8. Khung lý thuyết
3.1.2 Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá
Có sự khác nhau trong việc lựa chọn nội dung GD KN làm chủ cảm xúc và nghề nghiệp của các bậc phụ huynh. Những phụ huynh là công nhân viên chức nhà nước có sự lựa chọn nội dung này cao nhất, trong số 36 người được hỏi là công nhân viên chức có 27,8% chọn nội dung này trong khi đó chỉ có 11,5 % trong số những bậc phụ huynh làm công nhân và 11,8% trong số những bậc phụ huynh làm nội trợ chọn nội dung này. Dường như các bậc phụ huynh chưa chú ý tới việc dạy con cách tạo ra cảm xúc.
Theo kết quả ở trên ta thấy, có rất nhiều nội dung GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN trong quá trình giao tiếp được các bậc phụ huynh trong các gia đình quan tâm và chọn làm nội dung để giáo dục trẻ VTN trong gia đình mình. Từ việc hiểu chính bản thân, hiểu và thông cảm với người khác, tạo lập ra các mối quan hệ, điều chỉnh các cung bậc cảm xúc trong quá trình giao tiếp để duy trì các mối quan hệ đó được đa số các bậc phụ huynh quan tâm và giáo dục cho trẻ trong gia đình.
3.1.2Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp trình giao tiếp
Các hình thức GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN trong các gia đình rất phong phú và đa dạng. Điều đó, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, như người ta thường nói: “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Tuy vậy, dù dưới hình thức nào việc giáo dục KNS cho trẻ VTN cũng gắn với ba quá trình liên hoàn: hình thành nhận thức, thể hiện hành vi và tạo các mối quan
hệ ứng xử phù hợp. Tìm hiểu các hình thức giáo dục KNS cho trẻ VTN trong các gia đình tại xã Minh Khai, khảo sát cho thấy một số hình thức sau:
3.1.2.1 Hình thức giáo dục thông qua kể chuyện của bản thân cho con cái
Đây là một trong những hình thức trên thực tế được nhiều gia đình áp dụng. Nó có tác dụng tốt đến việc giáo dục các kỹ năng cho trẻ VTN đặc biệt KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy 77,5% gia đình đã sử dụng hình thức này vào GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho các em, chỉ có 22,5% gia đình không sử dụng hình thức trên. “Mình muốn con cái nói chuyện, bày tỏ với mình thì mình nghĩ mình phải là người dẫn dắt trước, khi mình kể cho con cái nghe những chuyện của bản thân mình phù hợp với lứa tuổi của con được nghe thì mình nghĩ rất tốt cho con, làm như thế con cái sẽ cảm thấy rất tin tưởng, bố mẹ như là bạn bè để chúng có thể nói chuyện một cách thoải mái mà không có một khoảng cách nào đối với con, con cái sẽ nhận ra những điều nên học từ bố mẹ và những điều cần tránh từ chính những chuyện xảy ra với bố mẹ.” (phụ huynh, 38 tuổi giáo viên). Qua biểu đồ tỷ lệ về cách chuẩn bị cho trẻ thích ứng khi bước vào tuổi dậy thì ta cũng thấy được hình thức giáo dục này được các cha mẹ sử dụng.
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Trong số 122 người cho rằng có dạy cho trẻ cách thích ứng trước khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, có 48,4% cho rằng họ đã kể chuyện của bản thân mình ngày xưa khi bước vào độ tuổi đó cho con nghe. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy điều đó: “Mình thì chẳng biết kiến thức khoa học cụ thể như thế nào để dạy con đâu, nhưng mà mình cứ dạy con theo những gì mình đã làm, ngày xưa bước vào tuổi đó mình cũng như con bây giờ, cũng lóng ngóng, lo lắng rồi hỏi bố mẹ thì bây giờ mình cũng hướng dẫn con như thế, trước đây mình làm như thế nào thì bây giờ mình nói cho nó nghe để nó biết làm theo thôi” (nữ, 40, công nhân),
“Lúc đó mình thấy cháu có nhiều biểu hiện khác, thì cũng hỏi cháu, mình cũng nói cho con không nên hoảng loạn, nói đó là sự thay đổi giúp con thành người lớn rồi cũng nói những việc con cần làm, rồi ngày xưa mẹ cũng như thế, con đừng lo lắng quá ” (nữ, 40, buôn bán). Tuy nhiên, vẫn có một số bậc phụ huynh chưa hiểu hết được tác dụng của hình thức này “Ngày xưa mình có được ai dạy bảo gì đâu, giờ kể lại con cái lấy gì mà học theo, bây giờ thông tin đầy trên mạng rồi trên sách vở, cho tiền chúng nó tự đi tìm hiểu” (Nữ, 49 tuổi, chủ nhà trọ). Vẫn có những bậc phụ huynh chưa nhận ra được tầm quan trọng của hình thức này, nhiều bậc phụ huynh nghĩ phải phải là người học cao, có trình độ thì mới nên áp dụng hình thức kể chuyện của bản thân cho con học theo nhằm làm gương cho con cái noi theo.
