Thẩm định, phân tích các điều kiện tín dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 59)

Bộ phận Phân tích, thẩm định TSBĐ được thành lập sẽ có tác động tích cực cho mục tiêu hoàn thiện hoạt động tín dụng. Nhiệm vụ của bộ phận này là: sau khi nhận được thông tin về TSBĐ từ bộ phận Quan hệ khách hàng, họ sẽ tiến hành các thao tác thu thập thông tin, phân tích, thẩm định TSBĐ. Để có thể thực hiện hiệu quả công việc đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức thẩm định giá tài sản vững vàng, thường xuyên thu thập thông tin thị trường, nắm vững các quy định, văn bản hướng dẫn định giá tài sản.

2.4.2.1 Năng lực pháp lý:

• Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở SXKD:

o Cá nhân vay vốn là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.

o Không bị mất hoặc hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (Theo quy định của Bộ luật dân dự).

o Căn cứ xác định nhân thân: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ về nhân thân khác như Hộ chiếu, Giấy phép lái xe ... hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền ...

o Giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp luật quy định phải có)

• Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

o Doanh nghiệp vay vốn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) theo quy định của pháp luật.

o Xem xét điều lệ, quy chế về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để nắm rõ phương thức quản trị, điều hành, xác định người đại diện theo pháp luật trong quan hệ

với các cá nhân, tổ chức (Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc).

o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự uỷ quyền vay vốn, ... phải còn hiệu lực trong thời hạn cho vay.

2.4.2.2 Năng lực SXKD của doanh nghiệp:

Đánh giá qua các tiêu chí mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động, ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động SXKD, đánh giá về mức độ rủi ro, quan hệ tín dụng với các TCTD.

2.4.2.3 Thẩm định, phân tích năng lực tài chính của khách hàng. 2.4.2.4 Thẩm định phương án sử dụng vốn vay.

2.4.2.5 Thẩm định tài sản bảo đảm. 2.4.3 Trình duyệt:

Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ quy trình trình duyệt

2.4.4 Ký kết hợp đồng, giao nhận hồ sơ tài sản bảo đảm.

2.4.5 Quản lý tài sản bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan.

2.4.6 Giải ngân:

B1: Chứng từ giải ngân:

Chứng từ của khách hàng: NVTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân.

Chứng từ của ngân hàng: NVTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu.

B2: Trình duyệt giải ngân:

Nhân viên tín dụng Giám đốc Trưởng phòng tín dụng Đồng ý K hô ng đ ồn g ý Đồng ý K hô ng đ ồn g ý Ký kết hợp đồng, giao nhận hồ sơ TSBĐ

B3: Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ.

2.4.7 Kiểm tra, giám sát khoản vay:

Là quá trình thực hiện các bước công viêc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

2.4.8 Thu nợ lãi – gốc và xử lý những phát sinh:

2.4.9 Thanh lý HĐTD:

2.4.9.1 Tất toán khoản vay:

Khi khách hàng trả hết nợ, NVTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay.

2.4.9.2 Thanh lý HĐTD: 2.4.10 Giải chấp tài sản bảo đảm:

2.5 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG:

Dự phòng là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 cho những tổn thất có thể xảy ra: • Nhóm 1: 0%. • Nhóm 2: 5%. • Nhóm 3: 20%. • Nhóm 4: 50%. • Nhóm 5: 100%.

2.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CAM RANH:

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và chủ yếu của ngân hàng, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh, quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động, dẫn đến thị trường tài chính – ngân hàng cũng đi theo xu hướng chung đó.

Ngân hàng được xem là mạch máu của nền kinh tế. Vì vây, mọi biến động của ngân hàng đều ảnh hưởng đến nền kinh tế và ngược lại, mọi biến động của nền kinh tế đều có tác động đối với hệ thống ngân hàng. NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh cũng bị ảnh hưởng bởi những biến động mang tính hệ thống đó. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào năng lực của chính ngân hàng.

2.6.1 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay:

Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của NHNo&PTNT chi nhánh Cam Ranh. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu SXKD trong nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô SXKD, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp không những có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế của Tỉnh mà cả đối với bản thân ngân hàng, bởi vì thông qua cho vay, ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập để từ đó trả lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp những chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

2.6.1.1 Theo thời hạn cho vay:

Bảng 2.3: Bảng tăng trưởng doanh số cho vay theo thời hạn vay

Đvt: Trđ

Tốc độ Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng

2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Ngắn hạn 409.457 68 451.200 72 490.384 75 41.743 10,19 39.184 8,68 Trung hạn 192.686 32 175.467 28 163.462 25 -17.219 -8,94 -12.005 -6,84 Tổng Doanh số cho vay 602.143 100 626.667 100 653.846 100 24.524 11,5 27.179 4,34

Từ bảng 2.3 cho ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay là 602.143 trđ. Năm 2011 doanh số cho vay là 626.667 trđ, tăng 24.524 trđ, ứng với tăng 11,5% so với năm 2010. Năm 2012 là 653.846 trđ, tăng 27.179 trđ, tăng 4,34%. Sở dĩ có doanh số tăng cao như vậy là do sau khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã có những động thái tích cực nhằm bình ổn giá v££ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có được nguồn vốn để ổn định sản xuất, tăng lượng cung hàng hoá.

