Cải thiện một số khâu trong quy trình tín dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 111)

Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách

hàng kém hiệu quả, dự án kém khả thi; nâng cao mức độ an toàn, chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tôi xin đề xuất vài ý kiến chủ quan của mình trong quá trình thực tập để hoàn thiện hơn quy trình tín dụng tại Ngân hàng.

• Cần phải họp bàn giữa các phòng ban với nhau để thống nhất cũng như đưa ra các phương án hỗ trợ lẫn nhau giữa phòng Tín dụng và Phòng Kế toán.

• Phân công hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên tín dụng. Nhân viên cũ hỗ trợ phát triển nhân viên mới.

• Nhân viên tín dụng cần cải thiện tốc độ xử lý trong công việc để nâng cao hình ảnh trước khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong mỗi công việc cụ thể.

3.7 Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát tại NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Cam Ranh:

Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan

trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Do đó, khi ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.

Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay, ngân hàng thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm... thì ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền của mình. Điều này là rất cần thiết bởi vì trong quá trình sử dụng vốn vay, có trường hợp sau một khoảng thời gian mới phát hiện sai phạm.

Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát.

Tăng cường thu lãi cho vay, tích cực xử lý thu nợ lãi tồn động để nâng cao tỷ lệ thu lãi so với lãi phải thu. Tích cực thu nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng doanh thu.

Quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng để hạn chế trích lập dự phòng rủi ro. Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, thực hiện chi phí hợp lý, tiết kiệm.

Qua nghiên cứu thấy ngân hàng chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro tài chính. Ngân hàng cần xem xét lại vấn đề này và trich lập đầy đủ để phòng ngừa rủi ro.

Bảng 3.2: Bảng trích lập dự phòng mới

Đvt: Trđ

Năm 2010 2011 2012

Trích lập dự phòng cũ 2.360 2.632 2.856 Trích lập dự phòng đúng 4.471 5.270 10.329 Mặt khác, chi nhánh cần tiếp tục tập trung các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro như; đôn đốc khách hàng chủ động bán tài sản trả nợ, khởi kiện, kê biên phát mãi tài sản, bám sát, đề nghị Toà án, Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện xử lý nhanh các hồ sơ đã khởi kiện.

3.8 Phát triển dịch vụ thẻ trên địa bàn thành phố Cam Ranh

Để tăng số lượng khách hàng cũng như phát triển tín dụng đầu vào, NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh nên phát triển dịch vụ thẻ. Số lượng thẻ tại ngân hàng lớn thì sẽ có thêm nhiều tài khoản giao dịch, điều này sẽ giúp ngân hàng tập trung được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng như tăng cường mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, sẽ thúc đẩy được hoạt động tín dụng phát triển.

Bảng 3.3: Bảng thống kê số lượng thẻ ATM trên địa bàn thành phố Cam Ranh Đvt: Thẻ Ngân hàng Số thẻ ATM (31/12/2012) Tỷ trọng

Agribank Cam Ranh 16.732 13,38%

HD Bank 4.587 3,67%

Sacombank 8.459 6,76%

Vietcombank 9.745 7,79%

Khác 2.127 1,70%

Chưa khai thác 66,70%

Dân sô Thành phố Cam Ranh(2012)(Người) 125.089 100% (Nguồn : Phòng Kế Toán NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Dịch vụ thẻ tại ngân hàng chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) có số lượng lớn nhất trong só các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Cam Ranh nhưng so với nhu cầu thực tế thì chưa khai thác hết, thị trường còn rất tiềm năng. Nhưng do tập quán của người Việt hay dùng tiền mặt nên đây cũng là một khó khăn rất lớn của ngân hàng khi tiếp cận nguồn khách hàng mới.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thống kê số lượng thẻ ATM của các ngân hàng trên địa bàn Đvt: Thẻ/Người

Qua biểu đồ 3.1, có thể thấy mặc dù NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh có số lượng thẻ phát hành hay số tài khoản ATM nhiều nhất nhưng cũng chưa chiếm tới 15% tổng dân số. Trong khi nguồn chưa khai thác lên đến gần 67%, điều này cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng vô cùng lớn cũng như số lượng khách hàng chưa khai thác còn rất nhiều. Cho nên trong thời gian tới, ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển mặt này hơn nữa.

3.9 Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin, hiện đại hoá công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin đầy đủ, chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng để tờ trình thẩm định phản ánh chính xác cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp thì công tác xử lý thông tin đặc biệt quan trọng.

Cùng một nguồn thông tin nhưng mỗi cán bộ tín dụng sẽ xử lý và trình bày trong tờ trình theo những cách khác nhau. Có thể nói công tác xử lý thông tin phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng phân tích riêng của từng NVTD. Tuy nhiên cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định trong quá tình xử lý thông tin ma NVTD cần phải đáp ứng, đó là:

• Đối với các chỉ tiêu định lượng: phải xem xét tính xác thực và đáng tin cậy của nguồn thông tin. Khi phân tích phải đặt trong môi trường cụ thể để có được sự so sanh với các chỉ tiêu ngành một cách chính xác nhất.

• Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính ngắn hạn, nên tuỳ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản chung của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động để đánh giá và so sánh đối chiếu.

Cập nhật kịp thời các phiên bản IPCAS và các phần mềm ứng dụng của NHNo&PTNT Việt Nam để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự vận hành hệ thống thông suốt, nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng ngừng giao dịch, gây ảnh hưởng đến khách hàng.

Thường xuyên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị phục vụ tốt hoạt động kinh doanh.

KIẾN NGHỊ

Đối với NHNN:

• NHNN cần thành lập tổ chức hỗ trợ tư vấn các NHTM về nhà cung cấp và cách thức chuyển giao công nghệ ngân hàng, tránh nhập khẩu bãi thải công nghệ hoặc công nghệ kém cạnh tranh.

• Nâng cao chất lượng của trung tâm tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM có đủ thông tin về doanh nghiệp khi cho vay.

• Cần xây dựng các biện pháp tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Xây dựng hệ thống thanh tra chất lượng, tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng, xử lý nghiêm đối với các sai sót do vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng.

Đối với Nhà nước:

• Duy trì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định là một yếu tố rất quan trọng đối với các thành phần kinh tế trong đó bao gồm NHTM. Một môi trường có nhiều bất ổn sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dân, các nhà đầu tư kinh doanh và toàn bộ hệ thống kinh tế. Nhà nước cần thực thi có hiệu quả các chính sách của mình để giữ vững một môi trường kinh tế chính trị, xã hội ổn định.

• Khung giá đất hiện tại không phản ánh đúng giá trị thị trường của nó. Nhà nước cần cải tiến cách định giá tài sản đặc biệt này để đảm bảo lợi ích cho người dân, tạo cơ sở để các TCTD thực hiện tốt công tác nghiệp vụ của mình.

• Cải cách thủ tục hành chính, qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, tạo điều kiện cho các NHTM trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài sản đảm bảo.

• Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh như: cấp giấy phép kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với số vốn sở hữu và năng lực quản lý thực tế, cần tiến hành thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép kinh doanh đối với các trường hợp buôn lậu, lừa đảo, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng,…

• Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.

Đối với Hội sở:

• Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của NHNN. • Thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác, nâng cao trình độ của mình.

• Cần tạo điều kiện để các cán bộ có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức của các ngân hàng hiện đại nước ngoài. Từ đó, cán bộ có thể đề xuất ý kiến, mô hình quản lý hiệu quả hơn.

• Cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị quảng cáo, khuyến mãi phù hợp với đặc điểm của khách hàng từng vùng, từng địa phương để mở rộng sản phẩm, dịch vụ của mình.

• Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

• Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin dự báo, cảnh báo rủi ro để các chi nhánh trongcùng hệ thống nghiên cứu, xử lý phù hợp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, tổ chức đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Đây là liều thuốc thử, bài kiểm tra sức khỏe đối với doanh nghiệp; chỉ những doanh nghiệp dám đương đầu thử thách, mạnh dạn tìm kiếm thị trường, thay đổi hướng đi cho phù hợp với thị trường thì mới vượt qua được. Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh cũng không phải là ngoại lệ, trong quá trình hoạt động của mình, chi nhánh đã gặp vô vàn khó khăn, áp lực từ nhiều phía: Chính phủ, NHNN, khách hàng. Không những vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực ngày càng khốc liệt khi có sự gia nhập thị trường, mở rộng mạng lưới hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.

Nhận thức được điều này, ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh đã luôn thực hiện đúng định hướng của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Chi nhánh đã biết phát huy được thế mạnh của mình: có cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, tận tình, đầy nhiệt huyết với công việc, chịu khó học hỏi, có năng lực nghiệp vụ. Thêm vào đó là sự chỉ đạo kịp thời, chính xác từ Giám đốc chi nhánh; sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận; thường xuyên tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chức năng, …Nhờ vậy, chi nhánh đã và đang thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, hoạt động ngày càng ổn định, đạt hiệu quả và có được những kết quả khởi sắc.

Tuy nhiên những khó khăn thách thức luôn còn ở phía trước, chi nhánh cần có những kế hoạch cụ thể trước mắt và lâu dài để có thể khắc phục, giải quyết những khó khăn đó. Đồng thời tranh thủ tận dụng những cơ hội tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, góp phần thúc đẩy sự phát triển.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn của mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất

bản Thống kế

2. Thái Ninh (2008), Ngân hàng thương mại, Tài liệu lưu hành nội bộ.

3. Lê Thị Hồng Vân – Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2003), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

4. Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng hợp qua các năm.

5. Trương Thị Thảo (2011), Phân tích thực trạng và rủi ro của hoạt động tín dụng

ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh.

6. Tài liệu tham khảo của sinh viên Hoàng Ngọc Sơn (2012) 7. Bài viết tại các trang web:

www.tailieu.vn; www.agribank.com.vn; www.sinhviennganhang.com.

www.google.com.vn www.wikipedia.com

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 111)