3.1.2.2 Hình thức hƣớng dẫn con cái tham gia công việc gia đình
Thực tế đời sống cho biết, lao động là một trong những hình thức chủ yếu để thiết lập các mối quan hệ xã hội. Chỉ trong lao động con người mới hoàn thiện được chính mình cả về nhận thức và hành động.
Việc nhà thường được coi là không quan trọng và được gán cho những cái tên như việc vặt, việc không tên… và cũng được coi là xa lạ với trẻ. Tuy nhiên, dạy trẻ biết làm việc nhà là điều quan trọng và cần thiết vì trẻ tham gia làm việc mới biết lao động là vất vả như thế nào và hình thành ý thức coi trọng thành quả của lao động, ví dụ: lau nhà không đơn giản vì vậy trẻ phải luôn giữ cho nhà sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi; Niềm vui trong lao động khiến trẻ thêm hào hứng với
các hoạt động thể lực và tự hào vì mình làm được những việc có ích; Cha mẹ dạy con làm việc nhà tức là đã chia sẻ được sự vất vả của mình để các thành viên trong gia đình cùng nhau gánh vác; Khi cùng con làm việc nhà là lúc mà cha mẹ có cơ hội khám phá thêm nhiều đặc tính của con mình mà bình thường chưa phát hiện ra như sự khéo léo, tính kiên nhẫn, tính sáng tạo... Kết quả phân tích số liệu khảo sát các em học sinh cho thấy, trong số những trẻ VTN tham gia phỏng vấn có 89,32% trẻ VTN đã được gia đình hướng dẫn làm công việc nhà, 10,68% trẻ VTN không được cha mẹ hướng dẫn làm công việc trong gia đình. Kết quả phỏng vấn sâu học sinh cũng thấy được điều đó : “Mẹ em thường hướng dẫn em lau chùi nhà cửa, nấu đồ ăn, mẹ bảo phải giúp mẹ những việc đó cho quen không sau này không biết làm gì cả” (VTN, nữ,13 tuổi ) , “Bố mẹ em thường hướng dẫn em làm các công việc nhà để giúp bố mẹ và bố em nói làm như thế là giúp cho chính bản thân em sau này khi sống tự lập” (VTN, nam, 17 tuổi). Giáo dục thông qua lao động là một trong những hình thức có hiệu quả nhất để uốn nắn, sửa đổi những khiếm khuyết ở bất kỳ cá nhân nào. Vì vậy, gia đình sử dụng hình thức giáo dục thông qua việc hướng dẫn trẻ tham gia các công việc trong gia đình là nhằm để trẻ VTN thay đổi những nhận thức lệch lạc, thay đổi những thói quen và hành vi xấu.
3.1.2.3 Hình thức xử phạt
Động cơ thôi thúc cha mẹ sử dụng các hình thức xử phạt con được thôi thúc bởi suy nghĩ “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Khi con cái có biểu hiện hư các gia đình thường tỏ thái độ và áp dụng các hình thức xử phạt. Hành vi chừng phạt trẻ như đánh, mắng, chửi, dọa dẫm, răn đe …làm cho trẻ sợ, chính nỗi sợ hãi đó trẻ không dám tái phạm, không dám mắc lỗi nữa. Điều này củng cố việc bố mẹ sử dụng hình thức ứng xử này. Qua kết quả khảo sát tại xã Minh Khai một số hình thức xử phạt được các gia đình áp dung trong việc giáo dục con cái như mắng mỏ có 31,6% các gia đình được hỏi đã áp dụng hình thức này, 12,3% áp dụng việc đánh đòn đau, bên cạnh đó còn có các hình thức khác như phạt không cho tiền, cắt phần thưởng, đuổi ra khỏi nhà (1,3%).
