Hợp tác là điều kiện cho đấu tranh; đấu tranh là cơ sở để thúc đẩy hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 132 - 136)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1.1. Hợp tác là điều kiện cho đấu tranh; đấu tranh là cơ sở để thúc đẩy hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

đẩy hợp tác trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là tiến trình phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, đã và đang tiếp tục vận động, phát triển dưới tác động của các mâu thuẫn cũng như cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội. Mâu thuẫn luôn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Việc thúc đẩy lịch sử xã hội

quyết mâu thuẫn ấy có phù hợp với những quy luật khách quan của tiến trình lịch sử hay không. Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, suy cho cùng, là nhằm thiết lập một “trật tự” kinh tế thế giới mới có khả năng đảm bảo cho sự phân phối các lợi ích giữa các quốc gia dân tộc một cách hợp lý hơn.

Hợp tác và đấu tranh là hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế. Sự tác động giữa hợp tác và đấu tranh tạo thành mâu thuẫn. Trong mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh thì đấu tranh quy định sự vận động, phát triển của hợp tác. Đấu tranh lúc đầu chỉ xuất hiện từ sự khác nhau về lợi ích nào đó. Qua đấu tranh, những khác biệt đó có thể giảm đi hay phát triển thành những mâu thuẫn gay gắt. Sự khác biệt về lợi ích sẽ giảm đi khi giữa chủ thể và khách thể từng bước có sự “thỏa hiệp” để nâng tầm cao của hợp tác. Đồng thời, sự khác biệt có thể ngày càng phát triển đi đến sự đối lập tạo thành mâu thuẫn và đòi hỏi cần được giải quyết. Khi mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất mới ra đời thay thế sự thống nhất đã có và phá vỡ quan hệ hợp tác đã được xác lập. Sự thống nhất mới về lợi ích lại quy định nội dung, mức độ và quy mô hợp tác mới. Vì vậy, sự phát triển xã hội gắn với cuộc đấu tranh để phân chia lợi ích. Chỉ trong điều kiện, khi mà “sự phân chia lợi ích” không thể thực hiện được, người ta buộc phải hợp tác để coi thống nhất những lợi ích là điều kiện, tiền đề để thực hiện những lợi ích khác.

Trong những điều kiện nhất định và trong những mối quan hệ xác định thì mặt hợp tác hay đấu tranh có thể nổi trội so với mặt kia. Sau các cuộc đấu tranh quyết liệt, chiều hướng hợp tác thường biểu hiện ra bên ngoài mạnh mẽ hơn. Đồng thời, dưới cái vỏ bọc của “hợp tác”, các đối tác đều nhằm vào mục tiêu tăng cường nội lực của chính mình, chờ sự “tự suy yếu tương đối” của các đối tác khác để tìm kiếm những hình thức và mức độ tập hợp lực lượng mới, tăng thêm thế và lực về chính trị cũng như an ninh, từng bước điều chỉnh chính sách và mối quan hệ đối với các đồng minh và đối tác. Trong bất luận hoàn cảnh nào của hội nhập kinh tế quốc tế, cũng cần lấy lợi ích quốc gia dân

tộc làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo. Đồng thời, kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.

Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt để giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản; không chỉ liên quan đến nhận thức, ý chí cách mạng, đến đường lối, chính sách, mà còn liên quan đến mục tiêu, lý tưởng và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đang có những bước tiến mới. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối của Đảng, là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam.

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; tạo điều kiện để "hợp tác" và "đấu tranh" hiệu quả; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp, tiếp tục đạt những thành tựu to lớn và vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội …

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần giữ vững mục tiêu, nguyên tắc của cách mạng Việt Nam là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần có chiến lược vững chắc và sách lược linh hoạt, mềm dẻo. Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ về chính trị, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ; thực hiện đa phương hoá và đa dạng hoá với

bảo đảm cho đất nước vừa phát triển nhanh về kinh tế, vừa tiến lên theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Để giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả, cùng với những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chúng ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm hợp

tác là điều kiện, đấu tranh là cơ sở của hợp tác phát triển,vận dụng sáng tạo và tổ

chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương chính sách đó trong thực tiễn. Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra đối với những người tham gia giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh rất nặng nề.

Trước hết, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng ta đề ra. Kiên quết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch.

Bên cạnh đó, cần hiểu biết sâu sắc những quy luật của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế; tìm kiếm và phát hiện kịp thời lợi thế quốc gia và vận dụng một cách sáng tạo các quy luật kinh tế để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nước nhà.

Đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất hoặc từ bỏ lợi ích chính trị - xã hội lâu dài. Hội nhập kinh tế quốc tế nhưng không được xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và những vấn đề mang tính nguyên tắc; thực hiện tốt các cam kết với WTO và các hiệp định quan hệ thương mại song phương. Thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo, Việt Nam luôn luôn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Hợp tác là điều kiện, đấu tranh là cơ sở của hợp tác phát triển. Điều này có nghĩa là, ngay trong sự hợp tác đã hàm chứa những yếu tố của đấu tranh.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần xác định đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa của hợp tác và đấu tranh. Từ đó, có những “thay đổi” cần thiết để giải quyết tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 132 - 136)