Những khó khăn gia đình gặp phải khi giáo dục kỹ năng giao tiếp và

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 98 - 103)

8. Khung lý thuyết

3.1.4Những khó khăn gia đình gặp phải khi giáo dục kỹ năng giao tiếp và

và làm chủ cảm xúc

3.1.4.1 Cha mẹ thiếu kiến thức về tâm lý trẻ vị thành niên

Kinh tế xã hội phát triển, các gia đình có điều kiện lo cho con cái đầy đủ và nhiều hơn so với trước kia cả về vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cách mà các bậc phụ huynh có tiền lo cho con cái những bữa cơm ngon, những chuyến đi chơi, hay cho con cái học hành nhưng đi sâu vào đó vẫn là sự thiểu hụt về kiến thức của các bậc cha mẹ trong lĩnh vực về tâm lý trẻ VTN đã làm cho các cha mẹ không đủ tự tin để giáo dục cho con cái. Họ nghĩ rằng trình độ của con cái đã vượt xa bố mẹ do được học hành đầy đủ ở trường lớp do

thầy cô truyền dạy nên những điều bố mẹ nói chỉ là những điều con cái đã biết. Chính vì sự hiểu biết hạn chế đã làm cho các bậc cha mẹ không thấy được tầm quan trọng của mình đối với con nhất là trong việc giáo dục KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN. Có những điều trẻ VTN được tiếp thu ở trường nhiều hơn ở nhà nhưng có những điều chúng lại học hiệu quả hơn ngay chính trong gia đình mình, đó chính là các giá trị sống mà người thầy tốt nhất ở đây chính là cha mẹ.

Qua khảo sát có 21,9% bậc phụ huynh được hỏi cho rằng họ thiếu kiến thức về giáo dục KNS cho trẻ VTN. Việc khó khăn về kiến thức được biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi…

Bảng 3.7 Tƣơng quan nghề nghiệp và thiếu kiến thức về GD KNGT cho trẻ VTN

Có Không Tổng

Nông dân (trồng trọt/chăn nuôi) 10(41,7%) 14(58,3%) 24(100%) Nội trợ 5(29,4%) 12(70,6%) 17(100%) Công nhân 5(19,2%) 21(80,8%) 26(100%) Nghề tự do/buôn bán/kinh doanh 9(17,6%) 42(82,4%) 51(100%) Công nhân viên chức nhà nước 5(13,9%) 31(86,1%) 36(100%) Không có việc 0 1(100%) 1(100%)

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Qua bảng tương quan cho thấy trong số 24 người được hỏi làm nghề trồng trọt và chăn nuôi có 10 người chiếm 41,7% cho rằng họ thiếu kiến thức trong việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN, 29,4% người được hỏi làm nội trợ cho rằng họ cũng thiếu kiến thức, có 13,9% người được hỏi là công nhân viên chức nhà nước cho rằng họ thiếu kiến thức. Tỷ lệ khó khăn về kiến thức GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN là khác nhau giữa những phụ huynh có nghề nghiệp khác nhau.

Qua phỏng vấn sâu cũng cho thấy “Mình ngày xưa học hành được mấy đâu, giờ bọn trẻ học tập đầy đủ chúng nó giỏi hơn mình nhiều, mình suốt ngày ở nhà làm vườn thì biết gì mà dậy, giờ mà cứ dậy chúng nó làm vườn như mình thì

chúng nó khổ như mình nữa, cho chúng nó đi học thầy, học cô, học bạn bè được nhiều hơn mình nhiều” (Nữ, 43 tuổi, nông dân).

“Giờ bọn trẻ nó học giỏi lắm, mình không dậy được, cái gì chúng nó cũng biết, cái gì không biết là chúng lên mạng tìm là có ngay, mình thì làm sao biết hết mà dậy cho chúng nó, ngày xưa làm gì mình có biết mạng mẽo gì mà học” (Nữ, 49 tuổi, chủ nhà trọ).

Xã hội phát triển, tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa trao dồi được các kiến thức để dạy con, nhất là những bậc phụ huynh làm nghề trồng trọt, chăn nuôi hoặc buôn bán, nội trợ. Họ mặc định những điều con cái học được là nhờ thầy cô, bạn bè và thời đại công nghệ thông tin. Đây là một vấn đề xảy ra đối với những bậc phụ huynh có trình độ học vấn thấp nên không đủ tự tin để dạy dỗ con cái mình.

