Hoạt động Mobile Marketing tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Cần Thơ nói riêng nhìn chung vẫn chƣa đƣợc phổ biến và còn tồn tại dƣới những hình thức khá đơn giản. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa khai thác hoặc khai thác một cách rất khiêm tốn kênh truyền thông này, các doanh nghiệp vẫn trung thành với những kênh thông tin truyền thống thay vì phải mạo hiểm với một kênh truyền thông mới. Vấn đề này gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của Mobile Marketing tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Cần Thơ nói riêng.
Ở một khía cạnh khác, bên cạnh những bất lợi còn tồn tại, thị trƣờng Việt Nam vẫn có rất nhiều tiềm năng và triển vọng cho sự phát triển của hoạt động
Mobile Marketing. Theo số liệu của Cục Viễn thông công bố, đến hết tháng 5 năm 2013 số lƣợng thuê bao di động tại Việt Nam là khoảng 143 triệu, gấp hơn 1,5 lần dân số cả nƣớc [21]. Mức tăng trƣởng của máy tính bảng và Smartphone của Việt Nam xếp thứ 2 thế giới đạt 266% từ tháng 1-2012 đến tháng 1-2013, đến quý I năm 2013 Việt Nam đã có khoảng 20% dân số dùng Smartphone [12] [4]. Nghiên cứu của Google đối với 1.000 ngƣời sử dụng Smartphone tại Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 64 cho thấy 70% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ sử dụng Smartphone để truy cập Internet, 50% sẽ không bao giờ rời khỏi nhà mà không có Smartphone trong tay [4]. Ngƣời dùng Smartphone thƣờng tìm kiếm tin tức, xem video, tải ứng dụng hay vào các mạng xã hội và số lƣợng này đang ngày một tăng cao [4]. Điều này cho thấy rằng, nếu các doanh nghiệp biết cách sử dụng Smartphone trong chiến lƣợc tiếp thị của mình, họ sẽ kết nối và tiếp cận đƣợc với ngƣời tiêu dùng mới.
Theo khảo sát của Google, có đến 92% ngƣời dùng Smartphone có thể làm nhiều việc cùng lúc, trong đó 64% trả lời họ vừa dùng điện thoại vừa nghe nhạc [4]. Điều này sẽ có ý nghĩa tích cực nếu các doanh nghiệp biết cách tiếp cận, mở rộng chiến lƣợc quảng cáo để tận dụng điện thoại di động và phát triển các chiến dịch truyền thông đa phƣơng tiện để tiếp cận đến ngƣời tiêu dùng hiệu quả hơn [4]. Smartphone cũng là một công cụ hỗ trợ mua sắm hữu hiệu của ngƣời tiêu dùng, 60% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ dùng Smartphone để mua sản phẩm [4]. Kết quả khảo sát của Google cho thấy sau khi tìm kiếm thông tin có đến 60% ngƣời trả lời sẽ kết nối với doanh nghiệp, 74% đến tìm hiểu, 47% chia sẻ với ngƣời khác và 54% thực hiện giao dịch mua hàng [4]. Một điều đáng chú ý là việc tìm hiểu thông tin trên phƣơng tiện này dẫn đến hành động mua sắm qua các kênh khác, 63% cho biết họ mua hàng qua mạng và 71% đến mua trực tiếp tại cửa hàng [4]. Đây là những con số khá ấn tƣợng, tuy nhiên nó chỉ đúng với những ngƣời sử dụng Smartphone, trong khi phần lớn ngƣời tiêu dùng Việt Nam vần đang sử dụng điện thoại thông thƣờng.
Không đƣợc ấn tƣợng nhƣ những con số điều tra về những ngƣời sử dụng Smartphone, nhƣng đối với những ngƣời sử dụng điện thoại ở Việt Nam nói chung vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực cho hoạt động Mobile Marketing. Theo hãng nghiên cứu Nielsen, ngƣời Việt Nam có thói quen sử dụng thiết bị di động rất thƣờng xuyên, trong đó 54% kiểm tra thiết bị di động (thƣờng là điện thoại di động) trƣớc khi ngủ, và 91% luôn có thiết bị di động bên mình trong suốt cả tuần [6]. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra của Nielsen có tới 42% ngƣời đƣợc hỏi cho biết sẽ thay thế điện thoại di động thƣờng bằng điện thoại di động thông minh trong vòng 6 tháng tới [12]. Theo nghiên cứu mới nhất của Admicro, tổng ngân sách mà doanh nghiệp toàn quốc đổ vào thị
trƣờng quảng cáo qua điện thoại di động tăng 150% mỗi tháng và hứa hẹn tiếp tục tăng mạnh hơn ở thời gian tới [12]. Nghiên cứu này cũng cho thấy nam giới có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt hơn nên truy cập Internet qua di động với tỉ lệ áp đảo (68%) so với nữ giới (32%) [12]. Trong đó, nhóm tuổi từ 25 - 34 có số lƣợng ngƣời truy cập Internet qua di động nhiều nhất, chiếm gần 39% [12]. Báo cáo còn chỉ ra khung giờ mà ngƣời dùng sử dụng Mobile Internet nhiều nhất là từ 11h – 13h và 19h – 22h mỗi ngày [12].
