Việc nghiên cứu về phản ứng của ngƣời tiêu dùng giúp cho các doanh nghiệp có thể xác định và dự đoán thái độ, hành động của ngƣời tiêu dùng để từ đó xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Đã có nhiều nghiên cứu về phản ứng của ngƣời tiêu dùng, kèm theo đó là việc tồn tại nhiều khái niệm, quan điểm về phản ứng của ngƣời tiêu dùng, sau đây là một vài khái niệm và quan điểm tiêu biểu:
- Theo Tripathi và Siddíqui (2008): “Phản ứng mô tả sự sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc nhận và trả lời thông tin tiếp thị, nó có thể được xem như là một chức năng của nội dung và bối cảnh thông điệp” (dẫn theo
AlEnezi, 2010) [23]. Haghirian và Madlberger (2005) cho rằng bất kỳ kênh nào cũng nên đƣợc đánh giá theo phản ứng của ngƣời tiêu dùng để có thể đo lƣờng một cách hiệu quả các kênh này (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23].
- Heinonen và Strandvik (2003) kết luận rằng các nội dung liên quan đến truyền thông hoặc việc chấp nhận các kênh truyền thông không trực tiếp làm tăng khả năng phản ứng (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Một số nội dung truyền thông không tác động mạnh đến phản ứng của ngƣời tiêu dùng nếu kênh truyền thông này bị phân tán (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Ở một khía cạnh khác, một số nội dung liên quan ở mức độ thấp có thể ảnh hƣởng mạnh đến phản ứng nếu các kênh truyền thông này đƣợc tiếp nhận cao (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23].
- Theo Haghirian và Madlberger (2005), nếu các nhà tiếp thị có kế hoạch áp dụng quảng cáo trên điện thoại di động thì họ phải xem xét ngƣời tiêu dùng đánh giá các kênh truyền thông tiếp thị qua điện thoại di động nhƣ thế nào (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Phản ứng của ngƣời tiêu dùng sẽ tác động mạnh hơn sự chấp nhận của họ bởi vì phản ứng đƣợc giả định là sự chú ý của ngƣời tiêu dùng thay vì chỉ có sự chấp nhận (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23].
- Theo Heinonen và Strandvik (2003), tùy thuộc vào sự quen thuộc của ngƣời tiêu dùng với các phƣơng tiện truyền thông mà phản ứng của ngƣời tiêu dùng có thể cao hơn hoặc thấp hơn (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Phản ứng của ngƣời tiêu dùng cũng khác nhau đối với những sản phẩm khác nhau (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Phản ứng của ngƣời tiêu dùng có thể đƣợc đánh giá dựa trên những nội dung liên quan đến thông điệp và việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kênh truyền thông (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Heinonen và Strandvik (2003) cũng cho rằng ngƣời tiêu dùng có thể nhận đƣợc những giá trị hữu ích từ thông tin tiếp thị (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23]. Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng thƣờng đánh giá các thông tin truyền thông theo một khía cạnh không tốt, điều này có tác động tiêu cực đến phản ứng của họ, trong khi đó thông tin tiếp thị có thể đƣợc chấp nhận nếu nó đƣợc áp dụng trong các tình huống thích hợp (dẫn theo AlEnezi, 2010) [23].