Nhân tố lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 60 - 66)

Lao động có kỷ luật, chấp hành đúng mọi nội qui về thời gian, về qui trình kĩ thuật, sản xuất sản phẩm, qui trình bảo dưỡng máy móc dẫn đến không những tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả mà còn tăng độ bền, giảm chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, góp phần giảm chi phí kinh doanh.

Ngoài ra ý thức tinh thần trách nhiệm, khả năng thích ứng của ng ười lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu của nước ta hiện nay yêu cầu về trìnhđộ lao động không cao.

Do đó, lao động với lực lượng đông đảo chi phí thấp cộng với khả năng khéo léo, tính kiên trì tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều xí nghiệp trong lĩnh chế biến thủy sản cũng như các lĩnh vực khác như dệt may, thủ công mỹ nghệ… đã ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của nguồn lao động bên cạnh nguyên nhân chủ quan do các doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện để quan tâm đúng mức đến đời sống của ng ười lao động và nguyên nhân khách quan do tính chất thời vụ của ngành chế biến thủy sản.

a. Phân tích tình hình lao động ở Công ty trong hai năm 2005 và 2006

Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động tại Công ty

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Chỉ tiêu SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) Tổng LĐ 834 100 754 100 -80 -9,59 1.Giới tính -Nam 171 20,50 156 20,69 -15 -8,77 -Nữ 663 79,50 599 79,31 -64 -9,65 2.Tính chất CV -Gián tiếp 137 16,43 116 15,38 -21 -15,32 -Trực tiếp 697 83,57 638 84,62 -59 8,46 3.Độ tuổI -Từ 18-35 570 68,35 521 69,10 -49 -8,59 -Từ 35-45 211 25,30 185 24,54 -26 -12,32 -Từ 45-60 53 6,35 48 6,36 -5 -9,43

Nhận xét:

- Tổng số lao động trong Công ty năm 2006 giảm 80 ng ười tương đương 9,6% so với năm 2005. Nguyên nhân do tình hình tuyển dụng lao động ngày càng khó khăn, tình trạng tự ý nghỉ việc của nhiều công nhân ở bộ phận sản xuất và số tuyển mới được rất ít nên Công ty mất nhiều thời gian đào tạo và hỗ trợ lương. Mặt khác, nguồn nguyên liệu trong năm 2006 gặp nhiều khó khăn đã làm gián đoạn tiến trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Cũng như các Công ty chế biến thủy sản khác, lao động nữ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu lao động (năm 2005 lao động nữ chiếm 79,50 % v à sang năm 2006 là 79,31%). Bởi vì, công việc chế biến thủy sản đòi hỏi sự khéo léo và tính kiên trì. Lực lượng lao động trực tiếp chế biến sản phẩm chiếm tỷ trọng chính 83,57% (năm 2005) và 84,62% (năm 2006). Đây là cơ c ấu hợp lý đảm bảo tính hiệu quả trong phân công lao động.

-Lao động trong độ tuổi 18- 35 chiếm tỷ trọng chính trong c ơ cấu lao động. Điều đó là tất yếu do đặc trưng của công việc phải làm ở phòng lạnh, làm việc ở tư thế đứng, làm việc ca đêm ít phù hợp với các phụ nữ đã có gia đình,đòi hỏi có sức khỏe tốt, khả năng làm việc dẻo dai.

Bảng 2.4. Thống kê chất lượng lao động

Năm 05 Năm 06 Chênh lệch

Chỉ tiêu SL TT(% ) SL TT(% ) SL TT(% ) Trìnhđộ 834 100 754 100 -8 -9,6 1. Đại học 50 6,0 45 6,0 -5 -10,0 2. Cao đẳng 43 5,2 32 4,2 -11 -25,6 3. Trung cấp 39 4,7 34 4,5 -5 -12,8 4. Công nhân kỹ thuật 163 19,5 150 19,9 -13 -8,0 5. Cấp 3 268 32,1 232 30,8 -36 -13,4 6. Dưới cấp 3 271 32,5 272 36,1 +1 +0,4 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Nhận xét:

- Khi xem xét nhân tố lực lượng lao động, không chỉ xem xét ở khía cạnh số lượng mà quan trọng hơn là thực trạng chất lượng lao động. Ở Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang, tình hình chất lượng lao động ở một số khía cạnh sau:

+ Về trình độ học vấn, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng chính trong c ơ cấu lao động. Điều này cũng dễ hiểu, do yêu cầu của công việc không cao chủ yếu sử dụng lao động tay chân là chủ yếu. Lực lượng lao động gián tiếp trình độ đại học, cao đẳng có thể đảm bảo giải quyết các công tác thu mua, bán hàng, tìm kiếm thị trường, quản lý doanh nghiệp, quản lý và tiếp thu công nghệ mới…Họ cũng chính là người góp phần không nhỏ vào công tác tiêu thụ hàng hóa của Công ty nên chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp này của Công ty hoạt động hiệu quả sẽ ảnh h ưởng rất lớn tới doanh thu xuất khẩu của Công ty.

