Đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng và tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 162 - 166)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.2.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng và tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoạ

kinh tế đối ngoại

3.2.3.1. Huy động mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhanh, bền vững

bền vững gắn với phát triển, mở rộng thị trường hàng hóa. Một mặt, mở cửa thị trường trong nước để các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư hoạt động, tạo việc làm cho người lao động, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh đối với doanh nghiệp và sản xuất hàng hóa trong nước. Mặt khác, điều chỉnh cơ cấu sản xuất và kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát triển, từng bước vươn ra thị trường thế giới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trước hết thể hiện ở vai trò và sức mạnh của các doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp của Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế tại thị trường trong nước. Chú trọng xây dựng thể chế kinh tế thị trường cùng với các thiết chế phù hợp với những quy định và luật pháp quốc tế, công khai lộ trình hội nhập, lộ trình thuế quan và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Xuất phát từ những yêu cầu của thị trường, các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên hạng mục phát triển; các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới, xác định những lợi thế so sánh, những khó khăn, xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, tổ chức, sắp xếp lại quá trình sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm; chủ động nắm bắt cơ hội phát triển, tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả những "ngách nhỏ” trong thị trường quốc tế rộng lớn mà hàng hóa Việt Nam có ưu thế, có thể chiếm lĩnh.

Phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng phục vụ xuất khẩu. Muốn vậy, cần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, tập trung mọi nguồn lực phát triển các ngành kinh tế có lợi thế và sức cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu, khuyến khích phát triển những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao và có hàm lượng chất xám như điện tử, viễn thông, dược phẩm, chế biến thực phẩm. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ luôn mang tính hai mặt. Hội nhập quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích, mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho

nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần xây dựng cho được nền kinh tế độc lập, tự chủ, không bị phụ thuộc vào nước ngoài.

Phát triển kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc luôn bị giới hạn bởi những điều kiện vật chất. Để xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần tạo ra khả năng thích ứng cao của nền kinh tế trước những biến động của thời cuộc. Theo đó, cần chú trọng các yếu tố phát triển nhanh và bền vững, khả năng cạnh tranh cao; đảm bảo nền tài chính lành mạnh...

3.2.3.2. Khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường ra nước ngoài, gắn kết nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới

Để thúc đẩy kinh tế phát triển cần tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa, tiền vốn, lao động, kỹ thuật và công nghệ được tự do lưu chuyển trong quốc gia và xuyên quốc gia. Muốn vậy, cần mở cửa thị trường để thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ, đầu tư nước ngoài, kết hợp sức mạnh nội lực của nền kinh tế với các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển sản xuất; mặt khác, tìm kiếm mở rộng thị trường để xuất khẩu hàng hóa cũng như các yếu tố của sản xuất mà chúng ta đang có lợi thế. Tạo cơ sở pháp lý, xây dựng môi trường thông thoáng cho đầu tư quốc tế, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế của Việt Nam tìm hiểu thị trường quốc tế, phát huy những lợi thế để đầu tư ra nước ngoài… Trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường ra nước ngoài hiệu quả, chúng ta cần quan tâm thực hiện tốt những vấn đề sau đây.

Thứ nhất, nghiên cứu đầy đủ xu hướng vận động, biến động của thị trường thế giới; sự vận động của những quy luật kinh tế cơ bản và vận dụng sáng tạo những quy luật đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nhờ đó, chúng ta sẽ đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, hiệu quả

Thứ hai, kịp thời ứng phó linh hoạt với những tác động tiêu cực của thị trường quốc tế; nghiên cứu nắm bắt những cơ hội thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam; thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm kết nối thị trong trong nước với thị trường quốc tế.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vì lợi ích quốc gia dân tộc. Trong hội nhập kinh tế, việc mở rộng tự do thương mại, sức ép về cạnh tranh là rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp và hàng hóa trong nước. Nâng cao hiệu quả cạnh tranh giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường rất cần nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

3.2.3.3. Phát triển kinh tế nhà nước, tăng cường liên doanh, liên kết nghiên cứu, chế tạo, sản xuất hàng hóa, tích cực tham gia thị trường lao động và thương mại thế giới

Phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước, làm cho nó giữ vai trò xứng đáng trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để phát triển kinh tế nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây:

Một là, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các lĩnh vực xã hội hài hòa với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Quan tâm những nội dung cơ bản của tái cấu trúc nền kinh tế, đó là: tái cấu

trúc đầu tư; tái cấu trúc doanh nghiệp; tái cấu trúc hệ thống tài chính - ngân hàng. Coi trọng tái cấu trúc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp, khắc phục những hạn chế, yếu kém của hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.

Hai là, đẩy nhanh tiến trình đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Coi đổi mới doanh nghiệp nhà nước không chỉ là một nội dung của tái cấu trúc doanh nghiệp mà còn là điều kiện để tạo lập môi trường cạnh tranh bình

đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế nhà nước tương xứng với vai trò chủ đạo nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần minh bạch hoá các nguồn vốn đầu tư, kết hợp với việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước và cho doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư. Mở rộng hợp tác đầu tư giữa thành phần kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển mạnh các ngành kinh tế giá trị gia tăng cao, các ngành kinh tế mà Việt Nam đang có thế mạnh, v.v..

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 162 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)