Kết hợp hội nhập kinh tế quốc tế với kiên quyết đấu tranh giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 136 - 141)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1.2. Kết hợp hội nhập kinh tế quốc tế với kiên quyết đấu tranh giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ

vững nền kinh tế độc lập, tự chủ

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan đã và đang lôi cuốn nhiều quốc gia dân tộc tham gia. Tuy nhiên, thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng bộc lộ tính chất không công bằng, trong khi các quốc gia công nghiệp phát triển được hưởng lợi nhiều hơn thì các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển lại chịu nhiều thua thiệt. Điều đó cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực.

Quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để các quốc gia dân tộc có thể tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: tiếp cận, huy động các nguồn vốn đầu tư; các công nghệ mới, đội ngũ chuyên gia… từ bên ngoài; tạo điều kiện để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và đối tác quốc tế; tạo động lực thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng; tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin mới một cách nhanh chóng, kịp thời, từ đó giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình và hoạch định chính sách kinh tế một cách phù hợp; tạo điều kiện để đào tạo, nâng cao trình độ của các nhà khoa học, các nhà quản lý doanh nghiệp và tay nghề chuyên môn của người lao động; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và hoàn thiện các doanh nghiệp… Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giúp chúng ta tạo dựng được các mối quan hệ quốc tế đan xen ở nhiều cấp độ và đối phó hiệu quả việc tránh bị phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực như: gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, làm

đoạn của các công ty xuyên quốc gia trên nhiều mặt; việc các quốc gia tập trung vào các ngành, lĩnh vực có ưu thế và hiệu quả kinh tế cao dẫn đến một cơ cấu kinh tế bất hợp lý, khủng hoảng thiếu hoặc khủng hoảng thừa… và những nguy cơ khác. Nền kinh tế độc lập, tự chủ là điều kiện vật chất căn bản quyết định tính chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và là nền tảng vật chất để củng cố nền chính trị độc lập, tự chủ của Việt Nam. Vì vậy, cần kết hợp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với đấu tranh giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ của nước ta.

Để đấu tranh giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ, chúng ta cần xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa; coi trọng quan điểm phát triển bền vững. Trong các ngành kinh tế then chốt, quan trọng, phải đảm bảo cơ cấu đầu tư nước ngoài hợp lý; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành kinh tế “nhạy cảm”.

Xuất phát từ những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến xử lý các mối quan hệ quốc tế, chủ động kết hợp chặt chẽ hợp tác và đấu tranh nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan hệ hợp tác nhiều mặt của Việt Nam không ngừng mở rộng. Việt Nam cũng tham gia và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang. Tăng cường hợp tác, trước hết về kinh tế, là sự bổ sung và hỗ trợ cần thiết cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để từ đó chủ động đi vào quỹ đạo phát triển của thời đại một cách có lợi và phù hợp. Đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc Việt Nam, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế.

Kết hợp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần quán triệt một số điểm sau đây:

Một là, trong quá trình đẩy mạnh hợp tác, Việt Nam cần giành thế chủ động, tiến hành từng bước chắc chắn với một lộ trình hợp lý và khả thi. Lộ trình này do chính chúng ta xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Việt Nam không những sẵn sàng là bạn, mà còn sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng thế giới.

Hai là, tiếp tục mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, các trung tâm chính trị, kinh tế lớn trên cơ sở thực hiện nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhau; bình đẳng và cùng có lợi; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau... Coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước lớn, các nước có quan hệ bạn bè truyền thống và các tổ chức quốc tế mà nước ta là thành viên. Thực hiện tốt những cam kết, thoả thuận, những dự án hợp tác đã ký kết với tất cả các đối tác, làm cho quan hệ đối ngoại trở nên thiết thực và hữu ích hơn đối với tất cả các bên liên quan, củng cố cơ sở hợp tác tin cậy lẫn nhau.

Ba là, chủ động tiến hành những hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và viện trợ của nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác lao động quốc tế, tăng cường huy động sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Bốn là, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc cũng như đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định

Hơn lúc nào hết, cần tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa hợp tác về kinh tế, quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Nâng cao năng lực làm chủ khoa học và công nghệ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kinh doanh giỏi, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, thực hiện công bằng, xã hội... Đây là nền tảng vững chắc bảo đảm cho chúng ta vừa hội nhập kinh tế quốc tế thành công, vừa giữ được quyền độc lập, tự chủ.

Để đảm bảo cho một nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển bền vững, chúng ta cần dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.

