Nâng cao ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 141 - 144)

- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà

hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh và giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay biểu hiện ở những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, trong không

gian và thời gian khác nhau, ở cả tầm vĩ mô và vi mô, cả trong ngắn hạn và

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:

Một là, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, Nhà nước; có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân. Trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đường lối, chủ trương hội nhập quốc tế nói riêng.

Hai là, nhận thức đúng thực chất việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích. Trong đó, có những mâu thuẫn lợi ích cơ bản và không cơ bản, trước mắt và lâu dài, cục bộ và toàn bộ,... Công tác này đòi hỏi phải tiến hành tập trung, kiên trì và có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp ,... thâ ̣m chí là của người lao động. Đồng thời, cần phát huy tốt nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là động lực chủ yếu, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh chỉ thực sự hiệu quả trong môi trường chính trị - xã hội ổn định và lành mạnh. Chính vì vậy, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm thay đổi từ thói quen, nếp nghĩ, đến hành động của từng người và cả cộng đồng. Rõ ràng là, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay không chỉ là trách nhiệm riêng của Đảng, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Đây là những vấn đề quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…). Cơ chế vận hành các thiết chế của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để ngày càng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, việc gắn kết những thiết chế thành một hệ thống là điều có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi chúng ta phải đổi mới kiên quyết, triệt để hơn nữa nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong hội nhập kinh

tế quốc tế hiện nay, trước hết là đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của

Đảng. Nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thực sự coi công tác xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng; thực hiện tốt chủ trương: “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”.

Cùng với đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng cần tập

trung đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Phát huy mạnh mẽ

vai trò của hệ thống chính quyền nhà nước trong việc mở rộng và thực hiện dân chủ, chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa “bệnh” quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng.

Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị - xã hội. Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, v.v..

Việc nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính trị không có nghĩa là coi nhẹ vai trò của đội ngũ doanh nhân, đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia kinh tế, người lao động... Trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, vai trò quan trọng của hệ thống chính trị không chỉ là việc đề ra những chủ trương, chính sách trong lãnh đạo, điều hành, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh mà còn đề ra những chủ trương, chính sách huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài những quan điểm cơ bản nêu trên, việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cần nắm vững phương pháp luận biện chứng duy vật; kết hợp hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng; bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại; phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; củng cố mối quan hệ đoàn kết, hợp tác với các đảng cộng sản, đảng công nhân, đảng cánh tả, các chính đảng và đảng cầm quyền, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác… tạo nên sức mạnh tổng hợp để sớm đưa nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay (Trang 141 - 144)