Thức cá nhân, sự hứng thú và phấn đấu rèn luyện của trẻ vị

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 104 - 105)

8. Khung lý thuyết

3.2.1thức cá nhân, sự hứng thú và phấn đấu rèn luyện của trẻ vị

niên

Ý thức cá nhân, sự hứng thú và phấn đấu rèn luyện của mỗi trẻ VTN là yếu tố đưa trẻ VTN đến quyết định hành động hay không hành động, hành động như thế nào, một việc làm nào đó trẻ VTN ý thức được sự cần thiết của nó đối với bản thân và xã hội để các em có những hành động tích cực, đồng thời ý thức cá nhân tạo nên động cơ và hành động. Ở lứa tuổi VTN sự tự ý thức của các em phát triển mạnh mẽ. Các em muốn tự khẳng định mình với người lớn và bạn bè xung quanh. Điều này giải thích được đôi khi các trẻ VTN có những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy “Ở tuổi này các em cũng tự ý thức được rồi, trẻ có ý thức cao lắm, cha mẹ cũng không phải dậy nhiều mà chỉ là quan tâm tới trẻ thôi, mọi công việc của cá nhân bọn trẻ ý thức được chúng phải làm những gì rồi” (nữ, 38, giáo viên); “trẻ nhà mình 13, 14 tuổi là ý thức lắm rồi, biết làm nhiều việc rồi, tự biết học hành, tự lo những việc của cá nhân, cơm nước giúp bố mẹ, ăn nói cũng lễ phép như người lớn ấy chứ, mình dậy như thế nhưng quan trọng còn phải ở ý thức của từng đứa, con gái thì chúng biết ý thức dễ dậy hơn con trai” (nữ, 40 tuổi, buôn bán). Mỗi học sinh phải có sự phấn đấu, rèn luyện, sự tích cực, tự giác, chủ động phấn đấu, rèn luyện KNS cho bản thân nếu không mọi tác động sẽ không mang lại hiệu quả. Thực tế cho thấy, nếu em học sinh nào có ý thức phấn đấu, học hỏi thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh thì em đó có khả năng giải quyết các tình huống một cách tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng làm tốt điều này. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần kết hợp giáo dục để các em nhận thức được điều đó. Hay trẻ VTN có sự hứng thú, đôi khi tính tò mò, ham hiểu biết và tính hiếu kì, nguyện vọng “tham lam” hiểu biết nhiều hơn có thể dẫn đến hứng thú của chúng bị phân tán và không bền vững. Trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày trẻ có hứng thú là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và rèn luyện KNGT và làm

chủ cảm xúc. Khi có hứng thú trẻ sẽ tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, trao dồi hiểu biết và kinh nghiệm cho bản thân. Ngược lại nếu không có hứng thú trẻ sẽ thụ động, không tích cực. Hay trong trình độ nhận thức của bản thân trẻ VTN là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các KNS nói chung và KNGT, làm chủ cảm xúc nói riêng cho bản thân. Nếu các em có nhận thức tốt thì đó là điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào hoạt động, đồng thời tạo cho các em có hứng thú và tích cực lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua đó rèn luyện KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho bản thân. Nếu khả năng nhận thức của các em hạn chế thì các em sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, hình thành KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho bản thân

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 104 - 105)