Giáo dục kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

8. Khung lý thuyết

2.1.1Giáo dục kỹ năng giao tiếp

Ông cha ta đã từng nói: “Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bàng giao cho ta cái nghiệp”. Giao tiếp là vấn đề có tính sống còn đối với bất kỳ mối quan hệ nào của cá nhân, là phương tiện, hành trang giúp con người vượt qua những khó khăn, áp lực của cuộc sống và thành công trong công việc. Giao tiếp là cách thức để cá nhân liên kết và hòa nhập với nhóm, với xã hội. Thông qua giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người trao đổi thông tin cho nhau, hiểu được nhau để hành động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn mực do xã hội quy định. Trong giao tiếp người ta cần làm thế nào để cảm nhận, hiểu được hành vi, ý nghĩ của người có quan hệ giao tiếp, của người cùng hoạt động với mình, đánh giá được thái độ, quan điểm, mục đích của người giao tiếp để đưa ra các hành động giao tiếp hiệu quả, được xã hội chấp nhận.

Người Việt Nam xưa và nay luôn coi trọng giao tiếp, họ dạy cho các thế hệ con cái những lời nói, cử chỉ giao tiếp ngay từ nhỏ và được khẳng định trong một số câu ca dao, tục ngữ để răn dạy nhau: Họ cho rằng khi con người giao tiếp sẽ tạo ra được các mối quạn hệ “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”; Sự giao tiếp giúp củng cố tinh thần “áo năng may năng mới, người năng tới năng thân” hay năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người “Vàng thì thử lửa, thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.

Cuộc sống của trẻ VTN trước tiên là gia đình, sau đó trẻ cần tạo dựng cho bản thân những mối quan hệ xã hội bên ngoài để thể hiện bản thân và trưởng thành hơn. Ở những bước chập chững vào đời, trẻ sẽ cần nhiều đến sự hỗ trợ cha

mẹ. Qua kết quả đánh giá về mức độ quan trọng của giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN, chúng ta thấy đấy được rõ hơn tầm quan trọng của việc GD KN này.

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Qua kết quả trên ta thấy hầu hết các bậc phụ huynh được hỏi đều đánh giá được tầm quan trọng của việc giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN có 49,7% cho rằng việc giáo dục KN này rất quan trọng “Việc bố mẹ giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN là rất quan trọng mà cái này không phải ở lứa tuổi này bố mẹ mới dạy đâu, mà nên dạy khi còn nhỏ, từ khi bắt đầu biết nói ấy, khi lớn lên trẻ lại có nhiều mối quan hệ khác nhau, cha mẹ phải chỉ cho con những cách ứng xử trong từng mối quan hệ đó” (phụ huynh, 43 tuổi, nhân viên văn phòng), “mình phải dạy con sao cho ăn nói lễ phép, chân thật, biết xin phép, biết cảm ơn rồi biết nhận lỗi, biết kính trên nhường dưới rồi nhiều cái nữa thì theo mình nghĩ dạy cho trẻ những cái đó là rất quan trọng, một số trẻ cha mẹ nuông chiều con quá rồi không biết cách dạy con để con cái ăn nói rất hỗn láo, có những đứa đua đòi bạn bè chửi cả cha mẹ, ông bà rồi đi đâu không ai biết về nhà không ai hay, tự do quá làm con nó láo lắm nên việc dạy con những cái đó là rất quan trọng” (phụ huynh, 38 tuổi, công nhân). Có 39,4% đánh giá ở mức quan trọng, 10,3% đánh giá mức quan trọng một chút, có 1 người trong số 155 người được hỏi cho rằng GD KN này không quan trọng do một số bậc phụ huynh nghĩ rằng KN này khi lớn trẻ có thể tự học hỏi hoặc họ nghĩ trẻ đã được học ở trường nên việc GD KN này về phía gia đình chỉ quan trọng một chút hoặc gia đình không cần GD cho

trẻ: “Cái này tự chúng lớn thì chúng đi học rồi thầy cô, bạn bè, dạy cho chúng hiểu, chúng suy nghĩ thôi chứ mình suốt ngày làm đồng, chạy chợ chẳng biết thế nào, mong cho con cái học được những điều hay, điều tốt từ bạn bè, thầy cô của chúng thôi” ( phụ huynh, 43 tuổi, nông dân).

