Tình hình sử dụng điện thoại di động

Một phần của tài liệu đánh giá phản ứng của người tiêu dùng đối với hoạt động mobile marketing trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 52)

- Thời gian sử dụng điện thoại di động

Theo kết quả điều tra, có tới 71,4% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ đã sử dụng ĐTDĐ từ 4-10 năm, đây là một tỉ lệ rất cao. Có 13,1% ngƣời sử dụng ĐTDĐ từ 1-3 năm, 12,6% ngƣời sử dụng ĐTDĐ trên 10 năm, trong khi số ngƣời có thời gian sử dụng ĐTDĐ dƣới 1 năm chiếm tỉ lệ rất thấp 2,9%. Những con số này phần nào cho thấy đƣợc ĐTDĐ đã trở thành một vật dụng quan trọng và gắn liền với cuộc sống hằng ngày của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Hơn nữa, phần lớn ngƣời tiêu dùng có thời gian sử dụng ĐTDĐ khá lâu (từ 4-10 năm), điều này cho thấy ngƣời tiêu dùng Cần Thơ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thiết bị này. Đây là một dấu hiệu thuận lợi cho hoạt động Mobile Marketing trên địa bàn thành phố Cần Thơ. (Hình 4.1)

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Hình 4.1 Thời gian sử dụng điện thoại di động

- Các mạng điện thoại di động đang được sử dụng

Khi hỏi về mạng ĐTDĐ đang đƣợc sử dụng, có tất cả 189 lựa chọn trong 175 ngƣời trả lời (mỗi ngƣời có thể đang sử dụng trên 1 mạng ĐTDĐ). Có 96 ngƣời tƣơng đƣơng với 54,9% đang sử dụng mạng Mobiphone, 40 ngƣời đang sử dụng mạng Viettel tƣơng đƣơng với 22,9% và 44 ngƣời đang sử dụng mạng

Vinaphone tƣơng ứng với 25,1%. Có 9 ngƣời tƣơng đƣơng với 5,1% sử dụng các mạng khác nhƣ Vietnammobile, Gmobile. (Bảng 4.2)

Bảng 4.2: Mạng điện thoại di động đang đƣợc sử dụng

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm (%) trên tổng sự trả lời Phần trăm (%) trên tổng số đáp viên Mạng Viettel 40 21,2% 22,9% Mạng Mobiphone 96 50,8% 54,9% Mạng Vinaphone 44 23,3% 25,1% Mạng khác 9 4,7% 5,1% Tổng 189 100,0% 108.0%

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

- Loại thuê bao điện thoại di động đang được sử dụng

Theo số liệu điều tra, có đến 89,7% số ngƣời đƣợc hỏi đang sử dụng thuê bao trả trƣớc, trong khi đó số ngƣời đang sử dụng thuê bao trả sau là 8,0% và tỉ lệ sử dụng cả hai loại thuê bao trên là 2,3%. Số liệu này tƣơng đối phù hợp với thực tế khi tỉ lệ ngƣời sử dụng thuê bao trả sau chỉ chiếm khoảng 2-5% tổng số thuê bao di động cả nƣớc [18]. Tuy nhiên, số liệu trên phần não cũng thể hiện sự gia tăng của số lƣợng thuê bao trả sau, điều này một phần là do việc quản lí thuê bao trả trƣớc và giá cƣớc đã chặt chẽ hơn nhằm hạn chế thuê bao ảo và tình trạng sim rác tràn lan. Ngƣời dân thành phố Cần Thơ có xu hƣớng chuyển sang dùng cả hai loại thuê bao hoặc chỉ dùng thuê bao trả sau để đƣợc hƣởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Loại thuê bao điện thoại di động đang đƣợc sử dụng

Chỉ tiêu Số ngƣời Phần trăm (%)

Trả trƣớc 157 89,7

Trả sau 14 8,0

Trả trƣớc và trả sau 4 2,3

Tổng 175 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

- Mức chi tiêu cho cước phí điện thoại di động

Hầu hết những ngƣời điều tra có mức chi tiêu trung bình cho cƣớc phí điện thoại di động là từ 100.000 đến 300.000 đồng, tỉ lệ này chiếm 48,6% số ngƣời đƣợc hỏi. Mức chi tiêu cao (trên 500.000 đồng) chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,2%), trong khi đó mức chi tiêu thấp nhất (dƣới 100.000) lại chiếm tới 33,1%. 13,1% số ngƣời có mức chi tiêu khá cao cho điện thoại di động (từ 301.000 đến 500.000 đồng). Những ngƣời có mức chi tiêu cao chủ yếu thuộc nhóm quản lí/nhân viên văn phòng/công-viên chức, những ngƣời này có nhu

cầu sử dụng cao do tính chất công việc và do họ có mức thu nhập khá cao. Những ngƣời có mức chi tiêu thấp chủ yếu là học sinh/sinh viên và những ngƣời về hƣu-nội trợ do những ngƣời này thƣờng có thu nhập thấp, thƣờng sử dụng sim khuyến mãi và nhu cầu sử dụng không cao. (Hình 4.2)

