Nhân tố nguyên vật liệu đầu vào

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 53 - 60)

Nước ta có chiều dài bờ biển trên 3200km, vùng đặc quyền kinh tế khoảng một triệu km2 thềm lục địa lớn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều đầm phá ước lượng khoảng 40.000 ha. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng trữ lượng lớn. Diện tích mặt n ước khá rộng thuận lợi cho việc nuôi trồng.

Tuy nhiên sự khai thác bừa bãiđã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng. Điều đó ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào,ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Chí phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng chính trong giá thành sản phẩm. Mà đặc biệt doanh nghiệp có ngành nghề đặc thù là chế biến hàng thuỷ sản, nguyên liệu dễ bị hư hỏng, khó bảo quản vì vậy việc đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần tổ chức việc thu mua, dự trữ nguyên liệu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự biến động giá cả nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm nên ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, chất l ượng nguyên liệu có vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm, một yếu tố quyết định khả năng tiêu thụ cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy việc cung ứng nguyên vật liệu đòi hỏi tính kịp thời cũng nh ư đảm bảo một cách tốt nhất chất l ượng nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm.

Để đảm bảo được yêu cầu trên đòi hỏi Công ty phải tổ chức tốt mạng l ưới thu mua nguyên vật liệu cũng như thiết lập và duy trì mối quan hệ với nhà cungứng mà quan trọng nhất là bà con ngư dân. Đ ồng thời quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ với các trung gian th ương mại để đảm bảo tính ổn định, kịp thời của nguyên liệu đầu vào.

Thực trạng tình hình thu mua nguyên liệu tại Công ty

Nguyên liệu chính của Công ty: nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chủ yếu là tôm, mực, cá, ghẹ. Ngoài ra, Công ty còn thu mua một số nguyên liệu khác như: sò, nghêu, cồi điệp, bạch tuộc… tùy theo yêu cầu của thị trường. Nhưng nguyên liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu là tôm.

Thị trường nguyên liệu chủ yếu: Là thị trường miền Trung chiếm khoảng 80% sản lượng nguyên liệu thu mua. Tuy nhiên, gần đây do tình trạng khan hiếm nguyên liệu trên thị trường này cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, Công ty mở rộng thu mua nguyên liệu tại thị trường miền Tây. Tuy nhiên trên thị trường này, do quy mô thị trường khá rộng đồng thời do đội ngũ thu mua của doanh nghiệp hạn chế về số l ượng cũng như kinh nghiệm do đó việcthu mua trên thị trường này còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập quan hệ trực tiếp với bà con ngư dân.

Tại thị trường miền Trung, hình thức thu mua nguyên vật liệu của Công ty tương đối đa dạng hơn, Công ty có thể thu mua nguyên vật liệu trực tiếp từ bà con ngư dân hoặc thông qua các Công ty trung gian nh ư Công ty TNHH Như Vân, Công ty TNHH Huy Phong, ... Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty thì nguyên liệu Công ty mua tại miền Trung chủ yếu do các đối tác quen nên chất lượng nguyên liệu vẫn đảm bảo, nguyên liệu trực tiếp vận chuyển tới khi Công ty có nhu cầu. Do đó nguyên liệu thu mua tại miền Trung t ương đối rẻ hơn mua ở miền Tây. Tuy nhiên những năm trở lại đây tình hình nguyên liệu ở khu vực này khan hiếm do việc nuôi trồng gặp nhiều khó khăn, một số hộ không tiếp tục nuôi nữa.

Có thể Công ty khá am hiểu thị tr ường này, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Việc thiết lập mạng lưới thu mua như trên là hợp lý: thiết lập mối quan hệ trực tiếp với bà con ngư dân giúp cho giá c ả nguyên liệu đầu vào ổn định, giá cả đảm bảo tính cạnh tranh. Bên cạnh đó Công ty còn thiết lập mối quan hệ với các công ty trung gian nhằm đảm bảo huy động đủ nguyên liệu để giải quyết các yêu cầu đột xuất.

Tuy nhiên, phạm vi thu mua cần mở rộng khai thác mạnh h ơn vùng nguyên liệutại các địa bàn lân cận như Ninh thuận, Bình Thuận, Phú Yên…Mà trên các thị trường này Công ty cần thiết lập mối quan hệ với các trung gian thu mua am hiểu thị trường và có các điều kiện sơ chế bảo quản.

Công ty chưa quan tâm đ ến việc thiết lập mối quan h ệ bền chặt với các trung gian này. Đây là vấn đề mà Công ty cần quan tâm giải quyết tr ước xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.

