8. Khung lý thuyết
1.5 Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Minh Khai, huyện Từ Liêm
1.5.1Đặc điểm về vị trí địa lý
Xã Minh Khai là một xã nằm ngoại thành thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây Bắc Huyện Từ Liêm trong tọa độ địa lý 105 độ 47 phút Kinh Đông – 21 độ 05 phút Vỹ Bắc, là sự hợp nhất của 4 làng cổ xưa: Nguyên xá, Kiều trì , Ngọa Long, Phúc Đam. Cả 4 làng nằm sát bên nhau trong vành đai sông Nhị, cách trung tâm Hà Nội 13km về phía Tây. Phía Bắc giáp với xã Liêm Mạc và Tây Tựu, có sông Pheo chảy qua làng Phúc Lý theo hướng Tây Đông, đổ ra sông Nhuệ; Phía Đông giáp với xã Phú Diễn và Cổ Nhuế; Phía Nam giáp xã Xuân Phương, có đường quốc lộ 32 chạy qua (từ Hà Nội đi Sơn Tây). Với hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi, đây là một trong những thế mạnh của xã về phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Minh Khai có 4 làng với tổng số dân năm 2012 là 14 585 người trong đó có 6 792 người nữ, có tổng số 3 881 hộ gia đình. Trong đó, 22,3% dân số tại xã Minh Khai
là dân nhập cư đến từ các tỉnh lẻ. Tỷ lệ dân số theo đạo công giáo chiếm 1,08%, còn lại phần lớn theo đạo phật và thờ cúng tổ tiên. Tổng số trẻ em nằm trong độ tuổi VTN 1277 trẻ trong 851 hộ gia đình, với 611 trẻ VTN là nữ. Ở nhóm tuổi 10-13 tuổi có 471 trẻ, nhóm tuổi từ 14-16 có 533 trẻ, nhóm tuổi 17-18 có 273 trẻ.
1.5.2Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Từ xa xưa người dân Minh Khai luôn sống chủ yếu bằng nghề nông. Từ ngoài đồng đến trong vườn, người dân Minh Khai đã biết lấy nông nghiệp đa canh để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Cùng với sự phát triển nghề trồng lúa, trồng rau màu, nghề làm vườn, trồng cây ăn quả cũng sớm được phát triển, đặc biệt là đặc sản cam canh, bưởi diễn được người dân phát triển thành thương hiệu riêng của vùng. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra với cường độ cao trên phạm vi rộng nên đã tác động mạnh đến quy mô, cơ cấu dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Minh Khai. Với việc hình thành các khu đô thị mới kích thích những dòng di dân từ nông thôn di chuyển vào thành thị (làm việc và sinh sống) đã gây sức ép lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, về dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, văn hóa thông tin, an sinh xã hội), về cung cấp dịch vụ công cộng, nhà ở, vệ sinh môi trường và quản lý đô thị.
Sự phát triển kinh tế xã hội, cùng với sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp tập trung đã tạo thêm được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Năm 2012, kinh tế của xã giữ vững tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 34,8 triệu /người/năm tăng 7,6 triệu/người/năm so với năm 2011. Tốc độ kinh tế đạt 16% tăng 4% so với năm 2011, [28, tr 2] tích cực xây dựng phát triển hoàn thành đạt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Loại hình kinh doanh nhà trọ cho học sinh, sinh viên, công nhân… tại xã đang phát triển mạnh nhờ một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp một số khu công nghiệp lân cận đóng trên địa bàn, giúp tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, trong
mấy năm vừa qua bên cạnh sự phát triển của kinh tế nhanh chóng như thế xã Minh Khai cũng không tránh khỏi một số những ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ VTN. Sự quá tải về giao thông, nhà ở, ô nhiễm môi trường. Nhiều vấn đề xã hội bức bách tác động xấu đến trẻ VTN như bạo lực học đường, mại dâm, ma túy, vi phạm pháp luật, suy đồi về nhân cách, đạo đức và các tiêu cực khác…
1.5.3Đặc điểm quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa là quá trình thay đổi toàn diện về điều kiện kinh tế xã hội, môi trường sống. Dưới tác động của công cuộc đổi mới, với đường lối, chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đó là sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, bộ mặt kiến trúc, quy hoạch giao thông, lối sống đô thị đã và đang được hình thành. Từ những biến đổi đó, nó có tác động không nhỏ đến lối sống gia đình, mà đặc biệt làm thay đổi mối quan hệ trong gia đình hiện nay. Sự thay đổi đó thể hiện trước hết là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, và đặc biệt là sự thay đổi trong việc thực hiện chức năng của gia đình.