Sau các buổi trao đổi về chủ đề tuổi vị thành niên các bậc phụ huynh đã hiểu thêm được vì tâm lý lứa tuổi ở giai đoạn này có nhiều biến đổi rất dễ bị bạn bè lôi kéo, nhiều trẻ chưa biết phân biệt cái nào đúng học hỏi và cái sai nên gia đình cần phải quan tâm dạy bảo nhiều hơn. “Từ trước tới giờ tôi cũng không để ý đến tâm lý của các con ở độ tuổi này, chỉ biết rèn con phải rèn từ nhỏ để nó lớn lên không chơi bời lêu lổng, đúng! ở cái tuổi này dễ đua đòi với bạn bè lắm”

(phụ huynh, nông dân). Phụ huynh làm nghề công nhân cũng khẳng định “đúng như thế, nhiều khi mình thấy nó lầm lì, khó hiểu, gặp chuyện gì bực tức là mình hay quát con vì cái tội lầm lì như thế, nhưng có lẽ nếu mình hiểu được con ở độ tuổi này thì có lẽ trong gia đình sẽ không có những lời to tiếng như thế.”

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDKN giao tiếp và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN trong quá trình giao tiếp, phụ huynh làm nghề buôn bán cho rằng: “Trẻ ở độ tuổi này là lớn rồi, chúng cũng có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, việc mình dạy cho con cái biết cách giao tế, cư xử với mọi người như thế nào là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tương lai của con rất nhiều như việc phải dậy con lịch sự, lễ phép, tôn trọng mọi người, học cách nhường nhịn em nhỏ…”(phụ huynh buôn bán). Các

bậc phụ huynh đã đánh giá được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ VTN biết cách giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ, dạy con biết cách lễ phép, tôn trọng và lịch sự là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm khi giáo dục con cái.

3.1.4.2 Phƣơng pháp giáo dục không phù hợp

Không phải cha mẹ nào có kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm là đã có phương pháp giáo dục hiệu quả đối với con cái. Những kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm đó phải được sử dụng bằng một phương pháp khoa học, hợp lý thì mới có hiệu quả tích cực. Có cùng một kiến thức, văn hóa, vốn sống nhưng mỗi người có một cách thức thể hiện phương pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích trong việc giáo dục con cái. Sự nhồi nhét và giáo điều hầu như không có tác dụng nhưng nếu như dùng phương pháp mền dẻo để giáo dục như: thuyết phục, vận động, nêu gương thì người được giáo dục dễ dàng tiếp thu hơn và như vậy hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn. Kết quả điều tra cho thấy có 43,9% bậc phụ huynh cho rằng họ có phương pháp giáo dục không phù hợp hoặc không biết phương pháp nào để dậy GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho con. Đây là tình trạng chung của nhiều bậc phụ huynh: “Ai cũng biết dậy con là phải nhẹ nhành khuyên bảo nhưng mình đi làm mệt mỏi về nhà lại những chuyện không đâu của bọn trẻ nên làm mình cáu gắt hay đánh đòn chúng, con gái thì nó sợ chứ con trai nhiều đứa nó lì là mình cũng không dậy được” (nữ, 40 tuổi, buôn bán); “Ông bà cũng hay mắng mình vì tội không biết phương pháp giáo dục con, mình thấy con khó bảo là giận lên chỉ có đánh đòn, ông bà bảo phải từ từ khuyên bảo nhẹ nhàng nó chứ không nên đánh như thế, mình biết thế nhưng kiềm chế không được”(Nữ, 38 tuổi, công nhân).