- Tại thị trường miền Tây:

Do hầu hết quá trình thu mua nguyên liệu là qua trung gian nên giá cả nguyên liệu tăng. Mặc dù vậy, Công ty trước mắt vẫn phải khai thác chức năng của các trung gian thương m ại này trong thu mua. Bởi vì họ là người am hiểu thị trường, có mối quan hệ tốt với b à con ngư dân, có đủ cơ sở vật chất trong sơ chế bảo quản trong khi đội ngũ thu mua của công ty còn quá non yếu trên thị trường này. Như vậy trên thị trường này nhiệm vụ chủ yếu của các nhân viên thu mua là tiếp cận thiết lập và khai thác tốt mối quan hệ với các trung gian th ương mại.

Và vấn đề quan trọng hàng đầu trên cả hai thị trường nhằm đảm bảo nguyên liệu là thiết lập tốt mối quan hệ với các trung gian th ương mại tạo ra những lợi ích cho bên trung gian tránh sự lôi kéo của các đối thủ cạnh tranh cũng nh ư giải quyết được những khó khăn khi nguyên liệu khan hiếm. Và quan trọng hơn khi thiết lập tốtmối quan hệ thì mới có thể quản lý tốt chất l ượng nguyên liệu đầu vào cho Công ty trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.

Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình thu mua nguyên liệu trong 2 năm 2005 & 2006

Năm2005 Năm 2006 Chênh lệch

Số lượng (kg) Giá trị (VNĐ) Mặt hàng Số lượng (kg) Giá trị (VNĐ) Số lượng (kg) Giá trị (VNĐ) +/- % +/- % 1.Tôm 1.622.556,62 104.096.598.366 333.416,40 20.810.327.894 - 1.289.140,22 -79,45 - 83.286.270.472 -80,01 2.Mực 606.589,05 25.941.085.617 480.240 12.080.497.092 -126.349,05 -20,83 - 13.860.588.525 -53,43 3.Cá 8.326,60 129.470.300 5.775 115.865.000 -2.551,60 -30,64 -13.542.300 -10,46 4.Ghẹ 19.799,70 505.874.200 - - - - 5.Cồi điệp 6.128,70 336.364.000 - - - - 6.Bạch tuộc 38.156,50 905.479.700 - - - - 7.Nghêu 462,40 23.120.000 - - - - Tổng cộng 2.302.019,57 131.937.929.183 819.431,40 33.006.689.986 - 1.482.558,17 -64,40 98.931.239.197 -74,98

Nhận xét:Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty

Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu trên thị trường tương đối rộng, bao quát từ khu vực Miền Trung đến Miền Tây n ước ta. Tuy nhiên hình thức thu mua tại các thị trường là khác nhau, cụ thể:

Tại thị trường Miền Trung thì hình thức thu mua nguyên liệu của Công ty tương đối đa dạng hơn, Công ty có thể thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngư dân hoặc thông qua các Công ty trung gian nh ư Công ty TNHH Như Vân, Công ty TNHH Huy Phong, .... Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty thì nguyên liệu Công ty thu mua tại khu vực Miền Trung chủ yếu qua các đối tác quen, bạn hàng trực tiếp chuyển nguyên liệu đến tận Công ty với chất l ượng đảm bảo, giá cả mang tính cạnh tranh cao. Do vậy nguyên liệu thu mua tại Miền Trung t ương đối dễ hơn là thu mua tại Miền Tây. Tuy nhiên trong năm 2006 vi ệc thu mua nguyên liệu của Công ty tại Miền Trung gặp nhiều khó khăn do việc nuôi trồng của b à con ngư dân gặp thất bại nên một số hộ không tiếp tục nuôi nữa. Điều đó đã khiến cho tình hình thu mua nguyên liệu tại khu vực miền Trung khan hiếm chỉ chiếm 30%, chủ yếu mua nguyên liệu tại miền Tây chiếm 70% đã làm tăng chi phí vận chuyển, thu mua, chất lượng nguyên liệu giảm, định mức cao. Đặc biệt nguyên liệu tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty tại thị tr ường Nhật và Mỹ, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nh ưng tại miền Trung rất hiếm, mặt khác do ng ười dân chuyển đổi qua nuôi tôm thẻ về phía Công ty ch ưa có khách hàng nên đã ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu xuất khẩu năm 2006.