+ Trong cơ cấu lao động trực tiếp, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng chính đây cũng là khó khăn cho công tác đào t ạo công nhân mới. Đây cũng là lực lượng lao động thường xuyên có sự biến động gây ảnh h ưởng đến hoạt động sản xuất và làm tăng chi phí đào t ạo

+ Năng suất lao động NSLĐ bq = Tổng doanh thu/ Số lao động bq

Bảng 2.5. Phân tích năng suất lao động của Công ty Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 +/- % +/- % Doanh thu (tỷ/đồng) 207,99 237,85 130,87 29,86 14,36 -106,98 -44,98 Số lao động bq (người) 838 834 754 -4 -0,48 -80 -9,59 NSLĐbq (đồng/người/tháng) 248,19 285,19 173,56 37,00 14,90 -111,63 -39,14 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Nhận xét:

Qua bảng trên, ta thấy năng suất lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 36.993.300 (đồng/người/năm) tương đương tăng14,90%; v ới số công nhân giảm đi nhưng doanh thu năm 2005 v ẫn tăng so với năm 2004. Kết quả trên phản ánh phần nào chất lượng lao động của Công ty trong việc sản xuất, tìm kiếm thị trường cũng như trong quản lý. Tuy nhiên, sang năm 2006, năng su ất lao động giảm mạnh, giảm tới 111.624.731(đồng/ng ười/năm) tương ứng giảm 39,14% so với năm 2005.

Nguyên nhân: mặc dù số lao động giảm nhưng doanh thu đạt được lại giảm quá mạnh. Sự giảm doanh thu trên do hai nguyên nhân chính thị trường Mỹ vẫn chưa thâm nhập lại được do việc đóng Bond; nguyên liệu tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty sang các thị tr ường Nhật, Mỹ ở miền Trung khan hiếm, người dân chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ mà Công ty lại chưa có khách hàng khiến cho tình hình sản xuất bị gián đoạn. Qua đó cho thấy hoạt động thu mua, cũng nh ư dự đoán tình hình biến động nguyên liệu chưa tốt cũng như việc khai thác thị trường của Công ty chưa được quan tâm. Công ty ch ưa sử dụng hiệu quả bộ phận lao động có trìnhđộ trong việc thực hiện các công tác trên.

b. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương trong Công ty

Bảng 2.6. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương trong Công ty Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

+/- % Tổng quỹ lương (đồng) 8.610.435.355 93.31.240.010 720.804.655 8,37 Lương bình quân tháng /người 860.355 1.009.019 148.664 17,28 Thu nhập bình quân tháng/người 922.288 1.480.754 558.466 60,55 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Nhận xét:

Thu nhập bình quân của lao động năm 2006 tăng mạnh. Cụ thể tăng tới 60,55% so với năm 2005. Thu nhập bình quân năm 2006 của người lao động trong Công ty khá cao, cao hơn thu nh ập bình quân tỉnh Khánh Hòa (bình quân khoảng 1.200.000 đồng).

Qua đó thấy được Công ty đã quan tâm nhiều đến đời sống của ng ười lao động đặc biệt khi chỉ số giá cả ng ày càng tăng. Với mức lương trên, Công ty khá thuận lợi trong việc thu hút lao động và duy trì lực lượng lao động hiện tại đặc biệt là lao động có tay nghề.

c. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương

Tỷ suất chi phítiền lương = tổng quỹ lương / tổng DT

Bảng 2.7. Phân tích chỉ tiêu chi phí tiền lương

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

+/_ Tỷ lệ (%) Tổng quỹ lương (1000 đ) 8.610.435 9.331.240 +720.805 +8,37 Doanh thu (1000 đ) 237.846.236 130.866.203 -106.980.033 -44,98 Tỷ suất CPTL 0,036 0,0713 +0,0353 +98,05

Nhận xét:

Quỹ tiền lương năm 2006 tăng 8,37% so v ới năm 2005 tuy nhiên doanh thu lại giảm mạnh làm cho tỷ suất chi phí tiền lương tăng mạnh 98,05% qua đó cho thấy tình hình sử dụng quỹ tiền lương của Công ty chưa hợp lý.

Kết luận chung về tình hình laođộng của Công ty:

Lao động thường xuyên biến động cũng phản ánh phần n ào Công ty chưa phát triển và phổ biến chiến lược phát triển lâu dài cũng như xây dựng văn hóa Công ty để tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với Công ty, chưa thấy được lợi ích mà Công ty đem lại cho họ để gắn bó lợi ích cá nhân với lợi ích của toàn Công ty. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho sự phát triểnlâu dài của Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)