- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.2.4. Xây dựng môi trường chính trị xã hội ổn định; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh, nâng cao thế và lực của Việt Nam
chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, nâng cao thế và lực của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.4.1. Giữ vững môi trường chính trị - xã hội ổn định để tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Hòa bình, ổn định là cơ hội để các quốc gia dân tộc phát triển. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội góp phần to lớn vào củng cố, nâng cao uy tín, thế và lực của Việt Nam trong hợp tác, đấu tranh, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, tình hình quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, khó lường. Trong vài thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… buộc các quốc gia dân tộc phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Thực tiễn phát triển đất nước những năm qua đã khẳng định sự cần thiết phải có độc lập, tự chủ và bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn
từng thấy của hội nhập quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
Cần khôn khéo tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để giữ vững hòa bình, độc lập và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Không để xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhân dân và những yếu tố có thể tạo cớ cho các thế lực thù địch can thiệp, gây rối, chống phá cách mạng Việt Nam.
Để môi trường chính trị - xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần thực hiện tốt một số điểm sau: khôn khéo trong xử lý các mối quan hệ hợp tác và đấu tranh, xác định rõ đối tác, đối tượng, nhận thức mâu thuẫn xã hội, phân loại mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để các thế lực thù địch lợi dụng gây kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới phương pháp giải quyết mâu thuẫn cho phù hợp với tình hình mới.
3.2.4.2. Kết hợp chặt chẽ các hoạt động kinh tế với hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại
Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn là đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta và là giải pháp cơ bản để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới, khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang để chống phá cách mạng nước ta.
Mặc dù kinh tế và quốc phòng - an ninh là hai lĩnh vực có tính độc lập tương đối, nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Kinh tế là nguồn gốc tạo nên sức mạnh quốc phòng - an ninh thông qua việc cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực… cho quốc phòng - an ninh. Đến lượt mình, quốc phòng - an ninh tạo môi
trường chính trị - xã hội hòa bình, ổn định, thúc đẩy kinh tế phát triển. Để kết hợp kinh tế và quốc phòng - an ninh có hiệu quả, cần thống nhất nhận thức và nội dung kết hợp, đồng bộ, toàn diện trên tất cả các mặt.
Về nhận thức, cần nắm vững và bám sát những đặc điểm cơ bản của tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Những đặc điểm ấy không chỉ tạo ra thuận lợi và cơ hội to lớn, mà còn làm xuất hiện những khó khăn, thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, cũng là những yếu tố tác động trực tiếp đến thực hiện việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh. Mỗi chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế và quốc phòng - an ninh cần hướng tới mục tiêu chung là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cần chủ động nghiên cứu, nhận thức những nhân tố tác động tới việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Về nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh cần đảm bảo tính toàn diện. Đồng thời, cần tập trung vào những nội dung trọng tâm, trọng
điểm. Thứ nhất, gắn kết các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội với các chiến lược, kế hoạch xây dựng và hoạt động của lĩnh vực quốc phòng - an ninh theo từng cấp độ: (1) cấp độ hoạch định và chỉ đạo thực hiện quyết sách quốc gia; (2) cấp độ tổ chức thực hiện; (3) cấp độ triển khai thực hiện. Thực hiện tốt sự kết hợp theo từng cấp độ sẽ góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa hợp tác và
đấu tranh. Thứ hai, kết hợp trong quá trình thu thập, xử lý thông tin liên
quan đến nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng - an ninh, làm cơ sở cho Đảng, Nhà nước nhận định, đánh giá và hoạch định quyết sách quốc gia một cách
đúng đắn, phù hợp. Thứ ba, kết hợp phân tích, đánh giá, xác định đối tác,
Thực tiễn hội nhập quốc tế đã chứng minh tính chất phức tạp của việc xác định đối tác, đối tượng, phân biệt bạn, thù. Cho nên, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong xác định đối tác, đối tượng cần đặt lợi ích quốc gia dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và vai trò lãnh đạo của Đảng lên hàng đầu.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang làm thay đổi một cách căn bản quan niệm về mô hình và các giải pháp phát triển. Phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có quan hệ hữu cơ, là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Hoạt động đối ngoại được tiến hành càng linh hoạt, đa dạng, có mối quan hệ tốt với các nước trong khu vực và trên thế giới thì càng có những lợi thế trong việc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần giảm bớt những mối đe dọa từ bên ngoài đối với chủ quyền và an ninh quốc gia.
Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cần được thể hiện ngay từ khi Đảng, Nhà nước đề ra các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong hoạt động kinh tế đối ngoại và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.4.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trong hoạt động đối ngoại, tích cực quảng bá hình ảnh, thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam ra thế giới
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác cùng phát triển, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả nước, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cần tích cực đẩy mạnh toàn diện hoạt động đối ngoại; tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo…; góp phần làm cho bạn bè, nhân dân thế giới thế giới ngày càng hiểu đúng, đầy đủ về đất nước
con người và thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam.Để tạo được sức mạnh tổng
đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, tăng cường phối hợp, đẩy mạnh toàn diện: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân.
Đối ngoại Đảng cần mở rộng và tăng cường quan hệ đa dạng với các chính đảng ở các nước, coi trọng quan hệ truyền thống với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả theo khuynh hướng cách mạng, giải phóng dân tộc; mở rộng quan hệ với các đảng chính trị ở các mức độ khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc: độc lập, tự chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; cùng nhau thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội, có đối sách hợp lý khi quan hệ với các đảng phái, các tổ chức mang tính chất, dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, cực đoan.
Tham gia có hiệu quả các diễn đàn đa phương chính đảng, như cuộc gặp quốc tế hàng năm của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới (IMCWP), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Diễn đàn Sao Paolo của các đảng cánh tả…
Đối ngoại Nhà nước đã và đang góp phần giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng, tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng ở các châu lục.
Đối ngoại nhân dân cần xây dựng và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và của nhân dân các nước; phát huy các nguồn lực nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Đồng thời, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là “chìa khóa” đem lại thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để khắc phục những yếu tố gây khó khăn, cản trở và đề ra những giải pháp hữu hiệu, chúng ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề này. Trước hết, cần khẳng định các quan điểm: hợp tác là điều kiện cho đấu tranh ; đấu tranh là cơ sở để thúc đẩy hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; kết hợp hội nhập kinh tế quốc tế với kiên đấu tranh giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tăng cường sự lãnh đa ̣o của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta để giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản về giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, cần thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính
sách kinh tế, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết mối
quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay; huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với tăng cường và mở rộng kinh tế đối ngoại; xây dựng môi trường chính trị - xã hội ổn định; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, nâng cao thế và lực của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề phức tạp, không được chủ quan, duy ý chí, nóng vội, nó luôn đòi hỏi sự thận trọng và cần có quá trình, quy trình, biện pháp thích hợp, chắc chắn, hiệu quả. Hy vọng các giải pháp nêu trên sẽ góp phần giải quyết tốt hơn những vấn đề đặt ra khi giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.