Hạn chế giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 110)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1.2. Hạn chế giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

trong hội nhập kinh tế quốc tế

Chiến tranh lạnh, về thực chất, là sự đối đầu về chính trị và chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống chính trị thế giới đứng đầu là Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ đã kết thúc, mở ra giai đoạn mới về phát triển kinh tế thế giới. Các nền kinh tế chuyển mạnh sang vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, việc chuyển đổi này gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, các nước này tiếp tục chịu sự chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, nền kinh tế chậm phát triển do đã duy trì quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa có tiền lệ trong lịch sử. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

2.1.2.1. Nhận thức chưa đầy đủ về giá trị, ý nghĩa việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trong hợp tác kinh tế quốc tế, chúng ta chưa làm tốt việc kết hợp giữa hợp tác và đấu tranh; chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể và dài hạn mang

tính chiến lược để hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn chỉnh. Trong khi Luật Doanh nghiệp “mở” thì luật chuyên ngành “đóng” (Luật Bảo vệ môi trường). Một số quy định chưa tạo điều kiện tốt cho việc tiếp cận các nguồn đầu tư (chính sách thu hồi đất giải phóng mặt bằng). Thậm chí, còn phân biệt đối xử, chưa đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân (Luật Đầu tư), ... Những hạn chế nêu trên thể hiện trong thực tiễn ngày càng rõ:

Một là, chưa đấu tranh triệt để, kiên quyết với những biểu hiện “bất thường” của các doanh nghiệp FDI như: hiện tượng “chuyển giá”, “lãi thật, lỗ giả”, trốn thuế… chậm được xử lý.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay ở nước ta có hơn 200 dự án của các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc,… được cấp giấy chứng nhận đầu tư, hoạt động nhưng đã giải thể, phá sản. Trong đó, một số doanh nghiệp FDI có dấu hiệu lừa đảo bằng thủ đoạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để vay vốn, sau đó rút về nước không thực hiện dự án nhằm chiếm đoạt

vốn vay ngân hàng; hàng chục dự án của doanh nghiệp FDI không có khả

năng trả nợ ngân hàng, nằm rải rác tại nhiều địa phương. Năm 2005, UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận cho Kenmark (Đài Loan) đầu tư 500 triệu USD vào khu công nghiệp Việt Hòa. Kenmark đã được các ngân hàng: SHB chi nhánh Quảng Ninh, BIDV chi nhánh Thành Đô, Habubank chi nhánh Bắc Ninh... cho vay khoảng 50 triệu USD. Năm 2010, chủ đầu tư bỏ trốn về nước, khoản vay của Kenmark trở thành nợ xấu không thể thu hồi. Tại Phú Thọ, một số công ty của Hàn Quốc vay của ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Thọ trên 12 triệu USD nhưng khi dự án thua lỗ, chủ đầu tư đã bỏ trốn về nước. Ngân hàng đã phát mãi toàn bộ mặt bằng nhà xưởng của công ty nhưng chỉ thu hồi gần 60.000 USD.

Gian lận thuế bằng hình thức chuyển giá nội bộ (chuyển lãi thành lỗ) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang diễn ra khá phổ biến.

đoạn chuyển giá rất tinh vi: nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam nhưng nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với thực tế; báo cáo số lỗ lớn, liên tục; doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng... Kết quả là, phía Việt Nam thất thu một khoản thuế rất lớn và lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp FDI “đã chảy” ra nước ngoài.

Hai là, mức độ am hiểu luật pháp quốc tế, kinh nghiệm đấu tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế; khi xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp của Việt Nam thường bị “lép vế”, “thua thiệt”.

Trong phát triển kinh tế thương mại, việc cạnh tranh gay gắt thường dẫn đến những tranh chấp, kiện tụng giữa các doanh nghiệp. Một số vụ việc điển hình: Công ty Klion Co., Ltd. (Panama) nhập hàng thủy sản Việt Nam theo phương thức đặt cọc 5% sau khi ký hợp đồng, 20% sau khi hàng tới cảng, 15% sau khi giải phóng hàng và 40% còn lại sau 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Sự chây ỳ được kéo dài nhiều năm với số nợ lên tới hàng triệu USD; Công ty Centrimex thua kiện, mất 1,54 triệu USD vì từ chối không nhận lô phân bón Đức; Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã phải đền 5 triệu USD do không thực hiện được việc giao gạo cho một đối tác phương Tây. Sự thua thiệt của doanh nghiệp Việt Nam còn liên quan đến các vụ kiện bán phá giá: EU cáo buộc Việt Nam bán phá giá bột ngọt trên thị trường EU và áp thuế chống phá giá với thuế suất 16,8% (1998); Ba Lan xác định Việt Nam bán phá giá bật lửa ga và áp thuế chống phá giá 0,09 Euro mỗi sản phẩm (2000); Canada cáo buộc Việt Nam bán phá giá tỏi trên thị trường Canada và áp thuế chống phá giá 1,48 USD/kg (2001); Ủy Ban châu Âu (EC) khởi kiện Việt Nam bán phá giá các mặt hàng da giày vào thị trường này và đã thông qua quyết định áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy mũ da (2005)…

