Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 114 - 116)

Để đảm bảo chất và lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất thì Công ty phải thực hiện những biện pháp sau:

a) Cải tiến phương thức thu mua

Tăng cường nắm bắt thông tin nguồn hàng về giá cả, sản lượng. Phải theo dõi kế hoạch thu mua nguyên vật liệu của các đối thủ cạnh tranh như về sản lượng, chủng loại, giá cả… để có điều chỉnh kế hoạch thu mua cho hợp lí.

- Tiếp tục duy trì mối quan hệ mua bán mật thiết với ng ư dân đánh bắt trực tiếp, các chủ trại nuôi để mua nguyên liệu trực tiếp từ các đơn vị này mà không phải qua trung gian. Tạo uy tín với họ thông qua việc mua đúng giá, thanh toán đúng hạn hoặc trả tiền liền. Muốn l àm được việc này Công ty phải chuẩn bị thật tốt về mặt tài chính, phải có kế hoạch về tài chính sao cho đảm bảo thanh toán đúng hạn các khoản nợ với người bán.

- Công ty có thể hỗ trợ một lượng vốn nhất định cho các c ơ sở đánh bắt, nuôi trồng để họ có điều kiện h ơn về khai thác, nuôi trồng tạo ra những nguyên liệu tốt đảm bảo chất lượng cũng như số lượng cung cấp cho Công ty. Khoản tiền này có thể coi như vốn ứng trước để mua nguyên liệu của Công ty. Công ty có thể kí kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt để chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, việc này có thể giúp Công ty tránh những rủi ro do biến động về thị trường đầu vào này. Việc làm này là rất cần thiết cho Công ty trong chiến l ược dài hạn để họ tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì mức độ cạnh tranh là rất khốc liệt, nếu Công ty không có kế hoạch hội nhập dọc ng ược chiều thích hợp để đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu thì trong tương lai có thể sẽ bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo mất nhà cung cấp của Công ty.

- Đối với thị trường khu vực miền Tây, hiện tại Công ty thu mua nguyên liệu thông qua các Công ty trung gian ở địa phương. Phương thức thu mua này hiện tại giúp cho Công ty tiết kiệm các chi phí nh ư: xây dựng trạm, cơ sở để thu mua, các chi phí cũng như con người để giao dịch trực tiếp ng ười nuôi trồng ở địa ph ương. Song về dài hạn thì trong thời gian tới Công ty nên xây dựng các trạm thu mua tại thị trường này. Các trạm thu mua có thể giúp Công ty đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định hơn tránh tình trạnh phụ thuộc vào các Công ty trung gian. Nếu thu mua nguyên liệu với số lượng lớn thì việc đầu tư xây dựng các trạm trực tiếp thu mua sẽ giúp Công ty tiết kiệm được các chi phí trung gian do đó có thể giảm chi phí thu mua nguyên liệu thấp hơn so với việc thu mua qua trung gian. Đây là biện pháp thu mua mà Công ty nên áp dụng bởi biện pháp này không những giải quyết vấn đề chi phí mà quan trọng hơn là giúp Công ty đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất trong tương lai.

b) Thực hiện chiến lược liên kết dọc để đảm bảo kiểm soát tốt chất l ượng nguồn nguyên liệu đầu vào

Công ty cần phải coi việc đầu tư thiết lập hệ thống liên kết dọc là một quyết định dài hạn nhằm tạo vị thế cạnh tranh mới trên thị trường và đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Để tham gia vào các hệ thống kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu đòi hỏi Công ty phải có tiềm lực nhất định. Với quy mô của Công ty việc thực hiện chiến lược liên kết dọc là rất khó khăn. Chính vì vậy, Công ty cần chủ động hợp tác với các Công ty xuất khẩu khác tr ên cùng địa bàn tỉnh Khánh Hòa có cùng thị trường giúp tăng thêm sức mạnh để có thể tham gia kênh liên kết dọc. Công ty nên đề nghị các Công ty xuất khẩu trong tỉnh cùng tham gia trong hiệp hội xuất khẩu thủy sản nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Sau đó, cùng thi ết lập hệ thống liên kết dọc cùng với các nhà cung cấp giống, nhà cung cấp thuốc thú y và chế phẩm sinh học, nhà cung cấp thức ăn, người nuôi và các nậu vựa có uy tín mặt hàng này trên thị trường để đảm bảo kiểm soát tốt nhất chất l ượng nguồn nguyên liệu đầu vào và chủ động trong hoạt động sản xuất thực hiện đ ơn hàng. Một khi Công ty có sản phẩm sạch để bán ra thì Công ty không sợ thiếu thị trường tiêu thụ.

Khi đó, việc tiêu thụ của Công ty sẽ đi vàoổn định trên cơ sở mối quan hệ bền vững có thể chống đỡ với các Công ty cạnh tranh khác, đặc biệt là kênh phân phối của các công ty cạnh tranh nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 114 - 116)