- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, việc giành được nhiều lợi ích và giảm thiểu tối đa những tác hại, rủi ro là nhờ chủ thể nhận thức và vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan để đưa ra các chủ trương, chiến lược, sách lược phù hợp. Điều đó đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Xuất phát từ thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua với những nội dung cơ bản sau đây.
2.1.1. Ưu điểm giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh
trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
2.1.1.1. Nhận thức lý luận về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Nhận thức lý luận của Đảng, Nhà nước ta về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự kế thừa và phát triển duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam; biểu hiện của nó là:
Thứ nhất, thường xuyên và nhất quán khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu được những thành tựu to lớn, ngày càng chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Bên cạnh đó, xu hướng tư bản hóa một cách tự phát và những yếu tố tiền tư bản cũng có điều kiện tái sinh, rất nguy hiểm. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế, nhưng không lơ là, mất cảnh giác trong đấu tranh khắc phục hạn chế, tiêu cực do nó gây ra; Đảng ta luôn khẳng định vai trò quan trọng của đấu tranh đối với hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế, coi đấu tranh là cơ sở thúc đẩy hợp tác phát triển.
Thứ hai, khẳng định yêu cầu mở rộng hợp tác kinh tế trên cơ sở đấu tranh giữ vững mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc; kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ lâu, các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trong những trọng điểm chống phá, thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Đến nay, mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội bằng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta vẫn không hề thay đổi. Đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các phần tử phản động, thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới của cách mạng.
Ở nước ta, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là rất tinh vi, xảo quyệt. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết (nhất là qua các khâu: vốn, chuyên gia, kỹ thuật), dưới lớp “áo khoác” các nhà đầu tư, du lịch, các tổ chức phi chính phủ…
đểtăng cường các hoạt động gây rối, phá hoại nền kinh tế, xuyên tạc đường
lối, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước ta; kêu gọi tư nhân hoá nền kinh tế Việt Nam, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước; thâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế quan trọng;
lợi dụng các chủ trương, chính sách đổi mới để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Đi liền với hoạt động hợp tác, đầu tư, chúng đặt ra các điều kiện về chính trị: ngang nhiên đòi Việt Nam hủy bỏ Điều 4, Hiến pháp 1992; tư nhân hóa nền kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… “hứa hẹn” sẽ ưu tiên 100% về đầu tư kinh tế cho Việt Nam nếu chúng ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, “răn đe”, “dọa dẫm” sử dụng các biện pháp trừng phạt về kinh tế, quân sự, nếu chúng ta làm trái ý họ.
Nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc của các thế lực thù địch, chúng ta đã kiên quyết đấu tranh giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vạch trần những thủ đoạn tuyên truyền, phát tán các tài liệu phản động, đăng tải trên mạng internet các bài viết của những người bất mãn, bất đồng quan điểm với Đảng, Nhà nước ta.
Thứ ba, đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế, hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không ngừng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện.
Đấu tranh để giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc nhưng lại mềm dẻo, linh hoạt trong các vấn đề cụ thể của việc giải quyết các bất đồng, tranh thủ những điều kiện thuận lợi, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm hạn chế tối đa các hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta luôn chủ động phát huy các điểm tương đồng, có giải pháp phù hợp khắc phục bất đồng nhằm thúc đẩy hợp tác để vừa bảo vệ các lợi ích cơ bản của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của các đối tác và lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Tất cả đều hướng về một điểm cơ bản là tương đồng về lợi ích - ở đây là lợi ích chính đáng của đất nước ta, của đối tác, lợi ích chung của khu vực và thế giới chứ không phải là lợi ích cục bộ theo kiểu “được mình, hại
người”. Ngược lại, càng không thể vì lợi ích “chung chung” mà quên đi hay coi nhẹ lợi ích cơ bản của quốc gia dân tộc Việt Nam.
2.1.1.2. Kết quả giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Đấu tranh là cơ sở thúc đẩy hợp tác
Chủ động đấu tranh, bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia luôn là nguyên tắc cơ bản, bất di, bất dịch và nó đã được quán triệt vào mọi kế hoạch, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, công tác đối ngoại, an ninh - quốc phòng, là cơ sở để nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, là điều kiện để hội nhập thành công. Qua đó, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.
Cùng với các hoạt động đấu tranh giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và lợi ích của nhân dân, những năm qua, chúng ta đã chủ động đấu tranh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đồng thời, gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời, đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới.
Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực khẳng định mình, “song phẳng” trong “sân chơi công bằng”, không để các nước phát triển và các nước lớn chỉ đạo, dẫn dắt “lối chơi”. Vì vậy, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ năm 2007 đến nay, chúng ta luôn phải đấu tranh với các quốc gia, các tổ chức, các thể chế kinh tế có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam… nhằm hướng tới một hệ thống thương mại tự do thực sự công bằng trên thực tế để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.
