Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 32)

8. Khung lý thuyết

1.3 Các khái niệm công cụ

1.3.1Kỹ năng

Để có một KN nào đó con người cần phải: Có tri thức và những kinh nghiệm cần thiết liên quan hành động và thao tác cấu thành hành động như mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức, tiến hành…Có khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đó trong tình huống cụ thể nhằm giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Việc vận dụng đó phải đem lại hiệu quả nhất định. Có thể hành động có kết quả trong những điều kiện tương tự. V.A. Cruchetxki (1980) cho rằng: “KN là phương thức thực hiện hành động cái mà con người lĩnh hội được” [31,tr 478]. Để làm rõ KN, tác giả đã phân tích kỹ vai trò của việc luyện tập trong thực tiễn, trong hoạt động, trong quá trình hình thành kỹ năng. Tác giả viết, trong một số trường hợp thì KN là phương thức sử dụng các tri thức vào trong thực hành, tức là khi có tri thức con người phải áp dụng và sử dụng chúng vào trong thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thực hành KN trở lên được hoàn thiện và trong mối quan hệ đó hoạt động của con người cũng trở nên được hoàn hảo hơn trước. Vận dụng những quan điểm của các nhà khoa học đi trước, trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng: KN là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm vào hành động để giải quyết các vấn đề mang lại hiệu quả nhất định.

1.3.2Kỹ năng sống

Ngay những năm đầu của thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) như WHO (Tổ chức Y tế Thế giơí), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của LHQ) đã chung sức xây dựng chương trình GD KNS cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đến nay khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ.

WHO (1993): KNS là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hoá và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này [34, tr 23].

Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995): KNS là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [39, tr 22].

UNESCO (2003): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày [38, tr 40].

Tóm lại khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng khu vực và từng quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng chung là sử dụng khái niệm KNS của UNESCO (sử dụng khái niệm KNS theo nghĩa rộng) để triển khai các hoạt động phát triển KNS cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên. Điều này được lý giải bởi hai lý do: Thứ nhất nếu hiểu KNS theo nghĩa hẹp là đồng nhất KNS với năng lực tâm lý xã hội do đó làm giảm đi phạm vi ảnh hưởng cũng như tác động của KNS. Năng lực tâm lý xã hội đề cập tới khả năng của con người biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khi tương tác với những người khác trong các tình huống khác nhau của môi trường xung quanh dựa trên nền văn hoá nào đó. Những điều cần lưu ý là con người không chỉ cần có năng lực thích ứng với những thách thức của cuộc sống mà con người còn cần và phải

biết cách thay đổi một cách phù hợp và mang tính tích cực; Thứ hai, khái niệm KNS theo nghĩa rộng đã bao hàm trong nó năng lực tâm lý xã hội với ý nghĩa là thành phần có vai trò chung trong việc hỗ trợ cho sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất, giúp cá nhân sống hạnh phúc với những người khác trong xã hội. Bên cạnh đó, theo nghĩa rộng, khái niệm KNS còn đề cập đến khả năng con người quản lý được các tình huống rủi ro, không chỉ đối với bản thân mà còn có thể gây ảnh hưởng đến mọi người trong công việc chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro. Đây chính là khả năng con người quản lý một cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội trong cuộc sống hàng ngày.

Với những cách nêu trên, tác giả luận văn sử dụng khái niệm KNS trong nghiên cứu luận văn với nội hàm: “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những cách thức trong cuộc sống hằng ngày”.

Do tiếp cận KNS tương đối đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loại KNS. Theo tổng hợp các tác giả Nguyễn Thanh Bình [2], tồn tại các loại KNS sau:

Phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khoẻ. Theo cách phân loại này có 3 nhóm KN: Nhóm thứ nhất là KN nhận thức bao gồm các KN cụ thể: tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị …; Nhóm thứ hai là các KN đương đầu với xúc cảm, gồm các kỹ năng cụ thể: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thẳng, kiềm chế được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh; Nhóm cuối cùng là nhóm KN xã hội (hay kỹ năng tương tác) với các KN thành phần: Giao tiếp, quyết đoán, thương thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thông chia sẻ, khả năng nhận thấy thiện cảm của người khác.

