Chính sách Marketing của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 78 - 82)

Công tác quảng cáo, chào hàng và tham gia hội chợ triển lãm

Công tác quảng cáo, chào hàng

Ta biết rằng quảng cáo là hoạt động xúc tiến bán hàng có tác dụng to lớn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Nhờ quảng cáo mà hàng của Công ty có thể bán nhiều và nhanh hơn. Qua qu ảng cáo Công ty lựa chọn cái hay, cái tốt để quảng cáo. Từ đó so sánh với các sản phẩm cùng loại. Điều này giúp Công ty cải tiến và lựa chọn các sản phẩm trong kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Thực trạng

Quảng cáo là sự trình bày, đưa thông tin về hàng hóa của Công ty đến với người tiêu dùng, thu hút, tạo sự ham muốn của khách hàng. Từ đó Công ty bán hàng có hiệu quả.

Trong thời gian qua, khâu quảng cáo hàng hóa của Công ty chưa thực sự được quan tâm cho lắm, thậm chí Công ty không có chiến l ược quảng cáo sản phẩm.

Hoạt động quảng cáo của công ty mang tính thông tin l à chính, chưa tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn khách h àng để từ đó tạo động cơ mua hàng. Công ty qu ảng cáo sản phẩm của mình qua tạp chí, nhưng mật độ quảng cáo rất th ưa, vài tháng mới tiến hành quảng cáo một lần. Do vậy thông tin truyền đạt của Công ty đến với đối tác thường không liên tục, không gây được ấn tượng.

Ngoài ra, Công ty cũng có website riêng để quảng cáo thông qua mạng internet, nhưng thực tế cho thấy hiệu quả mang lại không cao. Nội dung và hình thức website của Công ty ch ưa thực sự thu hút được người xem. Thông tin trên website còn nghèo nàn, chậm cập nhật thông tin mới, hình thức trình bày chưa hấp

dẫn. Trang website chủ yếu phục vụ việc liên hệ kí kết hợp đồng chứ ch ưa trở thành công cụ giúp khách hàng tiếp cận, tìm hiểu Công ty.

Công ty chưa chủ động chào hàng, hàng hóa bán ra chủ yếu là do khách hàng chào mua là chính.

- Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Công ty chưa thực sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo, do đó chưa có s ự quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này.

Mật độ quảng cáo qua tạp chí của Công ty còn rất thưa nên chưa đem lại hiệu quả.

Hình thức trình bày, thiết kế trang web của Công ty còn sơ sài chưa thu hút sự chú ý của khách hàng.

Chưa có chiến lược quảng cáo rõ ràng cho từng thị trường cũng như mặt hàng

Sở dĩ có những hạn chế trên là do Công ty gặp những khó khăn: Do Công ty mới được thành lập chưa lâu nên còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực cũng như tài chính, do đó chưa th ể thành lập phòng marketing riêng để đảm trách công tác nghiên cứu thị trường, chào hàng tìm đối tác mà cán bộ phòng kinh doanh phải đảm trách luôn việc này.

Tham gia hội chợ triển lãm

Việc tham gia các hội chợ triển lãm thì Công ty có quan tâm tham gia nhưng còn ít nên không thể quảng bá rộng rãi hình ảnh Công ty đến các khách hàng được. Đây là vấn đề mà trước hết Công ty phải nhận thức rõ tầm quan trọng của nó cũng như cần có những chính sách, ch ương trình phù hợp để giải quyết tốt vấn đề này.

Tóm lại, muốn gây ấn tượng tốt cho khách hàng về hàng hóa của mình, thu hút được sự chú ý của khách hàng mới cũng như giữ vững được bạn hàng cũ thì Công ty cần nỗ lực hơn nữa thực hiện chính sách quảng cáo sản phẩm, quảng bá hình ảnh Công ty thì mới mong tìm kiếm được đối tác kinh doanh mới, tăng thị phần và kim ngạch xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh doanh thu trong thời gian gần đây.