Các doanh nghiệp Việt Nam hay bị thua thiệt trong tranh chấp thương mại là do thiếu nền tảng pháp lý và chưa có kinh nghiệm xử lý tranh chấp (đấu tranh). Biểu hiện của nó là sự hiểu biết chưa đầy đủ về hệ thống pháp luật,

chính sách của nước ngoài và thông lệ quốc tế; chỉ thấy lợi nhuận trước mắt; chủ quan duy ý chí dẫn đến sự thiếu minh bạch trong thẩm định tư cách pháp lý, khả năng tài chính của đối tác; thói quen “lách” luật chứ chưa có ý thức chấp hành pháp luật… Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc “tránh bị kiện” và “đi kiện”, khi có tranh chấp thường nghĩ ngay đến việc đề nghị cơ quan quản lý hành chính cấp trên xử lý, cuối cùng là đưa vụ việc ra tòa; chưa có sự liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin. Tất cả những biểu hiện yếu kém đó đã và đang bị các đối tác nước ngoài sử dụng để chống lại doanh nghiệp Việt Nam kể cả khi ra tranh chấp kinh tế, kiện tụng thương mại.

Ba là, hệ thống cơ chế, chính sách chưa nhất quán, đồng bộ, chặt chẽ để giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh.

Một số doanh nghiệp lợi dụng những cam kết của Việt Nam gia nhập WTO để “lách luật”, làm ăn phi pháp. Những thủ đoạn “lách luật” hiện nay phổ biến là: doanh nghiệp nước ngoài “mượn tên” các doanh nghiệp Việt Nam; hợp đồng hợp tác, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về thực chất, chỉ là hợp đồng vụ việc, “thuê gì thì làm đấy”… Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt về mọi mặt để tham gia vào “sân chơi toàn cầu”. Sự thua thiệt thường của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là do chúng ta chưa xây dựng được hệ thống các quy định, luật kinh doanh minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời ít chú trọng giáo dục, tuyên truyền ý thức pháp luật, sử dụng tư vấn luật khi thực hiện giao thương quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt về mọi mặt để khắc phục những hạn chế trong quan hệ kinh tế, thương mại cả trên “sân nhà” lẫn “sân khách”. Một trong những vũ khí “sắc bén” là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật Việt Nam, tạo hành lang pháp lý, sự tự tin và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế. Chúng ta chưa thiết lập được các hàng rào kỹ thuật, hành lang pháp lý chặt

Nam chưa thể làm quen với việc học kiện và thực hiện kiện các đối tác nước ngoài nếu họ vi phạm cam kết, làm sai luật khi kinh doanh ở Việt Nam.

2.1.2.2. Đề cao vai trò của đấu tranh, chưa nhận thức đầy đủ bản chất của mối quan hệ, sự chuyển hóa đối tượng thành đối tác và ngược lại

Việc “đối lập tuyệt đối giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản” trong một giai đoạn khá dài của thời kỳ chiến tranh lạnh, cùng với những mâu thuẫn trên thế giới diễn biến rất phức tạp trong những thập niên vừa qua, làm cho không ít người tuyệt đối hóa mặt đấu tranh, coi thường mặt hợp tác hoặc không dám hợp tác… Sự đối lập về vấn đề này được biểu hiện qua một số quan điểm chính trị và phương thức giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể khác nhau.

Việc chỉ thấy sự khác biệt, đối lập giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là căn nguyên của việc “đóng cửa”, không muốn nhìn ra thế giới bên

ngoài. Đã có lú c, chúng ta chưa thấy hết tiềm lực khoa học và tiềm lực vật

chất to lớn mà nhân loại đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Không muốn hợp tác và “do dự” trong quan hệ hợp tác đã làm cho chúng ta “bỏ lỡ” nhiều thời cơ, vận hội để tranh thủ, tận dụng các nguồn lực mà quốc tế hiện có cũng như mở rộng thị trường quốc tế, giải phóng sức sản xuất xã hội. Trên thực tế, cách nghĩ và cách làm ấy đã phủ nhận tính tất yếu phát triển kinh tế giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, trái với xu thế xã hội hóa và phân công lao động quốc tế của lực lượng sản xuất hiện đại.

