Gia đình truyền thống

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 39 - 40)

8. Khung lý thuyết

1.3.5Gia đình truyền thống

Gia đình mở rộng thường được coi là gia đình truyền thống. Là gia đình có từ ba thế hệ trở lên sống chung với nhau dưới môt mái nhà. Trong kiểu gia đình này, ngoài thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái, còn có các thành viên họ hàng như cô dì, chú bác…Loại gia đình này khá thị hành trong các xã hội nông nghiệp, phong kiến. “Tam đại đồng đường”, “Tứ đại đồng đường” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ thuần phong mỹ tục của kiểu gia đình này [24, tr 85].

Trong xã hội tiền công nghiệp, gia đình thường tồn tại dưới dạng gia đình mở rộng, tức là gia đình bao gồm bố mẹ, con cái và cả những người họ hàng khác nữa. Người ta cũng có thể gọi đây là gia đình ruột thịt, bởi nó bao gồm những người cùng huyết thống. Trong một số sách vở của các nhà khảo cứu Việt Nam đầu thế kỷ trước, gia đình mở rộng còn được gọi là “đại gia đình” để phân biệt nó với các loại tiểu gia đình” tức gia đình hạt nhân. Sự tồn tại của gia đình mở rộng ngày trước gắn liền với xã hội nông nghiệp, một xã hội cần đến sức mạnh to lớn của cơ bắp để chống lại thiên tai, địch họa, sản xuất ra của cải vật chất. Các gia đình mở rộng khi đó có thể là “tam đại đồng đường ”, “tứ đại đồng đường ”, tức là có tới 3, 4 thế hệ, già trẻ, lớn bé cùng chung sống trong một gia đình. Thực tế lịch sử có đề cập đến những gia đình loại này với số thành viên có thể lên tới hàng chục người. Nhiều gia đình sống chung trong một trang trại …Các gia đình ở rộng cùng huyết thống liên kết với nhau không chỉ trong lao động sản xuất của cải vật chất mà còn trong cả giáo dục gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ thực hiện gia quy, gia pháp nhằm giữ gìn và bảo vệ truyền thống của tộc họ. Trong xã hội hiện đại, với xu hướng phát triển của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, hiện tượng gia đình mở rộng, có nhiều thế hệ sống chung nhau một mái nhà ngày cảng ít dần. Đây là một thực tế khách quan dù rằng cho đến giờ vẫn

không phải không có ít người tỏ ra luyến tiếc phần nào cái phương thức sinh sống, tổ chức thực hiện các chức năng gia đình khá chặt chẽ ngày nào của họ.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 39 - 40)