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Phân tích so sánh các chỉ báo ta thấy một điều khác biệt trong phản ánh tỷ lệ các gia đình sử dụng hình phạt với con cái. Trong khi có 82,5% trẻ VTN cho biết bố mẹ đã sử dụng hình phạt mắng mỏ đối với mình thì phía phụ huynh chỉ có 31,6% số gia đình được hỏi thừa nhận có sử dụng hình phạt trên, 53,4% trẻ VTN cho biết bố mẹ đã sử dụng hình phạt đánh đòn đau đối với mình thì phía phụ huynh chỉ có 12,3% thừa nhận có sử dụng hình phạt đó trong việc dạy con. Rõ ràng ở đây có sự khác nhau về đánh giá mức độ các hình phạt. Tục ngữ Việt Nam có câu “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” con người bị đánh đòn đau thì khó quên những trận đòn đó.
Xét mối tương quan giữa gia đình sống nhiều thế hệ và áp dụng hình thức mắng mỏ trẻ khi trẻ học kém, bỏ học, đua đòi hư đốn:
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau trong việc áp dụng các hình phạt đối với trẻ VTN giữa các gia đình có số thế hệ khác nhau sống cùng nhau. Hình thức mắng mỏ và đánh đòn đau được các gia đình có 2 thế hệ sống cùng nhau áp dụng nhiều trong việc giáo dục con, có 36,2% trong số 94 gia đình sống 2 thế hệ chọn hình thức mắng mỏ và 16% sử dụng hình thức đánh đòn, những gia đình 4 thế hệ được khảo sát không có gia đình nào áp dụng hai hình thức xử phạt trên. Qua kết quả nghiên cứu ta có thể thấy việc các gia đình sử dụng hình phạt trong việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc đối với trẻ VTN rất nhiều, tuy nhiên ở trong những gia đình sống nhiều thế hệ thì việc sử dụng các hình phạt đó với trẻ VTN rất hạn chế, điển hình như ở kết quả khảo sát tại địa bàn Minh Khai có 4 hộ gia đình có 4 thế hệ sống cùng nhau thì cả 4 hộ gia đình này đều không sử dụng các hình phạt khi giáo dục trẻ VTN.
3.1.2.4 Hình thức động viên khen thƣởng
Trong thuyết học tập xã hội Albert Bandura cho rằng, muốn hành vi của trẻ được tồn tại, cần phải luyện tập cho trẻ, động viên và nhấn mạnh những hành vi đó. Trẻ cần được nhìn nhận hành vi của mình. Nên biết khen và thưởng cho trẻ khi trẻ có những hành vi tốt. Nhưng cũng hết sức tế nhị, khéo léo nếu không trẻ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực về khen thưởng. Vì khen thưởng quá đáng, trẻ sẽ bị lệ thuộc vào lời khen, vào phần thưởng khi thực hiện hành vi. Như thế, sẽ làm thay đổi quá trình phát triển của trẻ về sự nhận thức trong việc thực hiện các hành vi đó. Được động viên khen thưởng là điều ai cũng dễ chấp nhận và mong muốn, nhất là những người đang phải phấn đấu rèn luyện bản thân mình trong tu dưỡng
phẩm chất đạo đức, trong học tập, lao động và công tác…Hình thức động viên khen thưởng được sử dụng đúng đối tượng, đúng lúc thường có tác dụng rất tốt.
Khảo sát tìm hiểu xem, khi các em làm việc tốt bố mẹ đã động viên khuyến khích như thế nào. Kết quả phân tích số liệu cho thấy có 43,7% trẻ VTN được khen thưởng bằng lời biểu dương, 18% trẻ VTN được cho quà, 11,7% trẻ VTN được gia đình cho đi thăm quan du lịch, 2,9% trẻ được thưởng tiền và 23,2 % trẻ không được khuyến khích gì.
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Biểu đồ trên cho thấy hình thức biểu dương khen ngợi thường phổ biến ở các gia đình. Trong điều kiện cuộc sống mới ở đô thị, nhu cầu của mọi người cao hơn nên các hình thức khen thưởng mà các gia đình áp dụng cũng đa dạng hơn như cho quà bằng hiện vật, cho đi thăm quan du lịch, thưởng tiền. Có thể thấy rằng đa số các gia đình đã có nhận thức được sự cần thiết động viên khen thưởng con cái khi chúng có những việc làm tốt. “Con cái mà làm được việc tốt như học giỏi hay làm gì giỏi thì mình nên động viên khen con rồi thưởng cho con, như nhà mình cứ hết một năm học vào thời gian hè các cháu được nghỉ, là gia đình mình lại thưởng cho các cháu đi du lịch, mỗi lần như thế các cháu vui và học giỏi lắm, ông bà thì cũng có nhiều giải thưởng đưa ra cho các cháu, cháu nào học giỏi ông bà cũng có quà nên bọn trẻ nhà mình chịu khó thi đua nhau lắm”
(Nữ, 43, nhân viên văn phòng); “Con cái mà làm tốt việc gì thì mình khen, không có thưởng gì thì cũng phải khen bằng lời như thế trẻ mới có thể vui mừng thực hiện phấn đấu hơn nữa ở lần sau, được khen ai chẳng thích, đến mình cũng thế
chứ nói gì bọn trẻ, được khen lần sau mình có động lực muốn làm được nhiều việc hơn” (Nam, 53 tuổi, nông dân).
