Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại.
Dư Nợ Hệ số sử dụng vốn (%) = x 100% Tổng vốn huy động Tổng nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100% Dư Nợ
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định, hiệu quả, số tiền phát vay cao hơn thu nợ từ đó tăng khả năng sinh lời của ngân hàng; ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng, kế hoạch tín dụng chưa đạt hiệu quả.
1.3.7.2 Hệ số sử dụng vốn ( % ):
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động để cho vay, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì việc huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn trên thị trường; khi đó để có tiền cho vay thì ngân hàng phải bỏ ra chi phí nhiều hơn chi phí huy động để vay vốn từ thị trường cấp 2 như: TCTD, Hội sở, NHNN; nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, nguồn vốn dư thừa dĩ nhiên không “chết” trong kho mà sẽ được ngân hàng cho các TCTD hoặc Hội sở vay lại với chi phí thấp hơn chi phí cho vay thông thường, điều này sẽ làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng bị hạn chế.
1.3.7.3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%):
Nợ quá hạn là toàn bộ hoặc một phần nợ gốc đã quá hạn trả không phân biệt vì lý do gì. NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh tuân thủ theo Quyết định 493 là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn từ 10 ngày trở lên (nhóm 2 – 5). Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh chất lượng tín dụng, khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp thể hiện chất lượng tín dụng của ngân
hàng tốt, công tác quản lý cũng như thu hồi nợ được triển khai có hiệu quả và ngược lại. 1.3.7.4 Tỷ lệ Nợ xấu (%): Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100% Dư Nợ
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh tuân thủ theo Quyết định 492/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn hơn 90 ngày (nhóm 3 – 5).
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ xấu tại ngân hàng, phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng kiểm soát khoản vay cũng như đánh giá được tình hình thực hiện quản lý tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ.
1.3.7.5 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:
Theo điều 2, chương I quyết định 493/2005/QĐ – NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu lại được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và có thể mất khả năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro tổn thất tín dụng. Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Cam Ranh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ.
Phân loại nợ:
• Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và NHKL đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi gốc và lãi đúng hạn còn lại;
Nhóm 2: (Nợ cần chú ý)
• Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày;
• Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì NHKL phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn như được điều chỉnh lần đầu).
Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn)
• Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD.
Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ)
• Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn)
• Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
• Các khoản nợ quá hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc bị quá hạn.
Trích lập dự phòng:
Dự phòng là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 cho những tổn thất có thể xảy ra: • Nhóm 1: 0%. • Nhóm 2: 5%. • Nhóm 3: 20%. • Nhóm 4: 50%. • Nhóm 5: 100%. 1.3.7.6 Mức độ phát triển khách hàng:
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. Chỉ tiêu này càng cao đồng nghĩa với việc thương hiệu, uy tín của ngân hàng được nâng cao; ngân hàng có phương thức tiếp cận, tìm kiếm, đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp, chính điều này sẽ tăng khả năng sinh lời, đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CAM RANH
2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Cam Ranh: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Với vị thế là NH thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Tầm nhìn:
Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng tập đoàn tài chính-ngân hàng lành mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank.
Phương châm hoạt động:
Từ năm 2010 trở đi, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vũng, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám rụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Để tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá.
2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Cam ranh-Khánh hòa:
Tên đầy đủ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố
Cam Ranh.
Tên viết tắt: Agribank thành phố Cam Ranh.
Địa chỉ: Số 1730 Km3 Đại lộ Hùng Vương, Tổ dân phố Phú Trung, phường Cam
phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: (058) 3861.378
Lịch sử hình thành:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Cam Ranh – Khánh Hòa được ra đời trong yêu cầu đổi mới kinh tế và mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của NHNo và PTNT Việt Nam, đc thành lập theo quyết định số 547/QĐ- NHNo-02 ngày 03/08/2000 của tổng giám đốc NHNo và PTNT VN, là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, trong đó hoạt động chủ lực là nhận tiền gửi từ khách hàng và sử dụng số tiền gửi ấy làm nguồn vốn cho vay, đồng thời thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế và dân cư.
Hiện nay chi nhánh ngân hàng No và PTNT Cam Ranh có 1 trụ sở chính và 3 phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch Ba Ngòi - Phòng giao dịch Chợ Mới - Phòng giao dịch Mỹ Ca
Trong quá trình hoạt động kinh doanh từ khi mới thành lập cho đến nay, chi nhánh đã nổ lực để tự khẳng định vị trí và vai trò của mình, góp phần quan trọng trong quá tình phát triển kinh tế tại địa bàn thành phố Cam ranh nói riêng và trở thành một mắc xích quan trọng trong sự phát triển của NHNo và PTNT VN nói chung. Toàn ngân hàng lấy phương châm “Vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng”. Agribank Cam Ranh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh cho vay khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, tạo được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, đât là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới hoạt động của ngân hàng No và PTNT VN trên toàn quốc.
2.1.3 Vị trí, nhiệm vụ của chi nhánh:
Agribank chi nhánh Cam Ranh có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển chung của của hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam, là một trong những lực đẩy đưa nền kinh tế địa phương phát triển lên một tầm cao mới, là một mắc xích quan trọng trong hệ thống Agribank toàn quốc, đưa ngân hàng đến gần với đời sống của người dân hơn.
Khi mới được thành lập, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Agribank là đầu tư vào cho vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và giúp đỡ nông dân trong các nhu cầu về vốn và nâng cao cuộc sống.
Tuy nhiên, sau quá trình hoạt động và phát triển, để có thể phù hợp với xu hướng chung, đến nay, lĩnh vực hoạt động của Agribank đã không còn bó hẹp trong việc đầu tư vào cho vay sản xuất nông nghiệp mà mở rộng ra đối với tất cả các đối tượng cần vốn.
Chính vì thế, hiện nay, tuy rằng lĩnh vực hoạt động chính của Agribank chi nhánh Cam ranh chủ yếu vẫn là các hoạt động tín dụng liên quan đến nông nghiệp, nhưng trong xu thế phát triển chung, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Agribank sẽ ngày càng mở rộng, phát triển thêm các loại hình dịch vụ, các sản phẩm khác, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Dần dần thực hiện chính xác chức năng của một NHTM.
2.1.4 Chức năng hoạt động của chi nhánh:
Thực hiện nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ.
Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và Quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh
2.1.6 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban: 2.1.6.1 Ban Giám đốc: 2.1.6.1 Ban Giám đốc:
Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh, đảm bảo an toàn tài sản, con người, chỉ đạo, kiểm tra, điều hành theo phân cấp uỷ quyền của cấp trên giao.
Thục hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, uỷ quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổng giám đốc về các quyết định của mình.
Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh bao gồm:
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, các phòng giao dịch và các trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ.
- Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh
- Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh
- Việc thay đổi phòng giao dịch
- Việc cử cán bộ học tập, khảo sát nước ngoài theo quy định
- Các vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Phó Giám đốc:
Trợ giúp giám đốc chỉ đoạ điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.
Bàn bạc và tham gia đóng góp kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2.1.6.2 Phòng Tín Dụng ( Phòng kế hoạch kinh doanh)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tín Dụng
Phòng Tín Dụng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành và thực hiện tất cả các chức năng và nhiệm vụ của phòng tín dụng chi nhánh, cụ thể như sau:
• Công tác tiếp thị:
o Đánh giá tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để tham mưu cho Ban giám đốc để có kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp.
o Hướng dẫn giới thiệu tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tín dụng.
• Công tác chăm sóc khách hàng:
o Theo dõi và triển khai thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.
o Thu thập, tiếp nhận xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
• Công tác thẩm định và quản lý tín dụng:
o Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc chi nhánh, Ban Tổng giám đốc về kết quả thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.