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Hình 4.2 Mức chi tiêu cho cƣớc phí điện thoại di động

- Số lượng tin nhắn (SMS) được gửi đi và nhận được trong ngày

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 40,0% số ngƣời trả lời cho biết họ gửi hơn 10 tin nhắn SMS một ngày. Trong khi đó, số ngƣời gửi số lƣợng tin nhắn trung bình (5-10 tin nhắn) trong một ngày chiếm 25,7% và số ngƣời gửi số lƣợng tin nhắn thấp chiếm 34,3%. Đối với số lƣợng tin nhắn nhận đƣợc trong ngày cũng cho kết quả tƣơng tự với 43,4% cho biết họ nhận đƣợc trên 10 tin nhắn trong một ngày, chiếm tỉ lệ cao nhất. Có 28,0% số ngƣời họ nhận đƣợc từ 5-10 tin nhắn trong ngày và 28,6% cho biết họ nhận ít hơn 5 tin trong ngày. Bảng 4.4: Số lƣợng tin nhắn (SMS) đƣợc gửi đi và nhận đƣợc trong ngày

Chỉ tiêu

Tin nhắn gửi đi Tin nhắn nhận đƣợc Số ngƣời Phần trăm (%) Số ngƣời Phần trăm (%) Dƣới 5 tin nhắn 60 34,3 50 28,6 5-10 tin nhắn 45 25,7 49 28,0 Trên 10 tin nhắn 70 40,0 76 43,4 Tổng 175 100,0 175 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

So sánh giữa số tin nhắn gửi đi và số tin nhắn nhận đƣợc ta có thể thấy tỉ lệ gửi và nhận là khá hợp lí. Số lƣợng tin nhắn gửi và nhận đều ở mức độ cao, đều này cho thấy công cụ SMS đƣợc ngƣời dân thành phố Cần Thơ sử dụng

rất phổ biến, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của họ. Đây là một dấu hiệu tích cực cho việc phát triển hoạt động Mobile Marketing ở Cần Thơ.

4.2.2 Thực trạng hoạt động Mobile Marketing

- Tỉ lệ người nhận được tin nhắn quảng cáo trong 3 tháng gần đây

Dựa vào kết quả ở bảng 4.5 ta thấy, tất cả những ngƣời đƣợc hỏi đều cho biết họ có nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo trong 3 tháng gần đây kể từ thời điểm khảo sát trở về trƣớc. Kết quả này cho thấy ngƣời dân thành phố đã rất quen thuộc với tin nhắn quảng cáo và đây cũng chính là cơ sở đánh giá những ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn có hiểu biết và kinh nghiệm về nội dung đƣợc hỏi. Điều này góp phần nâng cao tính chính xác của dữ liệu đƣợc điều tra.

Bảng 4.5: Tỉ lệ ngƣời nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo trong 3 tháng gần đây

Chỉ tiêu Số ngƣời Phần trăm (%)

Có nhận đƣợc 175 100,0

Không nhận đƣợc 0 0,0

Tổng 175 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

- Tỉ lệ người đăng kí nhận tin nhắn quảng cáo

Mặc dù tất cả những ngƣời đƣợc hỏi đều đã từng nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo, nhƣng chỉ có 14 ngƣời trong số họ tƣơng đƣơng với 8,0% đã từng đăng kí nhận tin nhắn quảng cáo, 92% số ngƣời còn lại không đăng kí nhận tin nhắn quảng cáo. Điều này cho thấy rằng việc quản lí hoạt động Mobile Marketing ở Cần Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều yếu kém, một số lƣợng lớn tin nhắn quảng cáo vẫn đƣợc gửi đến điện thoại di động của ngƣời tiêu dùng khi chƣa có đƣợc sự cho phép của họ. Thực trạng này sẽ gây ra những tác động tiêu cực nhất định đến hoạt động Mobile Marketing nói chung. (Bảng 4.6)

Bảng 4.6: Tỉ lệ ngƣời đăng kí nhận tin nhắn quảng cáo

Chỉ tiêu Số ngƣời Phần trăm (%)

Có đăng kí 14 8,0

Không đăng kí 161 92,0

Tổng 175 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

- Tỉ lệ người muốn tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo

Nhìn vào kết quả ở hình 4.3 (trang sau) ta thấy, chỉ có 22,3% số ngƣời đƣợc hỏi muốn tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo, trong khi có tới 77,7% trả lời không muốn tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo. Tỉ lệ này còn chênh lệch quá

cao, nó thể hiện một phần nào đó thái độ tiêu cực của ngƣời dân thành phố Cần Thơ đối với hoạt động Mobile Marketing. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do tin nhắn quảng cáo không đáp ứng đúng nhu cầu và những mối quan tâm của ngƣời tiêu dùng hoặc có thể do việc tin nhắn quảng cáo đƣợc gửi tràn lan ngay cả khi ngƣời tiêu dùng không đăng kí nhận nó, điều này gây ra sự phiền nhiễu và khó chịu cho ngƣời tiêu dùng.