UNESCO cho rằng phân loại KN 3 nhóm nêu trên mới chỉ dừng ở các KNS chung, trong khi đó còn có các kỹ năng thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Vì thế, UNESCO đề xuất thêm các KNS như: vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng; các vấn đề về giới, giới tính,

sức khoẻ sinh sản; ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS; phòng tránh rượu, thuốc lá và ma tuý; phòng ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; hoà bình và giải quyết xung đột; gia đình và cộng đồng; giáo dục công dân; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; phòng chống buôn bán trẻ em và phụ nữ.

Những phân loại nêu trên đã đưa ra bảng danh mục các KNS có giá trị trong nghiên cứu phát triển lý luận về KNS và có tính chất tương đối. Trên thực tế các KNS có mối liện hệ mật thiết với nhau bởi khi tham gia vào một tình huống cụ thể con người cần phải sử dụng rất nhiều KN khác nhau. Ví dụ, khi cần quyết định một vấn đề nào đó, cá nhân phải sử dụng những KN như: KN tự nhận thức, KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo và KN kiên định,…

1.3.3Giáo dục kỹ năng sống

GD KNS cũng được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường. Ở cấp độ nhà trường, khái niệm giáo dục chỉ quá trình giáo dục tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục là những hoạt động do các cơ sở giáo dục (trường học và các cơ sở khác) tổ chức thực hiện theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về chúng. Trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học là nền tảng và chủ đạo không chỉ trong các môn học, mà ở tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Nó hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ đạo trong hệ thống các hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục được tổ chức có định hướng về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của người học. Khi tham gia các hoạt động giáo dục, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung và những biện pháp chung, nhờ vậy họ được giáo dục theo những tiêu chí chung (tuy hoạt động của mỗi người luôn diễn ra ở cấp độ cá nhân).

KNS được hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và KN thích hợp. Do vậy, KNS phải được hình thành

cho học sinh thông qua con đường đặc trưng – hoạt động giáo dục. Theo UNICEF, giáo dục dựa trên KNS cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi [39. tr 5].

Từ nội hàm của khái niệm KNS. Ta có thể thấy GD KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức, thái độ, giá trị là cái trẻ VTN suy nghĩ, cảm thấy, tin tưởng thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. GD KNS cho trẻ VTN là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp cho trẻ có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.

1.3.4Trẻ vị thành niên

Đây là giai đoạn có sự biến đổi đột ngột, mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm hồn, là giai đoạn chuyển từ trẻ con sang người lớn. Quá trình biến đổi này gọi là dậy thì và giai đoạn này được gọi là “vị thành niên”, tức là không còn trẻ con nhưng chưa phải là người lớn”.

Ở Việt Nam, người chưa thành niên (trẻ VTN) được xác định tương đối thống nhất trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Các văn bản pháp luật đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và trong từng lĩnh vực cụ thể đều có những chế định pháp luật hoặc các quy định riêng cho người chưa thành niên.

Tổ chức Y – Tế thế giới (WHO) đã đưa ra một tiêu chí cơ bản để chỉ nhóm VTN. Đó là: “nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 18 tuổi” trong nhóm vị thành niên nói trên, người ta lại phân nhỏ thành ba nhóm khác nữa: nhóm VTN nhỏ 10 -13 tuổi, nhóm VTN trung bình từ 14 – 16 tuổi, nhóm VTN lớn từ 17 – 18 tuổi [9, tr 33].