Qua tìm hiểu về số thế hệ trong gia đình liên quan đến việc đánh giá mức độ quan trọng của việc giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN:

Bảng 2.1 Tƣơng quan số thế hệ với việc đánh giá mức độ quan trọng của việc GD KNGT. Mức độ quan trọng/số thế hệ Không quan trọng Quan trọng một chút Quan trọng Rất quan trọng Tổng 2 thế hệ 1 (1,1%) 11 (11,7%) 40 (42,6%) 42 (44,7%) 94(100%) 3 thế hệ 0 3 (5,3%) 21 (36,8%) 33 (57,9%) 57(100%) 4 thế hệ 0 2 (50%) 0 2 (50%) 4(100%)

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Xét mối tương quan giữa mức độ quạn trong với số thế hệ sống trong hộ gia đình. Hầu hết các gia đình được hỏi đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc giáo dục KNGT cho trẻ VTN trong gia đình, các gia đình nhiều thế hệ sống cùng nhau có mức đánh giá rất quan trọng trong việc giáo dục KN này, trong số 4 hộ gia đình có 4 thế hệ sống cùng nhau có 2 hộ gia đình cho rằng việc giáo dục đó là rất quan trọng, 57,9% những hộ gia đình có 3 thế hệ sống cùng nhau cho rằng việc GD KN giao tiếp cho trẻ VTN rất quan trọng và chỉ có 44,7% những hộ gia đình sống 2 thế hệ cho rằng quan trọng. Có thể thấy việc các hộ gia đình sống nhiều thế hệ với nhau thì việc GDKN giao tiếp cho trẻ VTN được coi trọng và dạy cho trẻ VTN nhiều hơn, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: “gia đình mình ở cùng ông bà nên được ông bà dạy bảo cho con cái nhiều lắm, từ cách ăn uống rồi nói như thế nào, sống nhiều thế hệ trong gia đình cũng sợ con cái làm điều gì hỗn láo với ông bà nên mình cũng phải quan tâm dạy cho con cái biết lễ phép với ông bà hơn, không để cho ông bà già mà phải khó chịu vì con vì cháu”

(phụ huynh, 38 tuổi, công nhân). Bên cạnh đó, những gia đình sống theo xu hướng của xã hội hiện đại chỉ có hai thế hệ sống cùng nhau cũng không bỏ qua

tầm quan trọng của việc GDKN giao tiếp cho trẻ VTN trong gia đình họ, họ cho rằng “dù trong gia đình chỉ có hai thế hệ, con cái được tự do, thoải mái hơn so với trước đây, so với những gia đình nhiều thế hệ nhưng việc giáo dục cho con sống như thế nào, biết cách kính trên, nhường dưới lễ phép như thế nào thì mình phải dậy cho trẻ, cái này nó thể hiện nhân cách của mỗi con người rồi, trẻ không thể sống mãi trong gia đình mà trẻ còn phải có những mối quan hệ ngoài xã hội khác nữa,thì mình thấy giao tiếp là bước căn bản để con người sống và làm việc, muốn con cái trưởng thành và thành công thì mình phải dậy cho con biết cách giao tiếp với mọi người, tạo nền tảng cho con ngay từ nhỏ” (phụ huynh, 38 tuổi, giáo viên). Như vậy, không chỉ ở những gia đình sống nhiều thế hệ cho rằng việc GD KNGT cho trẻ VTN là rất cần thiết mà những gia đình sống theo kiểu hiện đại chỉ có hai thế hệ sống trong gia đình cũng khẳng định được sự cần thiết của việc GD KN này.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)