8. Khung lý thuyết
2.1.2 Giáo dục làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp
Sự thay đổi về tâm sinh lý là một quá trình tất yếu và có những tác động vào khả năng làm chủ cảm xúc của trẻ VTN, khả năng biết điều chỉnh tần suất, cường độ thể hiện cảm xúc sao cho nó không gây tác hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Việc học cách ứng xử tích cực chứ không phải phản ứng theo bản năng với tình huống ngoại cảnh để làm chủ cảm xúc rất quan trọng trong việc định hướng cuộc đời. Cảm xúc tiêu cực có thể hủy hoại các mối quạn hệ trong quá trình giao tiếp, đặc biệt trong đàm phán, thương lượng. Cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là quá khích sẽ làm lệch hướng quá trình giao tiếp hay đàm phán. Sự bùng phát các cảm xúc tiêu cực sẽ che mờ lí trí làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan của con người trong giao tiếp, dẫn đến những lời nói, hành động không đúng mực, không hợp lý. Cảm xúc tiêu cực phát sinh trong giao tiếp, đàm phán giống như quả cầu tuyết lăn xuống dốc núi, càng lăn nó càng lớn lên cùng với tác hại của nó. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan trọng của việc giáo dục cho trẻ VTN biết cách làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp được các bậc phụ huynh đánh giá.
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua kết quả trên ta thấy hầu hết các bậc phụ huynh nhận thức đươc việc giáo dục làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN rất quan trọng, 46,5% người được hỏi cho rằng rất quan trọng, 46,5% cho rằng quan trọng “ Ở độ tuổi này trẻ bồng bột lắm, thích gì là muốn làm cho bằng được, giận dỗi, cáu gắt gì là mệt với các vị này lắm, mình không dạy con biết cách làm chủ cảm xúc như cô nói lúc nãy là tôi thấy nó sinh ra bướng bỉnh, chơi bời, lêu lổng ngay, chơi bời không biết đường về ngay” (phụ huynh, nữ, 40 tuổi, buôn bán), “Việc dạy cho con biết cách điều chỉnh cảm xúc trong khi nói chuyện với mọi người là rất quan trọng, ở độ tuổi này nhiều trẻ thay đổi dẫn tới khó tính, lầm lì lắm nên mình phải hướng cho con nên như thế nào, giúp con biết cách hài hòa các mối quan hệ trong cuộc sống của con, trẻ ở độ tuổi này nông nổi, nhiều khi đánh nhau chỉ vì câu nói hay những cái nhìn rồi làm mất hết tình bạn bè, mình không những có con ở lứa tuổi này mà mình còn dạy cho học trò của mình nữa nên mình rất hiểu điều đó ở lứa tuổi này” (phụ huynh, 38 tuổi, giáo viên). 6,5% cho rằng việc giáo dục trẻ VTN quan trọng một chút và chỉ có 1 người trong số 155 người được hỏi cho rằng việc giáo dục làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN là do bản thân trẻ tự biết cách điều chỉnh cảm xúc với các mối quan hệ trong cuộc sống hiện tại.
Xét mối tương quan giữa mức độ quan trọng của việc giáo dục làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN và số thế hệ:
Bảng 2.2. Tƣơng quan số thế hệ với việc đánh giá mức độ quan trọng của việc GD làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN
Mức độ quan trọng /số thế hệ Không quan trọng Quan trọng một chút Quan trọng Rất quan trọng Tổng 2 thế hệ 1 (1,1%) 8 (8,5%) 49 (52,1%) 36 (38,3%) 94(100%) 3 thế hệ 0 0 23 (40,4%) 34 (59,6%) 57(100%) 4 thế hệ 0 2 (50%) 0 2 (50%) 4(100%)
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Qua bảng về mối tương quan trên ta thấy có 2 trong 4 hộ gia đình có 4 thế hệ sống cùng nhau cho rằng việc giáo dục làm chủ cảm xúc cho trẻ rất quan trọng, 59,6% các gia đình có 3 thế hệ sống cùng nhau cho rằng việc giáo dục này là rất quan trọng và 40,4% đánh giá quan trọng trong khi đó chỉ có 38,3% số hộ gia đình có 2 thế hệ sống cùng nhau cho rằng việc giáo dục này rất quan trọng và có 1 hộ gia đình trong số những hộ sống 2 thế hệ cho rằng không cần phải giáo dục làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN. Như vậy, có sự khác biệt nhau trong việc đánh giá mức độ quan trọng của việc giáo dục làm chủ cảm xúc trong các hộ gia đình có số thế hệ khác nhau. Cảm xúc là “chất keo” kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để hiểu chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác. Khi nhận thức và kiểm soát được cảm xúc, có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng không kiềm chế được cảm xúc, con người sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc trẻ VTN sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn.
Như vậy, việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN là hết sức quan trọng, giúp các em làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn, giảm nguy cơ tham gia vào các tệ nạn xã hội, giúp rèn luyện cách sống có trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng khi các em lớn lên trong một xã hội hiện đại, mở ra những hướng cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định
và lựa chọn đúng đắn. Ở lứa tuổi trẻ VTN nên chú trọng GD KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN.