0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu Công ty trong những năm qua

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG (Trang 94 -97 )

Bảng 2.17. Các sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp

Mặt hàng mực

Mực lá fillet, Mực lá nguyên con, Mực nang fillet, Mực nang cắt sợi, Mực ống cắt khoanh tẩm bột chiên xù, Mực ống sashimi cắt sợi, Mực ống su shi.

Mặt hàng cá

Nguyên con: Cá nục, Cá hồng, Cá đổng, Cá bạc má, Cá chim đen, Cá chẽm, Cá mú cắt lát, Cá thu Fillet, Cá thu cắt khoanh tẩm gia vị, Cá hồng, Cá trích

Mặt hàng ghẹ

Thịt ghẹ nhồi mai, Càng ghẹ bọc thịt, Ghẹ faci, Ghẹ nguyên con luộc, Thịt ghẹ đông, Ghẹ cắt 1/4, Ghẹ cắt 1/2, Ghẹ nguyên con.

Mặt hàng chả giò Chả giò tôm, Chả giò tôm PTO. Mặt hàng tôm

Tôm thẻ sushi ebi, tôm thẻ temaki, tôm PTO, tôm PD, tôm thẻ EZPEEL, tôm sú nguyên con.

Do doanh thu của Công ty chủ yếu từ các sản phẩm xuất khẩu. Nên ở phần này em xin phân tích ki m ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản theo tổng giá trị, theo mặt hàng và theo thị trường.

2.2.5.1. Tình hình kim ngạch xuất khẩu qua các năm

Trong những năm qua Công ty đã có khá nhiều cố gắng để vượt qua những trở ngại, thử thách trong môi tr ường cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Nâng cao kim ngạch xuất khẩu là nhiệm vụ quan trọng Công y cần đạt trong những năm tới để tồn tại và phát triển. Phân tích đánh giá thực hoạt động xuất khẩu l à cơ sở để đề ra giải pháp cho hoạt động này.

Bảng 2.18. Tình hình kim ngạch xuất khẩu qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1. Kim ngạch xuất khẩu

(USD) 13.582.146 14.169.002 6.625.238

2.Tốc độ phát triển liên

hoàn (%) - 104,32 46,76

3.Tốc độ phát triển định

gốc (%) 100 104,32 48,78

4.Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (USD)

-

+ 586.856 - 7.543.764 5.Tốc độ tăng (giảm)

tuyệt đối liên hoàn (%)

-

+ 4,32 - 53,24

6.Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) (USD)

-

135.821,5 141.690

(Nguồn : Phòng kinh doanh của Công ty)

Một số nhận xét:

Qua bảng số liệu 2. ta thấy rằng kim ngạh xuất khẩu (KNXK) của Công ty luôn biến động qua các năm, cụ thể là:

- Năm 2004, KNXK c ủa Công ty đạt 13.582.146 USD, sang năm 2005 KNXK tăng, bằng 104,32% Kim ngạch năm 2004 có nghĩa l à tăng 4,32% tương đương tăng 586.856 USD. Như vậy cứ tăng 1% KNXK t ương ứng với tăng 135.821,5 USD. Nguyên nhân là trong năm 2005 Công ty đãđầu tư nhiều máy móc thiết bị, tăng quy mô sản xuất do đó sản l ượng sản xuất tăng cao. H ơn nữa trong năm 2005 Công ty đư ợc cấp chứng nhận BRC (hệ thống bán lẻ toàn cầu) nên được khách hàng tin tưởng và chấp nhận. Công ty đã thu hút khách hàng mới là Mitsumitsi của Nhật với lượng đặt hàng lớn.

- Năm 2006 KNXK lại giảm đáng kể chỉ đạt 6.625.238 USD giảm 53,24% tương đương giảm 7.543.764 USD. Nh ư vậy cứ giảm 1% KNXK thì tương ứng giảm 141.690 USD. Năm 2006 KNXK giảm so với năm 2005 là do:

+ Tình hình nguyên liệu đầu vào gặp nhiều khó khăn: Mặt hàng tôm của Công ty năm 2006 giảm mạnh là do mặt hàng này chủ yếu tiêu thụ tại hai thị trường chính là Nhật và Mỹ. Nhưng trong năm này việc thu mua nguyên liệu của Công ty tại Miền Trung gặp nhiều khó khăn do việc nuôi trồng của b à con ngư dân gặp thất bại nên một số hộ không tiếp tục nuôi nữa. Điều đó đã khiến cho tình hình thu mua nguyên liệu tại khu vực miền Trung khan hiếm chỉ chiếm 30%, chủ yếu mua nguyên liệu tại miền Tây chiếm 70% đã làm tăng chi phí vận chuyển, thu mua, chất lượng nguyên liệu giảm, định mức cao. Đặc biệt nguyên liệu tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty tại thị tr ường Nhật và Mỹ, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nh ưng tại miền Trung rất hiếm, mặt khác do ng ười dân chuyển đổi qua nuôi tôm thẻ về phía Công ty ch ưa có khách hàng. Tình hình nguyên liệu đầu vào không đủ cho sản xuất nên Công ty không có khả năng đáp ứng bắt buộc phải từ chối khá nhiều đ ơn đặt hàng của khách hàng.

+ Một khó khăn nữa mà Công ty gặp phải là mặt hàng tôm xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản đều bị hạn chế bởi cả hai thị tr ường trên đều đưa ra những rào cản kĩ thuật hết sức khắt khe đối với mặt hàng tôm nhập khẩu.

+ Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn chưa thâm nhập lại được do ảnh hưởng của việc đóng Bond làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu xuất khẩu của Công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG (Trang 94 -97 )

×