Khái niệm hợp tác và hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 46)

1.1.1.1. Khái niệm hợp tác

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Những mối quan hệ và sự tác động đó là vốn có và tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, mối quan hệ và sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội có sự khác nhau căn bản. Nếu như trong tự nhiên, mối quan hệ và sự tác động diễn ra theo những quy luật của tự nhiên, thì trong xã hội, những mối quan hệ và sự tác động trong xã hội bao giờ cũng thông qua hoạt động có ý thức, có mục đích của con người.

Trước hết, nói đến hợp tác là nói đến những mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa con người với con người, là mối quan hệ riêng có của con người. Vì vậy, dưới góc độ quan hệ hay sự tác động thì hợp tác bao giờ cũng vừa một tất yếu khách quan; xuất phát từ nhu cầu sống, tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Đồng thời, hợp tác luôn bị chi phối bởi ý thức, mục đích của con người. Quan hệ giữa con người với con người rất phong phú, đa dạng và không ngừng tăng lên trong xã hội hiện đại. Vì vậy, hợp tác, theo đó luôn được mở rộng và phát triển.

Hợp tác thường được hiểu là “cùng chung sức giúp đỡ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung” [115, tr. 466]. Như vậy, cơ sở để hợp tác là sự thống nhất về lợi ích giữa các chủ thể (cá nhân, nhóm, tập đoàn xã hội, giai cấp). Biểu hiện của hợp tác là sự thống nhất, đồng

thuận nhất định trong quan hệ, ứng xử, giải quyết công việc của hai hay nhiều người, hoặc một tập thể nào đó. Người ta (cá nhân, nhóm, tập đoàn xã hội, giai cấp) có thể hợp tác với nhau chừng nào giữa họ tạo ra được sự thống nhất, đồng thuận nhất định về lợi ích và cùng nhau chia sẻ lợi ích. Mức độ chặt chẽ, quy mô và phạm vi của hợp tác phản ánh mức độ, quy mô và phạm vi “thống nhất” của lợi ích. Tuy nhiên, ngay cả những mặt đối lập (các giai cấp đối kháng) ở một chừng mực nhất định cũng có sự “thống nhất” với nhau. Như vậy, khái niệm hợp tác cần được hiểu là một sự thống nhất, là “sự kết hợp của các mặt đối lập”.

Tác giả quan niệm rằng, hợp tác là những quan hệ, sự tác động giữa con người với con người, được hình thành trên cơ sở thống nhất và thỏa mãn nhu cầu, sở thích, lợi ích nào đó.

Với cách hiểu như vậy, khái niệm “hợp tác” không chỉ dừng lại ở sự phản ánh mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau giữa con người với con người mà còn có ý nghĩa rộng hơn, đó là quá trình tìm tòi, khẳng định sự thống nhất về lợi ích và đấu tranh để giải quyết những khác biệt, bất đồng, tạo điều kiện để thực hiện lợi ích một cách hiệu quả. Ở một chừng mực nào đó, hợp tác là sự chủ động, tự nguyện gắn kết giữa hai hoặc nhiều người, được hình thành trên cơ sở thống nhất về nhu cầu, sở thích, lợi ích và trách nhiệm giữa các thành viên.

Khi chúng ta nói đến hợp tác, tức là chúng ta bàn đến sự hỗ trợ tương thích, đem lại lợi ích cho các bên cùng tham gia. Trong đời sống xã hội hiện nay có nhiều sự khác biệt về giai cấp, dân tộc, quốc gia,... Vì vậy, hợp tác cũng chịu sự quy định của các quan điểm, lập trường giai cấp nhất định.

Hợp tác được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như: hợp tác về kinh tế , chính trị, văn hóa - xã hội; về quốc phòng - an ninh;

về khoa học và công nghệ,… Trong đó, hợp tác kinh tế có vị trí , vai trò là

Lịch sử tồn tại và phát triển xã hội loài người, xét đến cùng, là lịch sử của sản xuất vật chất xã hội. Trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định. Do những điều kiện sản xuất vật chất khác nhau và của cải không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu của con người, để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Qua đó, phát huy các nguồn lực sẵn có, tạo ra lợi thế so sánh, cũng như tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, con người phải thường xuyên quan tâm đến hợp tác kinh tế.

Ngày nay, hợp tác kinh tế dù rất phong phú, đa dạng, song được biểu

hiện ở những nội dung cơ bản như sau: Thứ nhất, các quốc gia, tập đoàn kinh

tế, doanh nghiệp,... thậm chí là các cá nhân cùng nhau nghiên cứu, chia sẻ, khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển sản xuất như: sức lao động

của con người, vốn, khoa học, công nghệ, tri thức, tài nguyên thiên nhiên. Thứ

hai, cùng nhau thúc đẩy tự do hóa thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho

các hoạt động thương mại và đầu tư. Thứ ba, tăng cường xây dựng các mối

quan hệ về kinh tế - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, cách thức quản lý, trao

đổi chuyên gia. Thứ tư, cùng nhau chia sẻ những lợi ích kinh tế, hoặc cùng lấy

một lợi ích kinh tế làm cơ sở để đạt tới những lợi ích khác, v.v..

