KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 87)

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của sự vận động, phát triển lịch sử. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình biện chứng phù hợp với quy luật khách quan. Trong hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và đấu tranh có cơ sở khách quan và có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, trong chương 2, tác giả đã phân tích, làm rõ khái niệm “hợp tác”, “đấu tranh”, “mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” và khẳng định: Hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có mối

quan hệ tác động qua lại hợp thành mâu thuẫn biện chứng. Trong đó, đấu

tranh là cơ sở của hợp tác. Đấu tranh, không chỉ có vai trò xác định vị thế của mỗi quốc gia dân tộc trong hợp tác quốc tế, mà còn quy định nội dung,

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, khẳng định: hợp tác tuy phụ thuộc vào đấu tranh, song không phải là sản phẩm thụ động, tiêu cực mà có sự tác động trở lại đối với đấu tranh. Hợp tác làm cho đấu tranh diễn ra trong những điều kiện mới, nội dung và hình thức mới. Hợp tác có hiệu quả sẽ góp phần tập hợp lực lượng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu ổn định, phát triển phồn vinh của đất nước. Mức độ thành công của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam phụ thuộc vào việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh là tất yếu, khách quan. Vì vậy, nghiên cứu, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, làm cho nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng. Tuyệt đối hóa một mặt nào đó đều có thể dẫn đến sai lầm, khuyết điểm, thậm chí phải trả giá. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần giải quyết mối quan hệ này một cách linh hoạt, mềm dẻo; tránh chủ quan, nóng vội, áp đặt. Thước đo kết quả giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh là lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam được đảm bảo và lợi ích chính đáng của mỗi người dân Việt Nam được nâng lên.

Hiện nay, việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh chịu sự

tác độn của nhiều yếu tố . Đó là: tác động của những mâu thuẫn trên thế giới

và khu vực; tăng trưởng kinh tế thế giới sau giai đoạn khủng hoảng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại , làm cho hội nhập kinh tế gắn chặt với hội nhập quốc tế trên mo ̣i lĩnh vực : chính trị, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo,... sự bất ổn định ở khu vực Đông Nam Á, châu Á, sự chống phá của các thế lực thù địch , nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình” , bạo loạn lâ ̣t đổ, thúc đẩy “tự chuyển hóa” nô ̣i bô ̣ ta. Đồng thời, giải quyết mối

quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam phu ̣ thuô ̣c vào hai nhiệm vụ chiến lược : xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc Viê ̣t Nam xã hội chủ nghĩa ; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế; phụ thuộc

vào các nhân tố chủ quan của chủ thể giải quyết mối quan hệ này; chất lượng đội

ngũ cán bộ , công chức nhà nước ; sự năng đô ̣ng, sáng tạo của đội ngũ doanh

nhân; tri thứ c, kinh nghiê ̣m, trình độ quản lý của đội ngũ chuyên gia và cán bộ

khoa ho ̣c, công nghê ̣; trình độ và tay nghề của người lao động. Trong đó, nổi bật là vai trò tác động của hệ thống cơ chế, chính sách, vai trò của công tác lãnh đạo quản lý, việc hoạch định hệ thống chính sách, phát huy vai trò của cán bộ khoa học, chuyên gia kinh tế, doanh nhân và người lao động. Phát huy tác động tích cực của các yếu tố khách quan và các nhân tố chủ quan sẽ giúp Việt Nam kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp các nguồn lực trong nước với các nguồn lực từ nước ngoài, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục được những tác động tiêu cực do hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)