- Tại thị trường Miền Tây: hầu hết quá trình thu mua nguyên liệu là nhờ các Công ty tại địa phương làm trung gian liên h ệ với người nuôi trồng thủy sản để tiến hành thu mua nguyên liệu cho Công ty nên giá cả nguyên liệu tăng. Mặc dù vậy, doanh nghiệp trước mắt vẫn phải khai thác chức năng của các trung gian th ương mại này trong thu mua. Các Công ty trung gian này chịu trách nhiệm sơ chế, bảo quản nguyên liệu dưới sự kiểm soát của nhân vi ên thu mua Công ty đ ảm bảo chất lượng nguyên liệu. Họ là người am hiểu thị trường, có mối quan hệ tốt với bà con

ngư dân, có đủ cơ sở vật chất trong sơ chế bảo quản trong khi đội ngũ thu mua của Công ty còn quá non yếu, không có kinh nghiệm trên thị trường này. Như vậy trên thị trường này nhiệm vụ chủ yếu của các nhân viên thu mua là tiếp cận thiết lập, khai thác mối quan hệ với các trung gian th ương mại và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu thu mua.

Vấn đề quan trọng hàng đầu trên cả hai thị trường nhằm đảm bảo nguyên liệu là thiết lập tốt mối quan hệ với các trung gian th ương mại tạo ra những lợi ích cho bên trung gian tránh sự lôi kéo của các đối thủ cạnh tranh cũng nh ư giải quyết được những khó khăn khi nguyên liệu khan hiếm. Và quan trọng hơn khi thiết lập tốt mối quan hệ thì mới có thể quản lý tốt chất l ượng nguyên liệu đầu vào cho Công ty trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.

Qua bảng tổng hợp tình hình thu mua nguyên liệu ta thấy tổng trị giá thu mua năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005. Do mặt hàng tôm sú tại miền Trung trong năm 2006 rất hiếm. Mặt khác do ng ười dân chuyển qua nuôi tôm thẻ về phía Công ty chưa có khách hàng đã khiến cho giá trị nguyên liệu tôm thu mua năm 2006 giảm mạnh.Tổng trị giá nguyên liệu thu mua của năm 2006 là: 20.810.327.894 VNĐ, giảm 83.286.270.472 VNĐ (giảm 1.289.140,22 tấn) t ương ứng giảm 80,01% so với năm 2005. Ta thấy toàn bộ các loại nguyên liệu thu mua năm 2006 đều có sự giảm đáng kể. Cụ thể là các mặt hàng:

- Mực giảm 13.860.588.525 VNĐ (giảm 126.349,05 tấn), t ương ứng giảm 53,43%

- Tôm giảm 83.286.270.472 VNĐ (giảm 1.289.140,22 tấn), t ương ứng giảm 80,01%

- Cá giảm 13.542.300 VNĐ (giảm 2.551,06tấn), t ương ứng giảm 10,46% Trong năm 2006 các mặt hàng như: ghẹ, cồi điệp, bạch tuộc, nghêu Công ty không tiến hành thu mua.

Tuy thị trường thu mua chính của Công ty là khu vực miền Trung gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng thu mua hàng năm tương đối lớn, chất lượng nhìn chung là đạt nhu cầu, đủ tiêu chuẩn để tiến hành chế biến các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu.

Một số hạn chế của tình hình thu mua nguyên vật liệu tại Công ty

- Ta thấy hình thứcthu mua nguyên liệu của Công ty chưa thực sự hợp lí, chưa tạo được nguồn nguyên liệu ổn định để phục vụ sản xuất. Đặc biệt tại thị tr ường Miền Tây, Công ty rất dễ bị ng ười cung ứng tạo sức ép, gây khó khăn nh ư việc tăng giá, không đảm bảo thời gian giao hàng…

- Do việc thu mua nguyên liệu qua các bên trung gian nên Công ty phải chi trả thêm các chi phí cho các bên trung gian dẫn tới giá mua nguyên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

- Việc thu mua nguyên liệu qua các bên trung gian khiến cho Công ty tốn rất nhiều công sức kiểm soát quy trình sơ chế, bảo quản nguyên liệu có đảm bảo chất lượng hay không. Điều nàyảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện đ ơn hàng của Công ty bởi các khách hàng của Công ty đều ở các thị tr ường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… rất coi trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tình hình cạnh tranh nguyên vật liệu đầu vào ngày nay là rất gay gắt, tuy nhiên hình thức thu mua của Công ty ch ưa tạo được sự gắn bó, sự ràng buộc của người cung ứng với Công ty nên rất dễ dẫn tới sự mất ổn định về nguồn nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)