Như vậy, có thể nói xã Minh Khai là một trong những xã nằm ở ngoại thành Hà Nội, với điêu kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển. Người dân chủ yếu ở đây sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng chỉ trong những năm trở lại đây khi Nhà nước thực hiện xây dựng các dự án lớn, hình thành các khu công nghiệp, mở rộng các khu đô thị, đã kéo theo sự thay đổi trong quyền sử dụng đất thì đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, và đặc biệt là sự thay đổi trong môi trường sống, kinh tế, văn hóa và xã hội tại xã. Điều đó đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông thôn sang thành thị với mức độ tập trung dân cư ngày càng cao. Mặt khác khi kinh tế phát triển sự khác biệt về thu nhập, nghề nghiệp, đã tạo ra sự phân tầng xã hội ngày sâu sắc. Sự thay đổi trong lối sống, quy mô và cấu trúc gia đình đã có những tác động không nhỏ tới mối quan hệ gia đinh. Với những đặc điểm kinh tế - xã hội đó thì xã Minh Khai đang trở thành một trong những địa bàn nhạy cảm của quá trình đô thị hóa mạng lại.
CHƢƠNG 2: GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM CHỦ CẢM XÚC TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP TỪ GÓC NHÌN CỦA CÁC BẬC
PHỤ HUYNH
2.1 Quan điểm của các bậc phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp
2.1.1Giáo dục kỹ năng giao tiếp
Ông cha ta đã từng nói: “Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bàng giao cho ta cái nghiệp”. Giao tiếp là vấn đề có tính sống còn đối với bất kỳ mối quan hệ nào của cá nhân, là phương tiện, hành trang giúp con người vượt qua những khó khăn, áp lực của cuộc sống và thành công trong công việc. Giao tiếp là cách thức để cá nhân liên kết và hòa nhập với nhóm, với xã hội. Thông qua giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người trao đổi thông tin cho nhau, hiểu được nhau để hành động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn mực do xã hội quy định. Trong giao tiếp người ta cần làm thế nào để cảm nhận, hiểu được hành vi, ý nghĩ của người có quan hệ giao tiếp, của người cùng hoạt động với mình, đánh giá được thái độ, quan điểm, mục đích của người giao tiếp để đưa ra các hành động giao tiếp hiệu quả, được xã hội chấp nhận.
Người Việt Nam xưa và nay luôn coi trọng giao tiếp, họ dạy cho các thế hệ con cái những lời nói, cử chỉ giao tiếp ngay từ nhỏ và được khẳng định trong một số câu ca dao, tục ngữ để răn dạy nhau: Họ cho rằng khi con người giao tiếp sẽ tạo ra được các mối quạn hệ “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”; Sự giao tiếp giúp củng cố tinh thần “áo năng may năng mới, người năng tới năng thân” hay năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người “Vàng thì thử lửa, thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.
Cuộc sống của trẻ VTN trước tiên là gia đình, sau đó trẻ cần tạo dựng cho bản thân những mối quan hệ xã hội bên ngoài để thể hiện bản thân và trưởng thành hơn. Ở những bước chập chững vào đời, trẻ sẽ cần nhiều đến sự hỗ trợ cha
mẹ. Qua kết quả đánh giá về mức độ quan trọng của giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN, chúng ta thấy đấy được rõ hơn tầm quan trọng của việc GD KN này.
