Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 31)

2.1. Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kinh tế quốc tế của Việt Nam

Ngoài việc quan tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp tác, đấu tranh, mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà khoa học cũng rất quan tâm nghiên cứu, tổng kết, đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng trong thời gian tới. Tiêu biểu là các

công trình khoa học: “Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới và

hội nhập quốc tế”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2006 của tác giả

Vũ Như Khôi; “Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế”, Ủy ban quốc gia

về hợp tác kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; các

công trình: “Việt Nam - ASEAN. Mười năm đồng hành trên con đường hội

nhập quốc tế 1995 - 2005”, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2005;

“Vấn đề thời cơ trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 6,

năm 2006; “Việt Nam - thế giới và hội nhập (Một số công trình tuyển

chọn)”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2007 của tác giả Vũ Dương Ninh; “Việt Nam khởi động 5 năm đầu thế kỷ thắng lợi”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, năm

2011 của tác giả Nguyễn Viết Thảo; “Việt Nam những năm đầu của thế kỷ

XXI: Mục tiêu, con đường và mô hình phát triển”, Tạp chí Đối ngoại, số 7, năm 2011 của tác giả Hoàng Chí Bảo;…

Đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hội

nhập quốc tế, trong cuốn “Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới và

hội nhập quốc tế”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2006, tác giả Vũ Như Khôi sau khi phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt chặng đường cách mạng vẻ vang của mình, đã tập trung nêu bật vai trò của lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và vững bước trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế. Trong công trình khoa học: “Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế”, Ủy

ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, các tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức: WTO, APEC, ASEM…, quá trình hội nhập của Việt Nam và đề cập tới những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Nghiên cứu quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,

tác giả Vũ Dương Ninh, trong bài: “Việt Nam - ASEAN. Mười năm đồng hành

trên con đường hội nhập quốc tế 1995 - 2005”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2005; “Vấn đề thời cơ trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí

Cộng sản, số 6, năm 2006; “Việt Nam - thế giới và hội nhập (Một số công

trình tuyển chọn)”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2007, đã đề cập một cách sâu sắc về quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Việt Nam phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, an ninh và hợp tác cùng phát triển, coi đó là thành tố cơ bản để Việt Nam gặt hái những thành công trong tiến trình hội nhập. Việt Nam luôn đặt trọng tâm vào hội nhập khu vực với mối quan hệ hợp tác đa phương.

Trong công trình khoa học: “Việt Nam khởi động 5 năm đầu thế kỷ thắng lợi”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, tác giả Trần Đức Lương đã xây dựng bức tranh toàn cảnh về những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI, khẳng định sự đúng đắn của đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam. Tác giả Hoàng Chí Bảo, trong công trình “Việt Nam những năm

đầu của thế kỷ XXI: Mục tiêu, con đường và mô hình phát triển”, Tạp chí Đối ngoại, số 7, năm 2011; tác giả Nguyễn Viết Thảo trong công trình

“Đảm bảo mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, năm 2011 cho rằng, đối với Việt Nam, đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế để phát triển, hướng tới phát triển bền vững là một tất yếu, một xu thế khách quan mà tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế đã, đang và sẽ đặt ra. Các tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về mục tiêu, con đường và mô hình phát triển, cũng như những yêu cầu đang đặt ra đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Tổng kết, đánh giá thực tiễn hợp tác, đấu tranh, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua; đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, các tác giả cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng trên cả lĩnh vực hợp tác song phương và đa phương. Theo ý kiến của những chuyên gia, Việt Nam đã rất thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài và vận động các thành viên WTO công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường - cơ chế đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại. Những kết quả hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và đầu tư mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ rõ, trong quan hệ quốc tế và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói riêng, đã và đang nổi lên hai xu hướng đối lập nhau:

Xu hướng thứ nhất, chỉ thấy sự khác biệt, xung đột về lợi ích cơ bản mà không thấy sự thống nhất của những lợi ích không cơ bản, không thấy trong các mặt đối lập vẫn có những nhân tố “đồng nhất”, “giống nhau” là cơ sở khách quan của hợp tác. Việc tuyệt đối hóa “đấu tranh” dẫn đến phương thức giải quyết các mối quan hệ quốc tế thường cứng nhắc, do dự, thụ động, kém hiệu quả.

Xu hướng thứ hai, chỉ thấy sự thống nhất, sự "phụ thuộc" lẫn nhau về lợi ích kinh tế trước mắt, lúng túng trước những đòi hỏi tăng trưởng mà không thấy được những đối lập về lợi ích cơ bản. Do đó, không thấy rằng, những đối lập này cần và chỉ có thể được giải quyết thông qua đấu tranh. Đề cao hợp tác và hợp tác bằng mọi giá, trong nhiều trường hợp đã dẫn đến sự lơ là, mất cảnh giác, thụ động đối phó với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Mặc dù có những mặt hợp lý nhất định, song hạn chế của cả hai xu hướng nêu trên là không nhận thức đầy đủ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích cơ bản và lợi ích không cơ bản; lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; không thấy được tính tất yếu khách quan của mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Vì vậy, chưa kết hợp chặt chẽ và phát huy tốt sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời, không thấy được bản chất mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, cũng như sự cần thiết của việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Đánh giá thực tiễn hoạt động hợp tác, đấu tranh, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các tác giả đã chỉ ra được những thuận lợi, những hạn chế, khó khăn đang cản trở

quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết tốt

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 31)