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Hình 4.3 Tỉ lệ ngƣời muốn tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo

- Các đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo

Bảng 4.7 bên dƣới thể hiện tần số và tỉ lệ nhận tin nhắn quảng cáo từ các đơn vị khác nhau. Hiện nay ở Cần Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang có 3 nhóm đối tƣợng chính đang thực hiện hoạt động gửi tin nhắn quảng cáo là: nhà mạng, các đơn vị kinh doanh, và các đối tƣợng khác ( các cá nhân, tổ chức phi thƣơng mại và các tin nhắn không rõ nguồn gửi).

Bảng 4.7: Đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm (%) trên tổng sự trả lời Phần trăm (%) trên tổng số đáp viên Nhà mạng 157 55,1% 89,7% Các đơn vị kinh doanh 37 13,0% 21,2% Khác 91 31,9% 52,0% Tổng 285 100,0% 162.9%

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Số liệu thống kê cho thấy, có 89,7% số ngƣời nhận tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng, 21,2% trả lời nhận tin nhắn từ các đơn vị kinh doanh và 52,0% ngƣời cho biết họ nhận tin nhắn quảng cáo từ các đơn vị khác. Tỉ lệ nhận tin nhắn quảng cáo từ các đơn vị kinh doanh còn khá thấp, điều này phần nào cho

thấy các doanh nghiệp vẫn chƣa tha thiết với kênh Mobile Marketing nên vẫn chƣa mạnh tay đầu tƣ cho kênh này. Mặt khác, có thể do ngƣời tiêu dùng vẫn chƣa chấp nhận việc nhận tin nhắn quảng cáo từ các đơn vị này do niềm tin của họ đối với việc mua bán qua điện thoại di động vẫn chƣa cao.

- Nội dung của tin nhắn quảng cáo

Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ ngƣời nhận tin nhắn quảng cáo có nội dung về điện tử, viễn thông có tỉ lệ cao nhất với 66,9%, lí do là vì đa số ngƣời đƣợc khảo sát đều có nhận tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng. Tỉ lệ ngƣời nhận tin nhắn quảng cáo có nội dung giải trí là 57,7% và đối với lĩnh vực thời trang, làm đẹp là 17,7%. Có tới 59,4% số ngƣời trả lời họ nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo thuộc lĩnh vực khác (thể thao, ẩm thực, sức khỏe...). (bảng 4.8)

Bảng 4.8: Nội dung của tin nhắn quảng cáo

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm (%) trên tổng sự trả lời Phần trăm (%) trên tổng số đáp viên

Điện tử, viễn thông 117 30,3% 66,9%

Thời trang, làm đẹp 31 8,0% 17,7% Giải trí 101 26,2% 57,7% Giáo dục 13 3,4% 7,4% Ô tô, xe máy 12 3,1% 6,9% Nhà đất 8 2,1% 4,6% Khác 104 26,9% 59,4% Tổng 386 100,0% 220,6%

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

- Mức độ sẵn sàng nhận tin nhắn quảng cáo

Kết quả ở bảng 4.9 (trang sau) thể hiện mức độ sẵn sàng nhận tin nhắn quảng cáo qua điện thoại di động của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Số liệu bên dƣới cho ta thấy đƣợc có đến 74,9% ngƣời đƣợc hỏi sẵn sàng nhận từ một đến không giới hạn số tin nhắn quảng cáo, trong khi chỉ có 25,1% ngƣời trả lời không sẵn sàng nhận bất kì tin nhắn quảng cáo nào.

Số liệu trên có vẻ nghịch lí khi có đến 77,7% số ngƣời trả lời họ không muốn tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo. Điều này có thể đƣợc giải thích là do ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc nhiều tin nhắn quảng cáo không đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ, bên cạnh đó là những tin nhắn ảo, lừa gạt và hơn nữa ngƣời tiêu dùng không thể từ chối nhận những tin nhắn rác này. Chính vì vậy, đa số ngƣời tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi việc không tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo nói chung để tránh bị phiền nhiễu với những tin nhắn rác. Còn khi xét ở mức độ sẵn sàng nhận tin nhắn quảng cáo, đa số ngƣời tiêu dùng vẫn muốn

nhận từ 1 đến 2 tin nhắn quảng cáo trong một ngày (chiếm 64%). Điều này là do, nếu có thể ngƣời tiêu dùng vẫn muốn nhận những tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng (chƣơng trình khuyến mãi, dự thƣởng, cƣớc phí ƣu đãi...), từ những đơn vị mà họ tin tƣởng và cho là cần thiết đối với họ.

