THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 82 - 84)

(2004-2006)

2.2.1. Công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường

Nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng và là xuất phát điểm để đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty, từ chiến l ược kinh doanh đã xác định Công ty tiến hành lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, chính sách thị tr ường.

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường thì Công ty mới nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu ng ười tiêu dùng tìm hiểu được đối thủ cạnh tranh cũng nh ư đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của chính Công ty để có những đối sách thích hợp trong kinh doanh. Đặc biệt l à đối với các Công ty kinh doanh xuất nhập

khẩu, thì công tác tìm hiểu thị trường là công việc cần thiết hơn bất cứ công việc nào khác.

Bởi vì đặc điểm thị trường thế giới rất phức tạp và luôn biến động. Công ty phải nắm bắt được pháp luật, tập quán kinh doanh cũng nh ư các điều kiện, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tỉ giá của từng quốc gia… thì mới tránh được sự thụ động và bỡ ngỡ khi tham gia kinh doanh tr ên thương trường quốc tế. Công ty có nắm bắt được nhu cầu thị trường, dự đoán được xu hướng biến động của nó thì mới đề ra những phương án, chính sách kinh doanh thích h ợp mà chính sách kinh doanh thích hợp là điều kiện tiên quyết để dẫn đến thành công trong kinh doanh.

Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty

Trong những năm qua công tác nghiên cứu thị trường của Công ty ch ưa được quan tâm đúng mức, bởi vì Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này, việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường của Công ty diễn ra một cách rất thụ động.

Không chỉ riêng gì Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang m à đây là một khâu rất yếu của các Công ty Việt Nam khi tham gia kinh doanh tr ên thương trường quốc tế. Tình trạng thiếu thông tin, thông tin cập nhật chậm hoặc không chính xác đ ã gây ra không ít khó khăn cho các Công ty Vi ệt Nam khi tham gia kinh doanh trên thương trường quốc tế.

Hiện tại Công ty rất ít chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường. Công ty chỉ tìm hiểu thông tin về thị tr ường qua bạn hàng quen thuộc, tổ chức VASEP, phòng thương mại… nói chung các thông tin nắm đ ược đều là thông tin thứ cấp. Việc nghiên cứu thị trường theo cách này tương đối đơn giản, phục vụ được nhu cầu trước mắt, chi phí thấ p… Nhưng hình thức này gặp nhiều hạn chế như: thông tin nghèo nàn, không cập nhật, thông tin thường chung chung không chi tiết rõ ràng.

Công ty chưa có nhân viên ph ụ trách nghiên cứu từng thị trường. Hiện tại nhân sự phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường của Công ty cũng nh ư kinh phí đầu tư cho công tác này còn chưa đúng mức. Công việc nghiên cứu thị trường do

các cán bộ phòng kinh doanh đảm trách do đó họ bị chi phối nhiều công việc nên một lúc không thể làm tốt nhiều việc được. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường gặp nhiều khó khăn.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trường

- Chưa có bộ phận chuyên trách về marketing.

- Chưa có sự quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường.

- Công tác thu thập xử lí thông tin của Công ty chưa thật sự mang lại hiệuquả,Công ty chỉ thu thập đ ược các thông tin thứ cấp nên nội dung của thông tin còn nghèo nàn, chung chung.

- Chưa hoạch định được cho công tác marketing một ngân sách hợp lí.

- Thiếu nhân viên có kinh nghiệm, trình độ hiểu biết về công tác nghiên cứu thị trường.

- Nghiên cứu thị trường còn thụ động, chưa mang tính chuyên nghi ệp.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường thì cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như tăng thêm số lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường. Đó là vấn đề lâu dài có tính chất sống cònđối với Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 82 - 84)