Hội nhập quốc tế chứa đựng những thời cơ và thách thức. Bằng hội nhập và thông qua hội nhập, chúng ta có thể tiếp cận những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để vươn lên. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu, hàng hóa giá rẻ từ những nền kinh tế phát triển hơn, có năng xuất lao động cao hơn có thể "bóp chết" các ngành sản xuất non trẻ và lạc hậu trong nước. Hiện nay, chủ nghĩa tư bản bằng ưu thế về vốn và công nghệ hiện đại đang mưu toan biến toàn cầu hóa về kinh tế thành "thôn tính kinh tế" và từ "thôn tính kinh tế" tiến tới "thôn tính chính trị”, thực hiện “giấc mơ” làm bá chủ thế giới.

Một số quốc gia dân tộc trên thế giới đã chịu ảnh hưởng và trả giá nặng nề vì xác định mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá. Cuối cùng, bị lệ thuộc kinh tế vào các quốc gia dân tộc khác. Kinh nghiệm thực tiễn từ một số quốc gia dân tộc cho thấy, tình trạng lệ thuộc về kinh tế có nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau:

Một là, vay vốn để phát triển nhưng quá trình sử dụng kém hiệu quả dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ. Trong phát triển kinh tế, vay vốn là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu của vay vốn lại nằm ở khả năng trả nợ, mà khả năng này chỉ có thể có được khi các quốc gia vay vốn sử dụng hợp lý và có hiệu quả các khoản vay.

Hai là, để được vay vốn, các quốc gia dân tộc sẵn sàng chấp nhận những điều kiện của chủ nợ, dẫn đến mất dần tính độc lập, tự chủ trong việc hoạch định các chính sách cụ thể. Chính vì vậy, càng vay vốn thì các quốc gia càng bị lệ thuộc nhiều hơn, nợ nần chồng chất.

Ba là, tình trạng "bong bóng" trong cơ cấu tăng trưởng, một số quốc gia dân tộc tạo lập cơ cấu kinh tế tập trung vào xuất khẩu, không coi trọng thị trường trong nước. Trong trường hợp xuất hiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc có những biến động về thị trường thế giới thì nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề, thậm chí rơi vào tổng khủng hoảng.

Thực tế đó cho thấy, trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, có sức "đề kháng" đối với những rủi ro. Nền kinh tế Việt Nam phải bám trụ và bước đi bằng cả hai chân của nó đó là thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Các nhà phân

tích kinh tế hàng đầu trên thế giới đã rút ra một nguyên tắc: Mỗi quốc gia chỉ

được tiêu những gì sản xuất ra được và không được vay những khoản tiền không có khả năng chi trả. Xuất phát từ những phân tích trên, có thể khẳng định: để hội nhập kinh tế quốc tế thành công, việc dựa vào sức mình là chính kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài có một ý nghĩa quan trọng.

Tóm lại, khi xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu; chúng ta đồng thời phải từng bước thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Ở đây, chúng ta cần nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực. Nội lực là chính, là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, muốn phát huy tốt nội lực thì phải có sự tham gia tích cực của ngoại lực. Ngoại lực tham gia càng nhiều, càng mạnh thì càng làm xuất hiện nhiều và nhanh các khả năng tối đa để phát huy nội lực. Và ngược lại, để tranh thủ được ngoại lực cần động viên, phát huy tối đa nội lực.

Để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chúng ta cần nhanh chóng tái

nói riêng; xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với các nước trong khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn các

nguồn lợi ích giữa ta và đối tác; giữa hợp tác và đấu tranh. Thực hiện hiệu quả

phương châm "vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá"; phân bổ lại các nguồn lực quốc gia để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Kết quả cần đạt là có một cơ cấu hợp lý hơn, năng động hơn, năng lực cạnh tranh cao hơn, có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.

Trong tái cơ cấu lại nền kinh tế, cần chú ý những nguyên tắc cơ bản: ưu tiên chất lượng tăng trưởng; thực hiện đồng bộ và thống nhất các giải pháp; kết hợp tái cơ cấu kinh tế với mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế; với thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiến hành toàn diện, đồng bộ, tuần tự từng bước và có hệ thống.

Song song với việc tái cơ cấu lại thị trường là xây dựng, phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh; khẳng định vị trí quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Doanh nghiệp được nói tới ở đây là các doanh nghiệp, các công ty, tổng công ty… của tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất hàng hoá, thiết bị, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, tiếp thị và nhân lực, v.v..

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)