Với việc nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau 11 năm đàm phán căng thẳng, đấu tranh quyết liệt là một trong những thành công lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Nhờ đó, Việt Nam được WTO chấp thuận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp cho phi nông nghiệp, cam kết thực hiện các quyền kinh doanh... Vì vậy, với những lĩnh vực có thế mạnh, chúng ta đã cam kết thực hiện đầy đủ quy định của WTO. Mặt khác, một số lĩnh vực nhạy cảm, cần thêm thời gian, chúng ta đã đấu tranh để có thêm từ 3 năm đến 12 năm để hội nhập hoàn toàn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta được WTO bảo lưu với một số quy định riêng và bảo lưu hỗ trợ đối với nông nghiệp một khoản tương đương 4.000 tỷ đồng/năm. Một số mặt hàng: đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối… theo quy định không được áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhưng chúng ta kiên quyết đấu tranh giữ để bảo vệ lợi ích của nông dân (mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành: trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, thuốc lá 30%, muối ăn 30%, còn mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều).
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, chúng ta đã bảo lưu được thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may). Đây là nội dung mà các nước gia hội nhập WTO trước chúng ta đều không bảo lưu được. Trong lĩnh
vực dệt may, chúng ta đã đấu tranh để xoá toàn bộ phần nói về dệt may trong
báo cáo của Ban Công tác của WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO. Yêu cầu Hoa Kỳ và các thành viên khác không được áp dụng hạn ngạch dệt may
khi Việt Nam gia nhập WTO.Ngoài ra, Hoa Kỳ và các thành viên WTO cũng
không được áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam như họ đã làm với Trung Quốc. Về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đây là nội dung rất ít nước mới gia nhập WTO đạt được.
Chúng ta đã cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ phù hợp với mức độ mở cửa của ngành đó. Nếu ngành nào chỉ cho phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài thì tỷ lệ nước ngoài mua cổ phần cũng không được quá 49%. Nước ngoài chỉ được mua tối đa 30% cổ phần trong ngân hàng Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với ngành ngân hàng.
Việt Nam đồng ý cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho khai thác dầu khí. Tuy nhiên, chúng ta vẫn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Đồng thời, bảo lưu được danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ...
Trên lĩnh vực dịch vụ, phân phối, chúng ta không mở cửa thị trường
phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo,
đường và kim loại quý cho nước ngoài (Trung Quốc chỉ bảo lưu được thuốc lá và muối); mở cửa thị trường hạn chế đối với những sản phẩm nhạy cảm; không mở cửa dịch vụ in ấn, xuất bản.
Về đấu tranh giảm thuế nhập khẩu. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành là 17.4% xuống còn 13.4%, thực hiện trong vòng từ 5 đến 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành là 23.5% xuống còn 20.9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp, mức bình quân giảm từ 16.8% xuống 12.6%, thực hiện trong vòng từ 5 đến 7 năm... Việc Việt Nam được WTO chấp thuận cho hưởng thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh,... Một mặt, tạo điều kiện để một số mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế, hỗ trợ một số ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa
kinh tế phi thị trường) trong các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Vì vậy, Việt Nam đã và sẽ phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá và những rào cản thương mại.
Tính đến nay, các nước đã tiến hành hàng chục vụ kiện chống bán phá giá, riêng Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 10 vụ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Đây là các mặt hàng có khả năng cạnh tranh với hàng hóa của Hoa Kỳ, những mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với số lượng lớn, giá cả quá thấp, hoặc những mặt hàng tương tự với mặt hàng của các nước khác đang bị kiện chống bán phá giá… Một số vụ điển hình như: Colombia kiện Việt Nam bán phá giá gạo (1994), chúng ta đã đấu tranh để không bị đánh thuế vì dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa gạo của Colombia; EU điều tra bán phá giá đối với mặt hàng giày dép (1998), chúng ta đã đấu tranh thắng lợi không để bị đánh thuế vì thị phần gia tăng quá nhỏ so với Trung Quốc; Hoa Kỳ đã điều tra bán phá giá đối với cá da trơn (2002) và đã buộc phải chấp nhận thực hiện các cam kết với Việt Nam,… Không chỉ đấu tranh chống áp thuế chống phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, năm 2001, Việt Nam đã khởi kiện Hoa Kỳ lên WTO về việc áp thuế chống phá giá đối với mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu. Qua quá trình kiên trì đấu tranh kéo dài 10 năm, ngày 11 tháng 7 năm 2011, Ban hội thẩm WTO đã ra phán quyết cuối cùng ủng hộ 2 trong 3 nội dung khiếu kiện cơ bản của Việt Nam trong vụ kiện Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Các vụ điều tra, kiện trợ cấp, phá giá… đã ảnh hưởng rất lớn đối với lợi ích của các doanh nhiệp và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thực tế cho thấy, xu hướng này không ngừng tăng lên đối với các nước bị xem là nền kinh tế phi thị trường. Vì vậy, cùng với đấu tranh chống áp thuế và các biện pháp chống bán phá giá cũng như các rào cản thương mại, Việt Nam đang tích cực đấu tranh để các đối tác công nhận là nước có nền kinh tế
thị trường đầy đủ. Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đã có 22 nước công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Một số nước khác đang cùng Việt Nam rà soát kỹ thuật giai đoạn cuối để sớm công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Chúng ta đã tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, gian lận
thương mại, bảo vệ môi trường trong hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Từ năm 2007
đến nay, Việt Nam đã chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, triệt phá 750 vụ án kinh tế, trong đó có 180 vụ án có yếu tố nước ngoài, 32 vụ án đặc biệt