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Qua kết quả trên ta thấy hầu hết các bậc phụ huynh được hỏi đều đánh giá được tầm quan trọng của việc giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN có 49,7% cho rằng việc giáo dục KN này rất quan trọng “Việc bố mẹ giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN là rất quan trọng mà cái này không phải ở lứa tuổi này bố mẹ mới dạy đâu, mà nên dạy khi còn nhỏ, từ khi bắt đầu biết nói ấy, khi lớn lên trẻ lại có nhiều mối quan hệ khác nhau, cha mẹ phải chỉ cho con những cách ứng xử trong từng mối quan hệ đó” (phụ huynh, 43 tuổi, nhân viên văn phòng), “mình phải dạy con sao cho ăn nói lễ phép, chân thật, biết xin phép, biết cảm ơn rồi biết nhận lỗi, biết kính trên nhường dưới rồi nhiều cái nữa thì theo mình nghĩ dạy cho trẻ những cái đó là rất quan trọng, một số trẻ cha mẹ nuông chiều con quá rồi không biết cách dạy con để con cái ăn nói rất hỗn láo, có những đứa đua đòi bạn bè chửi cả cha mẹ, ông bà rồi đi đâu không ai biết về nhà không ai hay, tự do quá làm con nó láo lắm nên việc dạy con những cái đó là rất quan trọng” (phụ huynh, 38 tuổi, công nhân). Có 39,4% đánh giá ở mức quan trọng, 10,3% đánh giá mức quan trọng một chút, có 1 người trong số 155 người được hỏi cho rằng GD KN này không quan trọng do một số bậc phụ huynh nghĩ rằng KN này khi lớn trẻ có thể tự học hỏi hoặc họ nghĩ trẻ đã được học ở trường nên việc GD KN này về phía gia đình chỉ quan trọng một chút hoặc gia đình không cần GD cho
trẻ: “Cái này tự chúng lớn thì chúng đi học rồi thầy cô, bạn bè, dạy cho chúng hiểu, chúng suy nghĩ thôi chứ mình suốt ngày làm đồng, chạy chợ chẳng biết thế nào, mong cho con cái học được những điều hay, điều tốt từ bạn bè, thầy cô của chúng thôi” ( phụ huynh, 43 tuổi, nông dân).
Qua tìm hiểu về số thế hệ trong gia đình liên quan đến việc đánh giá mức độ quan trọng của việc giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN:
Bảng 2.1 Tƣơng quan số thế hệ với việc đánh giá mức độ quan trọng của việc GD KNGT. Mức độ quan trọng/số thế hệ Không quan trọng Quan trọng một chút Quan trọng Rất quan trọng Tổng 2 thế hệ 1 (1,1%) 11 (11,7%) 40 (42,6%) 42 (44,7%) 94(100%) 3 thế hệ 0 3 (5,3%) 21 (36,8%) 33 (57,9%) 57(100%) 4 thế hệ 0 2 (50%) 0 2 (50%) 4(100%)
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Xét mối tương quan giữa mức độ quạn trong với số thế hệ sống trong hộ gia đình. Hầu hết các gia đình được hỏi đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc giáo dục KNGT cho trẻ VTN trong gia đình, các gia đình nhiều thế hệ sống cùng nhau có mức đánh giá rất quan trọng trong việc giáo dục KN này, trong số 4 hộ gia đình có 4 thế hệ sống cùng nhau có 2 hộ gia đình cho rằng việc giáo dục đó là rất quan trọng, 57,9% những hộ gia đình có 3 thế hệ sống cùng nhau cho rằng việc GD KN giao tiếp cho trẻ VTN rất quan trọng và chỉ có 44,7% những hộ gia đình sống 2 thế hệ cho rằng quan trọng. Có thể thấy việc các hộ gia đình sống nhiều thế hệ với nhau thì việc GDKN giao tiếp cho trẻ VTN được coi trọng và dạy cho trẻ VTN nhiều hơn, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: “gia đình mình ở cùng ông bà nên được ông bà dạy bảo cho con cái nhiều lắm, từ cách ăn uống rồi nói như thế nào, sống nhiều thế hệ trong gia đình cũng sợ con cái làm điều gì hỗn láo với ông bà nên mình cũng phải quan tâm dạy cho con cái biết lễ phép với ông bà hơn, không để cho ông bà già mà phải khó chịu vì con vì cháu”
