thị trấn Thạnh An nên chi nhánh đã mở thêm một phòng giao dịch đặt tại Khu dân cƣ số 10, ấp Vĩnh Quới, TT. Vĩnh Thạnh để bà con một số xã nhƣ Thạnh Quới, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình và Thị trấn Vĩnh Thạnh nằm ở xa dễ dàng đi lại – thuận tiện cho việc giao dịch, nhằm thực hiện theo định hƣớng của ngành: „„Nông thôn là thị trƣờng chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ‟‟.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo&PTNT HUYỆN VĨNH THẠNH 3.2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh 3.2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh
Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh gồm một Ban Giám Đốc và hai phòng chức năng :
Ban Giám đốc gồm 03 ngƣời: 01 Giám đốc chi nhánh, 01 Phó Giám đốc và 01 Giám đốc phòng giao dịch.
Phòng kinh doanh gồm 04 ngƣời: 01 Phó phòng kinh doanh và 03 cán bộ tín dụng.
Phòng kế toán – ngân quỹ gồm 4 ngƣời.
Nguồn: Phòng Kế toán NHNo & PTNT Chi nhánh Vĩnh Thạnh
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh
Ghi chú: Thông tin trực tiếp
Thông tin gián tiếp
3.2.2 Chức năng của từng bộ phận
3.2.2.1 Giám đốc
Là ngƣời điều hành và quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, là ngƣời quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay, đại diện cho ngân hàng trong việc quan hệ với ngân hàng cấp trên. Là ngƣời chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các quy định, trên phạm vi, quyền hạn của ngân hàng.
Là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đại diện ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng cấp trên. Điều hành các nghiệp vụ kinh doanh và là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất quyết định cho vay, cụ thể:
- Xét nội dung thẩm định do cán bộ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cung cấp.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ: nợ gia hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các chế tài đối với khách hàng.
3.2.2.2 Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng kinh doanh
Giám đốc phòng giao dịch
Vĩnh Thạnh Phó Giám đốc
hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà giám đốc giao. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt (có sự ủy quyền của giám đốc).
3.2.2.3 Phòng kinh doanh
Trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh: nhận đơn xin vay, thẩm định duyệt cho vay để trình lên Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trong việc quản lý đồng vốn giám sát quá trình sử dụng đồng vốn của khách hàng. Đề xuất xử ký các khoản nợ quá hạn, thống kê, phân tích thông tin số liệu về hoạt động của ngân hàng. Từ đó đề xuất kế hoạch xây dựng có hiệu quả. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn kết hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn.
4.2.2.4 Phòng kế toán ngân quỹ
* Phòng kế toán
Có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý do phòng tín dụng chuyển xuống, lƣu giữ hồ sơ và động thời thông áo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình thu lãi, thu nợ ở từng địa bàn và trong toàn ngân hàng.
Trực tiếp hạch toán và kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.
Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.
Có trách nhiệm kiểm soát số lƣợng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi kho phát sinh.
* Tổ ngân quỹ
Bộ phận ngân quỹ có trách nhiệm với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu, đồng thời giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay, thu tiền lãi, tiền gốc của khách hàng trả nợ và tổ chức quản lý tài sản đơn vị.
3.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
- Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp Nhà nƣớc.
- Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tề bằng Việt Nam đồng.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Tổ chức cho vay: cho vay ngắn hạn và dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp.
- Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại nhƣ: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền nhanh (Western Union) cho mọi cá nhân và các tổ chức có yêu cầu.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng. - Máy rút tiền tự động (ATM).
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vĩnh Thạnh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ đối với ngân sách Nhà nƣớc theo quy định, đồng hành với pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan.
3.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN 3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam 3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam
Năm 1990 hợp đồng chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam. Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều. Sau ngân hàng ngoại thƣơng, Sài Gòn Thƣơng Tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán. Có lẽ chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế - xã hội nhiều triển vọng. Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ số lƣợng đến quy mô, các định chế tài chính lớn đã chú ý đến Việt Nam và đi theo những tập đoàn này là các dịch vụ xong hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu đƣợc.
Năm 1995 cùng với ngân hàng Ngoại Thƣơng TP. Hồ Chí Minh, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng liên doanh First Vinabank và ngân hàng TMCP Eximbank đƣợc Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1996 ngân hàng Ngoại Thƣơng chính thức là thành viên của tổ chức Visa International. Tiếp theo đó là ngân hàng Á Châu, ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam cũng lần lƣợt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card, trong đó ngân hàng Ngoại Thƣơng và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này. Và cũng trong năm này ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên, đồng thời hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam cũng đƣợc thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định
tế, hạ tầng kỹ thuật… Trên cơ sở thỏa thuận của NHNN, NHTM thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng quy chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh „„nội bộ‟‟ giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Thị trƣờng thẻ năm 2006, 2007 trở nên sôi động vì Việt Nam đã bƣớc vào sân chơi rộng là WTO, thị trƣờng tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đầu tƣ vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là một loại „„vũ khí‟‟ đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trƣờng. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra cuộc „„so tài‟‟ phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nƣớc. Đầu tiên là ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, ngân hàng đã tung ra thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ Fastaccess. Tiếp theo đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit. Đây là phƣơng tiện thanh toán năng động nhắm vào giới doanh nhân, chủ tài khoản có thẻ dùng để thanh toán trong và ngoài nƣớc.
3.3.2 Khái quát về thẻ ATM ở NHNo&PTNT
Theo quyết định số 504/QĐ-NHNo-TTT ngày 02/06/2003 NHNo & PTNT đã chính thức phát hành, quản lý, sử dụng thẻ ATM. Ngày 18/07/2003 ngân hàng đã thành lập Trung tâm thẻ theo quyết định số 201/QĐ-HĐQT với 13 cán bộ đầu tiên. Ra đời sau các ngân hàng khác về dịch vụ thẻ thanh toán nên Agribank gặp nhiều bất lợi và triển khai dịch vụ này tới khách hàng.
Năm 2005, thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng ra đời với tên Success. Tới năm 2006 ngân hàng đã triển khai thẻ ghi nợ nội địa trên toàn hệ thống. Trong năm 2007 và 2008 Agribank kết nối với TCTQT Visa qua hệ thống Banknetvn và TCTQT Master Card – đồng thời phát hành thẻ quốc tế Visa. Đến năm 2009 các sản phẩm thẻ quốc tế Master Card, thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiệp. Cũng trong năm này ngân hàng đã dẫn đầu về số lƣợng máy ATM so với các ngân hàng khác là 2300 máy.
Trong năm 2010 tổ chức chƣơng trình: „„Agribank chào đón chủ thẻ thứ 5 triệu‟‟. Đồng thời kết nối thanh toán với TCTQT JCB. Năm 2011 nhận cúp và giấy khen „„Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ‟‟ của Hiệp hội ngân