Có thể nói rằng tỉ lệ sẵn sàng nhận tin nhắn quảng cáo ở mức độ khá cao là một tin tốt đối với hoạt động Mobile Marketing. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy thật sự còn nhiều vấn đề khúc mắc vẫn tồn tại đằng sau con số đó.Vì vậy các nhà làm Mobile Marketing cũng nhƣ những đơn vị quản lí hoạt động này cần chú ý hơn những vấn đề này và có biện pháp giải quyết chúng càng sớm càng tốt.

Bảng 4.9: Mức độ sẵn sàng nhận tin nhắn quảng cáo

Chỉ tiêu Số ngƣời Phần trăm (%)

Không nhận tin nhắn nào 44 25,1

Nhận 1 tin nhắn 77 44,0

Nhận 2 tin nhắn 35 20,0

Nhận 3 tin nhắn 14 8,0

Nhận 4 tin nhắn 2 1,2

Nhận số tin nhắn không giới hạn 3 1,7

Tổng 175 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra thực tế năm 2013)

- Hành động khi nhận được tin nhắn quảng cáo

Nhìn vào kết quả ở bảng 4.10 bên dƣới ta thấy, có đến 80% số ngƣời đƣợc hỏi sẽ đọc tin nhắn quảng cáo trong khi 20% còn lại sẽ xóa hoặc bỏ qua chúng. Số ngƣời trả lời sẽ đọc tin nhắn quảng cáo khi có thời gian chiếm tỉ lệ cao nhất với 32,6%, 25,7% ngƣời trả lời sẽ đọc tin nhắn quảng cáo ngay lập tức ngay sau khi nhận đƣợc nó đây là một tỉ lệ khá cao.

Bảng 4.10: Hành động khi nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo

Chỉ tiêu Số ngƣời Phần trăm (%)

Xóa ngay sau khi nhận 18 10,3

Bỏ qua hoàn toàn 17 9,7

Thỉnh thoảng đọc 34 19,4

Đọc khi tích lũy đƣợc vài tin nhắn 4 2,3

Đọc khi có thời gian 57 32,6

Đọc ngay lập tức 45 25,7

Tổng 175 100,0

Số liệu bên trên cho thấy đƣợc phản ứng tích cực của ngƣời tiêu dùng thành phố Cần Thơ trong việc đọc tin nhắn quảng cáo. Để tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp cần cải tiến hoạt động Mobile Marketing, làm cho ngƣời tiêu dùng thật sự thích thú và cảm thấy họ đƣợc lợi ích khi nhận và đọc thông điệp Marketing. Điều này sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến phản ứng chung của ngƣời tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing.

4.3 MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ PHẢN ỨNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỘ VÀ PHẢN ỨNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MOBILE MARKETING

4.3.1 Hệ số tin cậy của các thang đo

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha là công cụ để kiểm định độ tin cậy cho các thang đo, giúp loại đi những biến quan sát và những thang đo không phù hợp. Trong phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, các biến quan sát có hệ số tƣơng quan giữa biến - tổng dƣới 0,30 sẽ bị loại bỏ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) [5].

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lƣờng tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm trong nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)) [5].

Sau đây là kết quả phân tích Cronbach Alpha của các nhóm thang đo, bao gồm: thang đo tính thông tin, tính giải trí, tính tin cậy, sự phiền nhiễu, sự cho phép, sự cá nhân hóa, sự khuyến khích, thái độ và phản ứng đối với hoạt động Mobile Marketing.

4.3.1.1 Thang đo tính thông tin (TT)

Thang đo tính thông tin của hoạt động Mobile Marketing (TT) bao gồm 4 biến quan sát đƣợc kí hiệu từ TT1 đến TT4. Kết quả cho thấy, thang đo này có hệ số Cronbach Alpha chung là 0,747, hệ số chấp nhận đƣợc. Các hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn mức giới hạn 0,3, biến có hệ số tƣơng quan biến – tổng nhỏ nhất là TT4 (0,375), các biến còn lại đều có hệ số lớn hơn 0,4. Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,8 (vì từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là sử dụng đƣợc) nên tất cả các biến quan sát của thang đo này đều đƣợc giữ lại cho phân tích EFA. (bảng 4.11 trang sau)

Bảng 4.11: Kết quả Cronbach Anpha của thang đo tính thông tin

Biến quan sát Tƣơng quan

biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Một phần của tài liệu đánh giá phản ứng của người tiêu dùng đối với hoạt động mobile marketing trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)