(phụ huynh, 38 tuổi, công nhân). Bên cạnh đó, những gia đình sống theo xu hướng của xã hội hiện đại chỉ có hai thế hệ sống cùng nhau cũng không bỏ qua
tầm quan trọng của việc GDKN giao tiếp cho trẻ VTN trong gia đình họ, họ cho rằng “dù trong gia đình chỉ có hai thế hệ, con cái được tự do, thoải mái hơn so với trước đây, so với những gia đình nhiều thế hệ nhưng việc giáo dục cho con sống như thế nào, biết cách kính trên, nhường dưới lễ phép như thế nào thì mình phải dậy cho trẻ, cái này nó thể hiện nhân cách của mỗi con người rồi, trẻ không thể sống mãi trong gia đình mà trẻ còn phải có những mối quan hệ ngoài xã hội khác nữa,thì mình thấy giao tiếp là bước căn bản để con người sống và làm việc, muốn con cái trưởng thành và thành công thì mình phải dậy cho con biết cách giao tiếp với mọi người, tạo nền tảng cho con ngay từ nhỏ” (phụ huynh, 38 tuổi, giáo viên). Như vậy, không chỉ ở những gia đình sống nhiều thế hệ cho rằng việc GD KNGT cho trẻ VTN là rất cần thiết mà những gia đình sống theo kiểu hiện đại chỉ có hai thế hệ sống trong gia đình cũng khẳng định được sự cần thiết của việc GD KN này.
2.1.2Giáo dục làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp
Sự thay đổi về tâm sinh lý là một quá trình tất yếu và có những tác động vào khả năng làm chủ cảm xúc của trẻ VTN, khả năng biết điều chỉnh tần suất, cường độ thể hiện cảm xúc sao cho nó không gây tác hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Việc học cách ứng xử tích cực chứ không phải phản ứng theo bản năng với tình huống ngoại cảnh để làm chủ cảm xúc rất quan trọng trong việc định hướng cuộc đời. Cảm xúc tiêu cực có thể hủy hoại các mối quạn hệ trong quá trình giao tiếp, đặc biệt trong đàm phán, thương lượng. Cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là quá khích sẽ làm lệch hướng quá trình giao tiếp hay đàm phán. Sự bùng phát các cảm xúc tiêu cực sẽ che mờ lí trí làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan của con người trong giao tiếp, dẫn đến những lời nói, hành động không đúng mực, không hợp lý. Cảm xúc tiêu cực phát sinh trong giao tiếp, đàm phán giống như quả cầu tuyết lăn xuống dốc núi, càng lăn nó càng lớn lên cùng với tác hại của nó. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan trọng của việc giáo dục cho trẻ VTN biết cách làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp được các bậc phụ huynh đánh giá.
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Qua kết quả trên ta thấy hầu hết các bậc phụ huynh nhận thức đươc việc giáo dục làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN rất quan trọng, 46,5% người được hỏi cho rằng rất quan trọng, 46,5% cho rằng quan trọng “ Ở độ tuổi này trẻ bồng bột lắm, thích gì là muốn làm cho bằng được, giận dỗi, cáu gắt gì là mệt với các vị này lắm, mình không dạy con biết cách làm chủ cảm xúc như cô nói lúc nãy là tôi thấy nó sinh ra bướng bỉnh, chơi bời, lêu lổng ngay, chơi bời không biết đường về ngay” (phụ huynh, nữ, 40 tuổi, buôn bán), “Việc dạy cho con biết cách điều chỉnh cảm xúc trong khi nói chuyện với mọi người là rất quan trọng, ở độ tuổi này nhiều trẻ thay đổi dẫn tới khó tính, lầm lì lắm nên mình phải hướng cho con nên như thế nào, giúp con biết cách hài hòa các mối quan hệ trong cuộc sống của con, trẻ ở độ tuổi này nông nổi, nhiều khi đánh nhau chỉ vì câu nói hay những cái nhìn rồi làm mất hết tình bạn bè, mình không