Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu [2]. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của Việt Nam [2]. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông.
- Vị trí địa lí, dân số
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu [2]. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang [2]. Diện tích nội thành của Cần Thơ là 53 km² [2]. Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.214.100 ngƣời, mật độ dân số tính đến 2012 là 862 ngƣời/km² [20]. Trong đó, dân số nữ là 610.400 ngƣời, dân số nam là 603.700 ngƣời, dân thành thị chiếm 66,32% tƣơng đƣơng 805.200 ngƣời, dân số nông thôn là 408.900 ngƣời chiếm 33,68% [20].
- Đơn vị hành chính
Thành phố Cần Thơ đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh) [2]. Tổng số thị trấn, xã, phƣờng là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phƣờng và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP) [2].
- Kinh tế - Tài chính
Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so với mức tăng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.514 USD, tăng 174 USD so với năm 2011 [17]. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so
với năm 2011, đóng góp hơn 15% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng [17]. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2012 của Cần Thơ là 101.122 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng [17]. Với 228 địa điểm giao dịch của các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 32.100 tỷ đồng, tổng dƣ nợ cho vay 42.000 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực [17].
Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2013, GDP của thành phố Cần Thơ tăng 10,32% so với cùng kì năm trƣớc [3]. Trị số sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 7,84% so với cùng kì, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ƣớc thực hiện gần 31.185 tỉ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ năm trƣớc [3]. Tổng mức hàng hóa bán ra khoảng 79.551 tỉ đồng, tăng gần 14,9% so với cùng kỳ, nhƣng chỉ đạt 66,3% kế hoạch năm (trong đó, bán lẻ đạt 42.476 tỉ đồng, tăng gần 13,8% so cùng kỳ năm trƣớc và đạt 66,4% kế hoạch năm) [3]. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa mới đạt 65,8% kế hoạch năm, do kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo và thủy sản đông lạnh) giảm [3]. Theo báo cáo của Cục thuế Thành phố, tính đến ngày 30 tháng 9, tổng thu nội địa trên địa bàn đạt 4.454 tỉ đồng, đạt khoảng 76% dự toán của Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố, trên 75% dự toán của Bộ Tài chính giao, tăng khoảng 35% so cùng kỳ [3]. Theo số liệu của Sở Tài chính thành phố, tính đến ngày 25 tháng 9 thì tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố thực hiện gần 6.919 tỉ đồng, đạt 79,8% dự toán HĐND thành phố giao [3]. Trong đó, thu ngân sách nhà nƣớc theo dự toán đƣợc giao (thu nội địa, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu) đạt hơn 4.903 tỉ đồng (đạt gần 75% dự toán Trung ƣơng giao, đạt 74,38% dự toán HĐND thành phố giao); có 7/14 khoản thu đạt 75% dự toán trở lên, vƣợt dự toán [3].