Bảng 3.8 Tƣơng quan giữa giới tính và ngƣời gặp khó khăn trong phƣơng pháp GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN

Có khó khăn Không khó khăn Tổng

Nam 30 (40%) 45(60%) 75(100%)

Nữ 38(47,5%) 42(52,5%) 80(100%)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bậc phụ huynh nữ gặp khó khăn trong phương pháp GD KNGT và làm chủ cảm xúc nhiều hơn so với nam giới. “Mình thì thấy mình khó bảo con lắm, nhiều khi nó bướng, nó không nghe lời mình, bố nó thì bảo do mình nuông chiều nó quá nên thế nhưng mà thương con chẳng giám đánh, mắng con nên có lẽ cũng vì điều đó mà mình khó bảo được con, nhiều khi toàn dọa con về mách bố cho bố xử lý thôi” (phụ huynh, 38 tuổi công nhân). Phương pháp giáo dục thực chất là cách thức truyền đạt những kiến thức mà người giáo dục muốn mang đến cho đối tượng được giáo dục một cách nghiêm ngặt, nhanh gọn nhất và hiệu quả nhất. Ở một chừng mực nào đó, phương pháp là yếu tố quyết định hiệu quả giáo dục.

3.1.4.3 Thiếu thời gian để giáo dục con cái

Cuộc sống phát triển, cha mẹ chạy theo công việc và kiếm tiền mà quên đi thời gian cần cho con cái. Trẻ có ấn tượng cha mẹ không muốn dành thời gian cho chúng thì đương nhiên chúng sẽ nhận định rằng bố mẹ thật sự không quan tâm và yêu thương chúng. Trẻ ở độ tuổi VTN luôn có nhu cầu biết bố mẹ có yêu thương và cần chúng không dựa vào thời gian mà cha mẹ dành cho chúng. Những lúc có cha mẹ, trẻ có thể dễ dàng tâm sự, cởi bỏ những vướng mắc với cha mẹ, nhưng khi cha mẹ chạy theo công việc và đồng tiền không có thời gian để bên trẻ, bảo ban và dạy dỗ cho trẻ.

Kết quả khảo sát cho thấy một tỷ lệ lớn các bậc phụ huynh cho rằng họ cảm thấy thiếu thời gian để chăm sóc con cái do thời gian dành cho công việc chiếm đa số. Có 51,6% các bậc phụ huynh cảm thấy mình không có đủ thời gian dành cho con cái. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: “Nhà mình hai vợ chồng đều đi làm, thật sự thời gian dành cho con cái rất ít, công việc của hai vợ chồng đều làm tới tận thứ 7 mới được nghỉ, ông xã có khi làm thêm cả chủ nhật nữa. Mình toàn phải để con tự lập tất cả mọi chuyện chứ mình không có nhiều thời gian, cả gia đình một ngày chỉ có bữa tối ăn cùng nhau, nên tranh thủ nhắc nhở con cái việc học hành luôn lúc ăn đó thôi”. (nữ, 43 tuổi, nhân viên văn phòng); “Cơm, áo, gạo, tiền nó cứ thế cuốn đi, nhiều khi mình làm mà quên thời

gian luôn, muốn có đồng tiền lo cho con cái học hành tử tế trong xã hội này thì mình phải lao vào mà làm việc thôi, được cái này thì mất cái kia, nó như quy luật rồi nên mình phải chấp nhận để con cái tự lo cho bản thân trong các việc cá nhân thôi.” (phụ huynh nữ, 40 tuổi, công nhân). Chạy theo cuộc sống phát triển, các bậc phụ huynh cũng phải gồng mình lên để chạy theo công việc, kiếm tiền khiến các bậc phụ huynh luôn cảm thấy thiếu thời gian để chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong gia đình.

Bảng 3.9 Tƣơng quan giữa giới tính và việc thiếu thời gian chăm sóc con cái

Thiếu thời gian Không thiếu thời gian Tổng Nam 36(48,0%) 39(52,0%) 75(100%)

Nữ 44(55,0%) 36(45,0%) 80(100%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Tuy nhiên, giữa nam giới và nữ giới có sự đánh giá khác nhau 55% cho rằng nữ giới được hỏi cho rằng họ cảm thấy thiếu thời gian để chăm sóc con cái trong khi đó chỉ có 48% nam giới cho rằng họ thiếu thời gian để chăm sóc con cái. Trong điều kiện đời sống, xã hội ở thành phố các gia đình có các nghề nghiệp khác nhau, do công việc vất vả, người phụ nữ cùng lúc phải đảm nhận nhiều vai trò trong gia đình và ngoài xã hội nên họ không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái như những người phụ nữ truyền thống trước đây.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (Trang 98 - 103)