2.1.2.3. Tuyệt đối hóa hợp tác, coi thường đấu tranh, thậm chí “thủ tiêu đấu tranh” dẫn đến sơ hở, mất cảnh giác trong hợp tác, phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đối lập với xu hướng tuyệt đối hóa đấu tranh là xu hướng coi nhẹ đấu tranh, chỉ thấy vai trò của hợp tác, hợp tác vô điều kiện. Những biểu hiện về hạn chế của xu hướng này là:

Thứ nhất, quá chú trọng đến những lợi ích kinh tế trước mắt mà “quên mất” những lợi ích cơ bản, lâu dài. Ở Việt Nam, những năm qua đã tồn tại

một “nghịch lý” là nhiều cơ hội thuận lợi, mức đầu tư cao, thị trường rộng mở… nhưng tăng trưởng giảm; lạm phát cao; thu nhập bình quân theo đầu người thấp (so với các nước trong ASEAN, thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam chỉ “nhỉnh” hơn Campuchia) và nền kinh tế nhiều bất ổn. Vì thế, phát triển ở Việt Nam là nhờ vào các lợi thế so sánh sẵn có như chi phí nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,… và các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài như: ODA, FDI… Đặc biệt là việc chạy theo mục tiêu ngắn hạn và “cố gắng” để đạt được các chỉ tiêu hàng năm.

Tâm lý chạy theo thành tích đã và đang tồn tại ở khá nhiều bộ, ngành. Việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… đã buộc Việt Nam thực thi một số giải pháp mang tính tình thế, nặng về hành chính. Điều này làm “hao tổn” nguồn lực quốc gia; suy giảm “sức khỏe” của doanh nghiệp và lòng tin của nhân dân vào một số nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chúng ta đang tiếp tục đối mặt với tình trạng bất ổn và nguy cơ lạm phát gay gắt hơn.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta còn ít giải pháp tối ưu để thích ứng với những biến đổi nhanh, khó dự báo, cạnh tranh gay gắt để phát triển bền vững, ổn định. Chúng ta chưa biết “hy sinh” lợi ích trước mắt để hướng tới lợi ích lâu dài; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhằm đối phó hiệu quả với những biến động của kinh tế thế giới.

Thứ hai, chỉ quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư, của doanh nghiệp… mà chưa thực sự chú ý đến những lợi ích quốc gia dân tộc. Lợi ích của quốc gia dân tộc là trên hết, song trên thực tế, “các ưu tiên của quốc gia” đã bị “các ưu tiên của doanh nghiệp chi phối”. Biểu hiện rõ nhất của ưu tiên lợi ích của nhà đầu tư, của doanh nghiệp là việc hình thành “lợi ích nhóm”. Quy mô “lợi ích nhóm” trong kinh tế hết sức đa dạng, nhỏ thì người này với người kia, bộ phận này với bộ phận kia, lớn thì ngành này với ngành khác liên kết với nhau “lách luật” làm méo mó, “bẻ cong” đường lối của Đảng, chính sách của Nhà

doanh nghiệp, của bộ phận tăng nhanh, thì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lại bị xâm hại. Mặc dù được ưu đãi trong chính sách thuê đất, thuế, nhưng nhiều doanh nghiệp FDI báo cáo thua lỗ nhiều năm liền và thực tế vẫn “đổ tiền” vào mở rộng sản xuất.

Tác động tiêu cực của việc hình thành lợi ích nhóm đối với nền kinh tế đã làm phân tán nguồn lực quốc gia; gia tăng mất công bằng trong xã hội; làm rối loạn, gây thất thoát nền kinh tế đất nước. Nghiêm trọng hơn, “lợi ích nhóm” đang là nguy cơ thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”. Chính vì vậy, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là tái cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp; thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp đã và đang tạo ra cơ chế "xin - cho", tạo nên môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế…

Thứ ba, thiên về những lợi ích kinh tế mà chưa chú ý tới giải quyết mối quan hệ giữa an sinh xã hội; quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề an sinh xã hội; quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường … Song, chúng ta đã mắc phải những sai lầm nhất định nên hiệu quả giải quyết các vấn đề nêu trên còn có những hạn chế.

Chúng ta chưa làm tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; chưa nhận thức đúng đắn vai trò động lực phát triển kinh tế đối với phát triển xã hội và sự cần thiết tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Mặc dù, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn nhấn mạnh việc kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội, phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh... Tuy nhiên, trong hội nhập kinh tế quốc tế, trước sức ép của cạnh tranh, tăng trưởng và cơ chế thị trường, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp những quy định, luật pháp, làm ăn bất chính, làm ảnh hưởng tới xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường gây bức

xúc trong nhân dân,… Thậm chí, một số doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế then chốt đã mất cảnh giác để các thế lực nước ngoài lợi dụng xâm hại chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 110)