Một số nhân tố khác cũng có ảnh h ưởng tới hoạt động xuất khẩu của Công ty

a. Công nghệ, kỹ thuật:

Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm, hiệu quả lao động cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường. Có cải tiến công nghệ, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam mới có thể sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng thay vì chỉ xuất khẩu các mặt hàng thô giá trị thấp như hiện nay. Có cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm mới đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và góp phần tăng năng suất lao động. Tất cả những lợi ích do công nghệ đem lại mới tạo được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam việc cải tiến công nghệ đặt biệt là áp dụng công nghệ mới là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn do tiềm lực tài chính hạn hẹp nênảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

b. Nhà cungứng:

Nhà cung ứng là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Nhà cungứng ở đây được xem xét trên một số khía cạnh sau:

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu : Đa phần là bà con ngư dân, ngư ời nuôi trồng và khai thác thủy sản. Bên cạnh đó là một số công ty thu mua trung gian. Vi ệc mua hàng trực tiếp từ bà con ngư dân giá cả thấp hơn so với mua từ trung gian. Tuy nhiên lực lượng thu mua của công ty phải am hiểu thị tr ường, phải bỏ nhiều thời

gian công sức trong việc thiết lập mối quan hệ. Đây là vấn đề khó khăn do doanh nghiệp thiếu nguồn lực có kinh nghiệm cũng nh ư kinh phí để thực hiện do cơ sở nguyên liệu phân tán khá rộng từ miền Trung vào các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, nếu thiết lập tốt mối quan hệ thì chất lượng nguyên liệu sẽ tốt hơn do doanh nghiệp có thể quản lý tốt nguồn nguyên liệu từ khâu nuôi trồng v à đảm bảo sự ổn định về giá.

Với những phân tích trên có thể thấy các doanh nghiệp với việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp với người nuôi trồng và đánh bắt là công tác vô cùng khó khăn đòi hỏi một thời gian dài đầu tư mới có thể thực hiện được.

Chính vì vậy việc mua nguyên liệu qua trung gian mặt dù với giá cả cao hơn và biến động hơn nhưng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp ở thị tr ường mới mà mìmh chưa am hiểu. Đặc biệt, các nậu vựa với chuyên môn và kinh nghiệm của mình có thể lựa chọn nguyên liệu đúng theo yêu cầu đảm bảo về thời gian cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà trung gian thu mua ở nước ta chưa có tính chuyên nghiệp, thường vì lợi ích trước mắt như bơm tạp chất vào nguyên liệu, ép giá là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp thu mua vựa tiếp cận với bà con ngư dân cũng như tìm hiểu các nậu vựa có uy tín mới đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.

- Nhà cung cấp tài chính: Như đã từng đề cập ở phần trên, để hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi thì vốn bên ngoài cần phải được bảo đảm. Do đó doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh có uy tín mới tạo niềm tin cho các nh à đầu tư.

c. Đối thủ cạnh tranh

Với sự gia tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm thủy sản bên cạnh các doanh nghiệp có truyền thống trong lĩnh vực chế biến thủy sản rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập vào lĩnh vực này. Điều đó đã dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả trên thị trường thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay có khoảng 439 nhà máy chế biến thủy sản trên cả nước. Trong đó có 209 cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường EU, 298 cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Riêng ở địa bàn Khánh Hoà số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này cũng rất đông. Có thể kể ra một số doanh nghiệp kinh doanh chế biến thuỷ sản xuất khẩu nh ư công ty Long Shin, F17, Vi ệt Thắng, công ty chế biến xuất khẩu Nha Trang, công ty TNHH Hoàn Hải, công ty TNHH Khải Thông, công ty TNHH Đ ại Thuận…

Ngay từ thị trường trong nước, doanh nghiệp đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt và khi bước chân ra thị trường thế giới tính chất cạnh tranh c àng tăng lên gấp bội do phải đối mặt với các quốc gia không chỉ có tiềm lực về tài nguyên mà cả về tài chính cũng như công nghệ. Do đó, để có thể tồn tại trên thị trường việc am hiểu đối thủ cạnh tranh là yêu cầu tất yếu. Đồng thời phải tạo uy tín trên thị trường tránh các trường hợp xuất khẩu các mặt h àng không đảm chất lượng làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 78 - 82)