V.I.Lênin đã nhấn mạnh vai trò của quan hệ hợp tác giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Người yêu cầu, chúng ta cần phải học tập và sử dụng những giá trị văn hóa, xã hội và kinh tế mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Theo V.I.Lênin, những người xã hội chủ nghĩa không được đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cần làm những công việc thực tế nhằm thu phục và trả lương cao cho chuyên gia tư sản, hãy coi đó như là một giải pháp hiệu quả nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế

Theo quan niệm tương đối phổ biến hiện nay: hội nhập kinh tế quốc tế

đã diễn ra từ rất sớm, đạt được quy mô lớn kể từ khi đế quốc La Mã xâm chiếm, làm chủ những vùng đất đai rộng lớn biến nó thành của riêng mình. Từ đó, họ mở rộng mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và áp đặt đồng tiền của họ trong các lãnh địa chiếm đóng.

Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Hungary, Béla Balassa (1928 - 1991) đã đề xuất khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Theo ông, hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết các nền kinh tế với nhau mang tính thể chế, là quá trình các quốc gia chủ động thực hiện đồng thời hai việc:

một là, gắn kết nền kinh tế và thị trường từng quốc gia với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền

kinh tế quốc dân. hai là, từng bước gia nhập và góp phần xây dựng các thể

chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Quá trình gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế khu vực và toàn cầu từng bước được thực hiện thông qua việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ hệ thống thuế quan và phi thuế quan “cản trở” thương mại và đầu tư. Điều này cũng có nghĩa là lần lượt giảm giá cho các nhà phân phối và người tiêu dùng với mục tiêu tăng năng suất lao động và kết hợp tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng kích thích hoạt động thương mại và cũng là sự lựa chọn tốt nhất để thúc đẩy tự do thương mại,...

Như vậy, có thể thấy dù được hiểu dưới góc độ nào thì bản thân hội nhập kinh tế quốc tế đã chứa đựng những điều kiện, nội dung và phương thức của hợp tác. Đồng thời, luôn đòi hỏi các chủ thể phải nâng hợp tác kinh tế lên một tầm cao mới hiệu quả hơn.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề hàng đầu là các quốc gia dân tộc cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, từng bước loại bỏ các rào cản thương mại, xúc tiến thương mại; phát triển giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc liên kết các quốc gia dân tộc với thế giới nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế; huy động và sử dụng nguồn các nguyên

ý đến hợp tác kinh tế là chưa đủ. Hơn nữa, ngay cả hợp tác kinh tế cũng không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế và cũng không đơn thuần là chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mà còn hướng đến những mục tiêu khác: tăng cường sức mạnh chính trị trong khu vực và quốc tế, củng cố quân sự, quốc phòng, an ninh và ngăn ngừa xung đột vũ trang từ ngoài vào...

Hội nhập kinh tế quốc tế luôn đòi hỏi các quốc gia dân tộc phải tìm tòi, sáng tạo, thống nhất lợi ích, nắm bắt và giải quyết hiệu quả những lực cản có thể xuất hiện và những mâu thuẫn phát sinh. Bởi lẽ, quan hệ xã hội của con người rất đa dạng, đan xen và bị chi phối bởi những lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế. Tùy vào mức độ “thống nhất” của lợi ích mà sự hợp tác có thể mang tính chiến lược hay sách lược, trước mắt và lâu dài, có quan hệ hợp tác toàn diện và quan hệ hợp tác trên một vài lĩnh vực, có quan hệ hợp tác song phương và đa phương,… Sự thống nhất về nhu cầu, sở thích, lợi ích và trách nhiệm cơ bản sẽ hình thành nên mối quan hệ hợp tác chiến lược, bền vững. Ngược lại, sự thống nhất chỉ dừng lại ở những nhu cầu, sở thích, lợi ích và trách nhiệm không cơ bản thì hợp tác chỉ mang tính sách lược.

Theo tác giả, hợp tác trong hội nhập kinh tế là mối quan hệ và sự tác

động mang tính tích cực, chủ động giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các quốc gia dân tộc,… được hình thành trên cơ sở thống nhất về nhu cầu, lợi ích nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của các bên tham gia.

Hợp tác nói chung, hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng là yêu cầu tự thân của cuộc sống. Mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng người dù muốn hay không vẫn phải hợp tác để tồn tại và phát triển, để cùng chinh phục thiên nhiên hay giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Ngày nay, hợp tác không chỉ là nhu cầu tăng thêm sức lực hoặc trí lực để hoàn thành mục tiêu chung, mà quan trọng hơn, do mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng người đang ngày càng phụ thuộc vào nhau, cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế đã trở nên bức thiết với mọi cá nhân

và mỗi quốc gia dân tộc. Coi nhẹ, lảng tránh hợp tác hoặc thiếu khả năng hợp tác trong bối cảnh, tình hình hiện nay đồng nghĩa với việc tự cô lập, trì trệ và kém phát triển.

Cần lưu ý rằng, những quan hệ lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế luôn luôn vận động, phát triển. Điều này, làm cho bất cứ sự hợp tác nào cũng luôn có xu hướng bị phá vỡ, những khuynh hướng cản trở hợp tác có thể tăng lên. Vì vậy, thực tiễn luôn đòi hỏi con người phải xác lập sự hợp tác mới, phù hợp và hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)