Bên cạnh đó, vẫn có một số những gia đình chưa nhận thức được sự cần thiết của hình thức giáo dục động viên khen thưởng khi con cái làm được việc tốt có 23,2% các em cho biết cha mẹ không khuyến khích gì. Đây cũng là một điều thiếu sót đối với các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái.
Đối với trẻ, sự khích lệ, lời khen là cách thức mà cha mẹ nhìn thấy kết quả tốt của con cái và thừa nhận chúng. Lời khen có tác dụng kích thích những hành vi của con trẻ. Khi con trẻ làm một việc gì, chúng thường cố gắng hoàn thành tốt và trẻ đã dồn hết khả năng, công sức vào công việc đó, trẻ cũng mong muốn kết quả sẽ được tốt đẹp. Đôi khi sản phẩm mà trẻ dồn sức làm ra đó lại không được như trẻ mong muốn, nhưng với một đứa trẻ đó đã là những cố gắng hết sức. Chính vì thế, các chuyên gia tâm lý đã đưa ra là khi thấy những thành quả của con mình, cha mẹ không nên tiết kiệm lời khen. Lời khen và sự khích lệ đúng lúc sẽ giúp trẻ thấy được bố mẹ đã ghi nhận cố gắng của chúng và lần sau chúng sẽ tiếp tục làm. Bên cạnh đó, với những điều chưa đúng, cha mẹ cũng cần chỉ ra cho trẻ biết những thiếu sót, khuyết điểm, hay những điều mà trẻ cần cố gắng thêm.
Bảng 3.3 Tƣơng quan giữa thu nhập hộ gia đình và hình thức khen thƣởng trẻ VTN khi có những hành vi tốt. Thu nhập hộ gia đình/hình thức khen thưởng Khen thưởng bằng lời biểu dương Cho đi thăm quan du lịch Cho quà (hiện vật) Thưởng tiền Hình thức khác Không khuyến khích gì Tổng < 3 triệu 3(30,0%) 0 0 0 7(70,0%) 0 10(100%) 3 triệu - < 5 triệu 32(64,0%) 6(12,0%) 6(12,0%) 3(6,0%) 3(6,0%) 0 50(100%) 5 triệu - < 10 triệu 33(76,7%) 2(4,7%) 4(9,3%) 2(4,7%) 2(4,7%) 0 43(100%) 10 triệu - < 15 triệu 18(60,0%) 5(16,7%) 0 6(20,0%) 1(3,3%) 0 30(100%) 15 triệu- <20 triệu 6(40,0%) 5(33,3%) 1(13,3%) 0 0 2(13,3%) 15(100%) > 20 triệu 3(42,9%) 2(28,6%) 0 2(28,6%) 0 0 7(100%) Tổng 95(61,3%) 20(12,9%) 12(7,7%) 13(8,4%) 13(8,4%) 2(1,3%) 155(100%)
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Kết quả khảo sát cho thấy mức thu nhập hàng tháng của hộ gia đình khác nhau thì hình thức khen thưởng cho trẻ VTN trong gia đình cũng khác nhau. Những hộ gia đình có mức thu nhập từ 10 triệu/1 tháng trở lên có hình thức khen thưởng trẻ bằng tiền, bằng quà và thưởng cho trẻ đi thăm quan du lịch nhiều hơn, 28,6% hộ gia đình có thu nhập trên 20 triệu/1 tháng thường có hình thức thưởng tiền cho trẻ và 33,3% hộ gia đình có thu nhập hàng tháng từ 15 triệu -20 triệu thường thưởng cho trẻ bằng hình thức cho đi thăm quan du lịch, 64,0% các gia đình có thu nhập từ 3 triệu – 5 triệu /1 tháng áp dụng hình thức những lời biểu dương để khen trẻ. Sự khác nhau trong việc áp dụng các hình thức khen thưởng đối với trẻ VTN giữa các hộ gia đình có thu nhập khác nhau là khác nhau.
3.1.3Phƣơng pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc
Giáo dục KNS cho trẻ VTN là một việc khó khăn đối với nhiều gia đình.