Ông Rohit Dadwai, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Mobile Marketing Châu Á - Thái Bình Dƣơng, nhận định: “Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng cao về
số lượng người sử dụng Internet bằng thiết bị di động nên Mobile Marketing sẽ trở thành một trong những phương tiện định hướng đáng kể của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ chú trọng đến kênh tiếp thị này nhiều hơn” [6].
Thống kê của Admicro cho thấy, số lƣợng truy cập Internet trên thiết bị di động đạt 30-35% so với trên máy tính cá nhân đạt gần 50% [6]. Đây là kết quả do việc mạng 3G và Wi-Fi phát triển mạnh đã tác động đến xu hƣớng đọc báo và thao tác công việc cũng nhƣ giải trí trên thiết bị di động nhiều hơn [6]. Theo xu hƣớng này, Admicro dự báo ngân sách quảng cáo trên thiết bị di động sẽ tăng từ 1% lên 7% trên tổng ngân sách dành cho một chiến dịch quảng cáo trong vài năm tới [6]. Những con số điều tra ở trên chính là một tín hiệu khả quan để doanh nghiệp tận dụng quảng cáo trên di động nhƣ là một kênh mới, đƣa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.
Hiện tại ở Việt Nam đã có một số công ty nhƣ: Công ty Goldsun Focus Media, Công ty Gmark Việt Nam, Công ty cổ phần truyền thông Gapit…đang khởi động những bƣớc đi mới cho Mobile Marketing. Nhiều diễn đàn đƣợc tổ chức nhằm tìm hƣớng phát triển cho hoạt động Mobile Marketing, trong đó phải nói đến diễn đàn “Mobile Marketing toàn cầu 2013” đƣợc tổ chức tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 10 năm 2013. Đây là lần thứ 2 Hiệp Hội Mobile Marketing toàn cầu (MMA Global) đƣa diễn đàn Mobile Marketing về Việt Nam với sự cộng tác của công ty Goldsun Focus Media, đơn vị đã đƣợc lựa chọn trở thành thành viên chính thức trong Ban Chấp Hành Hiệp Hội Mobile Marketing (MMA) ở khu vực Châu Á và là thành viên sáng lập đầu tiên của MMA Việt Nam [1]. Tại diễn đàn này, Hiệp Hội Mobile Marketing Việt Nam cũng đã đƣợc thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của truyền thông tƣơng tác trên di động và bắt kịp những xu hƣớng mới nhất trên thế giới [1]. Với sự quyết tâm của các thành viên trong Hội đồng sáng lập và Ban điều hành của khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, tƣơng lai của Mobile Marketing sẽ rộng mở hơn ở thị trƣờng Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý và hạ tầng công nghệ ở nƣớc ta đã có những bƣớc tiến đáng kể để tạo cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành Mobile Marketing, đặc biệt là ở các thành phố lớn [15]. Các nghị định, thông tƣ về chống thƣ rác cũng nhƣ Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã thiết lập một hành lang pháp lý khá toàn diện cho hoạt động Mobile Marketing [15]. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cùng với việc số lƣợng ngƣời sử dụng Smartphone ngày càng nhiều sẽ cho phép ngƣời dùng sử dụng tốt hơn các chức năng nhƣ MMS, WAP, mã vạch 2D… [15]. Tuy nhiên, theo ông Rohit Dadwal, Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng của Diễn đàn Mobile Marketing Toàn cầu 2013 (MMA) thì: “Rất
ít các doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam có giao diện cho thiết bị di động, khi doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư cho di động thì người tiêu dùng sẽ không sẵn sàng trong việc kết nối với doanh nghiệp từ di động” [6].
Điều này nói lên rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có thái độ tích cực hơn, mạnh tay hơn trong việc đầu tƣ vào kênh Mobile Marketing để có thể khai thác những lợi ích to lớn từ kênh này. Tuy hiện tại Mobile Marketing chƣa thật sự phát triển mạnh ở Việt Nam nhƣng với những dấu hiệu khả quan ở trên, Mobile Marketing chắc chắn sẽ trở thành một xu thế tất yếu của ngành truyền thông Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU