Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 65)

quốc tế của Việt Nam hiện nay

1.1.3.1. Sự tác động qua lại giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Hoạt động của con người, suy cho cùng, là nhằm tìm kiếm lợi ích hoặc những điều kiện để thực hiện những lợi ích khác nhau. Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp, lợi ích của các giai cấp, các tập đoàn người và lợi ích của mỗi cá nhân trong cùng một giai cấp cũng có sự khác nhau, thậm chí có lúc đối lập nhau. Trên cơ sở lợi ích mà quan hệ của mỗi cá nhân, giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều thể hiện tính hai mặt là vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau và từ đó chi phối mọi hoạt động của các chủ thể.

“Hợp tác” và “đấu tranh” trong hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ biện chứng

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và đấu tranh được thực hiện trên cơ sở "cùng có lợi". Xu hướng hợp tác ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, hợp tác chỉ được thực hiện khi nào các chủ thể lợi ích "cần đến nhau". Nói cách khác, mọi sự hợp tác là có điều kiện và luôn luôn là điều kiện của sự phát triển. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khi cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu còn đan xen, tính giới hạn và cụ thể của hợp tác càng bộc lộ rõ rệt.

Lợi ích chỉ xuất hiện khi nó được đặt trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng đối tượng thỏa mãn nhu cầu và khi việc thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể bị cản trở hoặc không thể thực hiện một cách trực tiếp. Vì vậy, dẫn đến sự khác biệt, mâu thuẫn về lợi ích. Mâu thuẫn về lợi ích tồn tại khách quan và chỉ có thể được giải quyết thông qua con đường đấu tranh. Dù mâu thuẫn lợi ích được biểu hiện thành mâu thuẫn cơ bản hay không cơ bản, mang

tính đối kháng hay không đối kháng thì đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, để giành lấy những lợi ích là tuyệt đối.

Mối quan hệ biện chứng giữa hợp tác và đấu tranh được thể hiện ở chỗ

chúng có thể chuyển hóa. Những lợi ích “giống nhau”, “tương đồng” với nhau

trong hợp tác và thông qua hợp tác đến một lúc nào đó và ở một điều kiện nào đó chiếm ưu thế chi phối mặt đấu tranh sẽ làm chuyển hóa “đối tượng” thành “đối tác”, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác phát triển. Ngược lại, những lợi ích “khác biệt”, “bất đồng” nếu chi phối hợp tác sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa “đối tác” thành “đối tượng”. Vì thế, cần xác định đúng “đối tượng” và “đối tác” trong những điều kiện cụ thể và mối quan hệ khách quan. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm giống nhau, sự tương đồng về lợi ích của các chủ thể để gia tăng hợp tác. Chỉ trên tinh thần ấy, chúng ta mới có thể tranh thủ được những thời cơ, vận hội mà hội nhập quốc tế đem lại.

Đấu tranh trong lĩnh vực xã hội, trước hết xuất phát từ những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Tuy nhiên, lợi ích của con người luôn có sự đan xen. Trong đó, có những lợi ích mâu thuẫn với nhau và có cả những lợi ích có thể thống nhất với nhau. Thường thì sự thống nhất có thể đạt được ở những lợi ích không cơ bản. Hơn nữa, ngay cả những sự đối lập vốn tưởng như “không thể điều hòa được” cũng cần có sự thỏa hiệp nào đó từ hai phía để đảm bảo cho sự phát triển, không làm cho sự phát triển bị “cô lập”. Thậm chí, ngay cả những yếu tố “đối lập về chất” nhưng “tương đương về lượng”, trong những điều kiện nhất định cũng có thể kết hợp với nhau. Tư tưởng của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự cần thiết phải “thỏa hiệp ở một mức độ nhất định” giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản để tạo điều kiện cho giai cấp vô sản “lớn dần lên”, đến mức đủ mạnh để tiêu diệt tận gốc giai cấp tư sản đã nói lên điều này. Nếu như sự “thỏa hiệp một cách có nguyên tắc” cũng là đấu

tranh, thì hợp tác chính là trạng thái của đấu tranh trong điều kiện những

mâu thuẫn chưa trở nên gay gắt.

Trong điều kiện xác lập kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, sự “thống nhất” về những lợi ích không cơ bản có tính chất phổ biến. Nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ tạo động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải vừa đấu tranh, vừa hợp tác; trong đấu tranh có mặt cần và có thể hợp tác và trong hợp tác có đấu tranh. Sự chuyển biến từ đối tượng sang đối tác và ngược lại đã nói rõ quan điểm của Đảng ta về vấn đề này, thực chất đó là một cách “ứng xử thông minh” của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Không có “hợp tác” và “đấu tranh” tồn tại một cách chung chung, trừu tượng. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, lợi ích chỉ có thể đạt được thông qua con đường đấu tranh. Với ý nghĩa đó, hợp tác là kết quả của đấu tranh và đấu tranh thúc đẩy hợp tác phát triển. Hơn nữa, sự hợp tác nào cũng bao hàm trong nó đấu tranh; đấu tranh diễn ra trong suốt quá trình vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Đấu tranh ấy dù ở mức độ nào và trên lĩnh vực gì thì cũng không loại trừ hay làm tổn hại đến sự hợp tác nếu các chủ thể có cùng nhu cầu, sở thích và lợi ích. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các giai cấp, các tập đoàn xã hội, …vẫn cần đến hợp tác hay ít nhất là một sự thoả hiệp, đồng thuận về lợi ích trong những điều kiện cụ thể, xác định. Winston Churchill đã từng nói: không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn hữu vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn.

Đấu tranh quy định nội dung, phương thức, quy mô hợp tác; quy định

xu hướng vận động, phát triển của hợp tác. Trong giai đoạn hiện nay, “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển” trở thành một xu thế phát triển cơ bản, ổn định. Nhân loại đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của các quốc gia dân tộc. Chính điều này, đã có lúc, có nơi người ta ngộ nhận rằng, hợp tác sẽ dần dần thay

thế cho đấu tranh. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên... tiếp tục diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.

Có thể khẳng định rằng, đấu tranh đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề “sống còn” của mỗi quốc gia dân tộc, vừa có ý nghĩa về mặt giai cấp, vừa có ý nghĩa về mặt dân tộc. Coi nhẹ đấu tranh sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức và tổ chức thực tiễn, làm cho hợp tác “trở nên vô nghĩa”. Hơn nữa, chúng ta phải tiến hành đấu tranh để hạn chế những tác động tiêu cực mà hội nhập quốc tế đem lại, góp phần củng cố thế và lực, thực hiện hợp tác một cách bình đẳng...

Việc khẳng định tính tất yếu của đấu tranh và vai trò chi phối của đấu

tranh đối với hợp tác, có nghĩa là, chúng ta khẳng định đấu tranh là nội dung cơ bản, phản ánh bản chất của hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Hợp tác luôn chịu sự quy định của đấu tranh. Tuy nhiên, mặt hợp tác

không chỉ chịu sự quy định một cách thụ động, tiêu cực mà có tính độc lập tương đối, có vai trò tác động trở lại đối với đấu tranh một cách năng động, tích cực và sáng tạo. Qua hợp tác, vị thế, vai trò của quốc gia dân tộc được xác lập và không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, trên cơ sở đó tạo thế và lực mới cho đấu tranh.

Hợp tác góp phần giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn phát sinh, tránh dùng bạo lực; không gây thiệt hại, tổn thất về sức người, sức của. Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, có những thời điểm nhất định, chúng ta đã mắc những sai lầm do “bệnh” chủ quan, duy ý chí (mà suy cho cùng là do chậm phát triển về nhận thức lý luận) đã dẫn đến việc tuyệt đối hóa lợi ích cơ bản, coi lợi ích cơ bản là tất cả, là duy nhất. Vì vậy, đã có lúc chúng ta cho rằng "càng tránh xa" chủ nghĩa tư bản cũng có nghĩa là "càng gần" đến với chủ

nghĩa xã hội. Kết quả là chúng ta lại ngày càng xa rời những lợi ích cơ bản, tụt hậu xa hơn về kinh tế, v.v..

Trong một thế giới “phẳng” rất đa dạng, phức tạp, biến động khó lường như hiện nay thì việc giành lấy lợi ích cơ bản lại có thể được thực hiện từng bước thông qua giành những lợi ích không cơ bản. Như vậy, xét từ góc độ quan hệ giai cấp thì hợp tác có cơ sở khách quan và có thể thực hiện được do thỏa mãn những lợi ích không cơ bản của các chủ thể.

Rõ ràng là, hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay có mối quan hệ biện chứng, phản ánh sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các quốc gia dân tộc,…; trong đó, hợp tác, thống nhất về lợi ích là điều kiện cho đấu tranh, còn đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy hợp tác phát triển.

Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế mang tính phổ biến, khách quan và rất đa dạng. Trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần nhận thức, phân định và xử lý đúng những mối quan hệ cụ thể, hoàn cảnh cụ thể . Dưới góc độ của triết học Mác-Lênin, có thể xem xét hội nhập kinh tế quốc tế qua các mối quan hệ cơ bản sau đây:

Một là, mối quan hệ “hợp tác” và “đấu tranh” giữa những yếu tố xuất hiện từ nội lực nền kinh tế. Mối quan hệ này được xác lập trên cơ sở những mâu thuẫn nảy sinh trong sự phát triển của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ phát triển tư bản chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoặc do những nhiệm vụ mới của sự phát triển, tăng trưởng kinh tế đặt ra. Những mâu thuẫn nảy sinh trong sự phát triển, vừa là quan hệ giữa cái cũ và cái mới, vừa là đặc trưng cho mối liên hệ giữa “cái đồng nhất” và “cái khác biệt”,… ở trong bản thân sự vật, hiện tượng. Cơ sở thực tiễn làm nảy sinh mối quan hệ “hợp tác” và “đấu tranh” giữa những yếu tố xuất hiện từ nội lực nền kinh tế là sự không đồng bộ, nhiều trình độ của lực lượng sản xuất, từ nền sản xuất tiểu nông đi lên sản xuất công nghiệp hiện đại. Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ này là sự hợp tác, đấu tranh trong nô ̣i bô ̣ nền kinh tế

quốc gia. Đó có thể là hợp tác và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế, cũng có thể là giữa những cá nhân, nhóm xã hội, các doanh nghiệp… trong cùng

một thành phần kinh tế. Hai là, mối quan hệ “hợp tác” và “đấu tranh” giữa

các yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài nền kinh tế quốc gia xuất hiện

cùng với hội nhập kinh tế quốc tế. Mối quan hệ này xét đến cùng được hình

thành từ những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa các nước tư bản phát triển với nhau,... Đồng thời, được xác lập trên cơ sở những mâu thuẫn giữa lợi ích của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, giữa lợi ích quốc gia dân tộc và quốc tế,… Cơ sở thực tiễn của mối quan hệ này là quá trình phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh thương mại tự do, tăng cường hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Mối quan hệ này xuất hiện cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại và nó ngày càng mở rộng. Biểu hiện cụ thể của hợp tác và đấu tranh giữa những yếu tố bên trong nền kinh tế quốc gia và những yếu tố từ bên ngoài là hợp tác và đấu tranh giữa thành phần kinh tế trong nước với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với nhau; Quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa;… Đây là mối quan hệ trước hết và chủ yếu, chi phối hợp tác và đấu tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, là nội dung cơ bản mà luận án tập trung nghiên cứu. Các công ty nước ngoài, nhất là các công ty tư bản vào Việt Nam để tìm kiếm lợi ích, tăng lợi nhuận của họ. Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu "xây dựng chủ nghĩa xã hội" thì không thể không tính đến việc tìm kiếm, khẳng định và bảo vệ những lợi ích của mình. Trong từng lĩnh vực cụ thể mà vai trò của hợp tác và đấu tranh là hết sức linh hoạt, quy định nội dung và hình thức của mặt còn lại. Tuyệt đối hóa hợp tác hay đấu tranh đều có thể dẫn tới sai lầm, khuyết điểm. Trong "trường kỳ" lịch sử ấy (ở đây khái niệm "trường kỳ" được hết sức nhấn mạnh), lợi ích cơ bản của ai

phù hợp với những quy luật tiến hóa của lịch sử, thì người đó sẽ giành thắng lợi. Thực chất của quá trình này cũng là một sự chuyển hóa “đối tượng” thành "đối tác", chuyển hóa của các mặt đối lập, chuyển hóa “thù" thành "bạn” có lợi cho chúng ta.

1.1.3.2. Đặc điểm của mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, cần đặt nó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; cần chú ý tới những đối tác và đối tượng cụ thể, nhất là đặt nó trong mối quan hệ dân tộc, giai cấp. Mặc dù, mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ các khía cạnh, các thuộc tính của mối quan hệ dân tộc, giai cấp.

Đặc điểm thứ nhất, vừa hợp tác, vừa đấu tranh không phải là sự kết hợp cơ học, chiết trung, mà là sự thống nhất biện chứng. Theo đó, mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không phải là tùy tiện, nhất thời mà là sự thống nhất biện chứng, được hình thành trên cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội và lịch sử - văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới đương đại. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta mở rộng hợp tác toàn diện; đồng thời, đấu tranh giữ vững những vấn đề mang tính nguyên tắc của cách mạng Việt Nam. Đó là vấn đề có tính quy luật quy định mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Sự thống nhất biện chứng giữa hợp tác và đấu tranh thể hiện ở sự ràng buộc chặt chẽ, hàm chứa những mâu thuẫn biện chứng. Các chủ thể kinh tế có

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)