Dựa trên sự phát triển thể chất, tâm lí xã hội của từng thời kì như các cách phân chia ở trên, tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với cách phân chia của tổ chức WHO là: “Trẻ VTN là những người có tuổi đời từ 10 đến18 tuổi và được phân thành 3 nhóm: Nhóm đầu tuổi VTN từ 10-13 tuổi, nhóm giữa tuổi VTN 14- 16 tuổi và nhóm cuối tuổi thành niên từ 17-18 tuổi”. Cách phân chia như trên là tương đối hợp lý, khá phù hợp với đặc điểm chung của tuổi VTN của nước ta. Trong giới hạn nghiên cứu đề tài này xin được trình bày một số vấn đề về tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn trẻ VTN. Tuổi VTN có sự trưởng thành về mặt sinh dục, sự phát triển của VTN có những biến đổi căn bản trong đó có một hiện tượng đáng chú ý là sự phát dục. Một chức năng sinh lý hoàn toàn mới bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn tuổi này trẻ VTN nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi sự quản lý kiểm soát của gia đình. Trẻ em ở tuổi này hay phê phán cha mẹ chúng, đó cũng có thể là một cách làm giảm đi quyền lực đặc trưng của cha mẹ. Nhưng các em rất cần cha mẹ với tư cách là chỗ dựa tin cậy, chỗ để tranh luận, có thể bằng cách này các em ít nhiều thoả mãn nhu cầu được làm người lớn, được đối xử như người lớn. Tuổi VTN lớn nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia đình hướng tới những người bạn đồng lứa. Tuổi này có nhu cầu đặc biệt về tình bạn. Nhu cầu tình bạn trở thành cấp thiết và quan trọng nhất, đặc biệt là nhu cầu về người bạn khác giới: các em rất sợ cô đơn, sợ bị bạn tẩy chay … Bạn không phải là người cùng chơi, cùng hoạt động, cùng sở thích hứng thú…mà là đối tượng để tâm tình, chia sẻ những bất an …để nhận xét phê phán, đồng nhất mình với tình bạn. Tuổi thiếu niên tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kiềm chế xúc cảm bộc phát, dễ bị tổn thương. Trạng thái tình cảm của các em thất thường, không ổn định, thoắt vui rồi lại thoắt buồn, khó kiểm soát xung tính, dễ bị kích động, dễ nổi nóng, dễ nản ở con trai…dễ khóc, dễ tủi thân ở con gái. Đây là lứa tuổi phát triển những xúc cảm yêu đương: dễ rung động trước người bạn khác giới, các em có ý thức rõ rệt về giới tính.

Nhu cầu có bạn chân tình và thông cảm là một nhu cầu đặc trưng và nổi bật ở VTN. Hoạt đông giao tiếp bạn bè là hoạt động mang tính chủ đạo ở lứa

tuổi này. Vị trí bình đẳng trong quan hệ bạn bè đặc biệt hấp dẫn VTN. Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ bè bạn phù hợp với nội dung đạo đức và cảm giác về mức độ trưởng thành của bản thân VTN. Những điều đó tạo ra khả năng phát triển những quan hệ cùng tuổi theo chiều sâu. Ở VTN hình thành nhưng giá trị dễ hiểu và gần gũi với bạn bè hơn là đối với người lớn, ngay cả với những người thân như bố, mẹ, anh, chị.

Quan hệ với bạn bè ở tuổi VTN phức tạp, đa dạng và có nội dung hơn ở học sinh nhỏ. Ở VTN có phân biệt mức độ về tình bạn: có thể đơn giản là bạn cùng học, có thể là bạn thân, có thể là bạn riêng (chí thân). Sự giao tiếp với bạn bè vượt ra ngoài giới hạn của học tập, ngoài phạm vi của nhà trường.Nó bao quát những hứng thú mới, những việc làm, những quan hệ mới tạo thành một lĩnh vực độc lập và rất quan trọng trong đời sống VTN.Trong cuộc sống đó VTN hành động và suy nghĩ, dành cho nó nhiều tâm huyết, đồng thời trải nghiệm nhiều niềm vui của thắng lợi, của thành công, niềm đau khổ và thất vọng của thất bại. Giao tiếp với bạn bè và sự phát triển của tình bạn ở tuổi VTN có giá trị rất lớn, nhiều khi giá trị này chiếm hết vị trí của học tập, của quan hệ đối với người thân. Do đó ảnh hưởng đáng kể đến việc học tập và những quan hệ khác. Người mẹ sẽ có cảm giác sớm nhất cái cảm giác con mình đang tách xa dần khởi vòng tay của mình. Và chính ở đây dễ xảy ra những thắc mắc, những mẫu thuẫn trong giao tiếp giữa mẹ và con. Một điều rất đáng quan tâm là quan hệ của VTN và người lớn càng không suôn sẻ thì giao tiếp với bạn bè càng lớn và ảnh hưởng đến VTN càng mạnh mẽ. VTN một mặt biểu hiện rất rõ khát vọng đươc giao tiếp, được hoạt động chung với bạn cùng tuổi, với tình đồng chí và bạn bè thân thiết, mặt khác một khát vọng không kém mạnh mẽ nữa là được bạn bè tôn trọng, công nhận. Sự thiếu bạn thân hoặc tình bạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)