Trong hoạt động cấp tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2010, tín dụng ngắn hạn chiếm 68%, năm 2011 chiếm 72% và năm 2012 chiếm tới 75%. Thành phố phát triển đa dạng ngành nghề, nhiều ngành có chu kỳ vốn ngắn nên nhu cầu vốn ngắn hạn cao. Hơn thế nữa, nhiều khách hàng vay vốn để sinh hoạt tiêu dùng, và đó thường là các khoản vay ngắn hạn.

Tỷ trọng tín dụng trung hạn qua các năm như sau: Năm 2010, đạt 192.686 trđ, chiếm 32%, năm 2011 đạt 175.467 trđ, giảm 8,94%, chiêm 28% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012, tín dụng trung hạn đạt 163.462, giảm tiếp 12.005 trđ, giảm 6,84%, chiếm 25% trong tổng doanh số cho vay. Và điều đặc biệt là tị NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh không có doanh số tin dụng dài hạn. Mục đích của tín dụng trung và dai hạn là nhằm giúp cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạn tầng, mua sắm trang thiết bị,… Nhưng sau khủng hoảng, tình hình HĐKD bị ảnh hưởng rất nhiều nên ngân hàng cẩn thận hơn trong vấn đề cho vay trung và dài hạn.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh số cho vay theo thời hạn vay

2.6.1.3 Theo ngành nghề kinh doanh:

Bảng 2.5: Bảng tăng trưởng doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

Đvt: Trđ

Tốc độ Tốc độ tăng trưởng tăng

trưởng

2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Nông nghiệp 37.333 6,2 40.733 6,5 46.423 7,1 3.400 9,1 5.690 14 Thủy sản 110.794 18,4 127.840 20,4 140.576 21,5 17.046 15,4 12.736 10 CN,XD,GTVT 154.149 25,6 163.560 26,1 178.500 27,3 9.411 6,1 14.940 9,1 Thương mại, dịch vụ 257.115 42,7 266.960 42,6 272.000 41,6 9.845 3,8 5.040 1,9 Ngành khác 42.752 7,1 27.574 4,4 16.347 2,5 -15.178 -35,5 -2.781 -5 Tổng doanh số cho vay 602.143 100 626.667 100 653.846 100 24.524 11,5 27.179 4,34

(Nguồn : Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Như đã phân tích trên, Cam Ranh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông lâm ngư nghiệp. Từ sau khi được nâng cấp lên Thành phố Cam Ranh vào 23/12/2010 đã mở ra sự phát triển mới đa ngành nghề tại vùng đât này.

Có thể thấy, ngành có tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay là thương mại dịch vụ, từ năm 2010 – 2012 luôn chiêm tỷ lệ trên 40%. Có thể nói, ngành này là ngành có vòng quay vốn nhanh, hạn chế được nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn thuận tiên nên ngân hàng tạo rất nhiều thuận lợi cho khách hàng vay trong linh vực này. Tiếp theo là ngành công nghiệp, xây dưng, giao thông vận tải. Cam Ranh đang ngày càng được nâng cấp và phát triển cho nên nhu cầu vốn xây dựng, giao thông vận tải rất lớn. Từ năm 2010 – 2012, tỷ trong doanh số cho vay ngành nay liên tục tăng từ 25% lên 27%. Ngành thuỷ sản phù hợp với tình hình địa phương xếp thứ 3, chiếm tỷ lệ khoang

18% đên 21%. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không được cao nhưng đang tăng lên. Bên cạnh đó là một số ngành khác như tiểu nghiệp cũng có bước phát triển mới.

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tăng trưởng doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh Đvt: Trđ

2.6.1.4 Theo mục đích sử dụng vốn:

Bảng 2.6: Bảng tăng trưởng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Đvt: Trđ

Tốc độ Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng

2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Cho vay tiêu dùng 57.204 9,5 67.680 10,8 79.769 12,2 10.476 18,3 12.089 17,86 Cho vay SXKD 544.939 90,5 558.987 89,2 574.077 87,8 14.048 2,6 15.090 2,7 Tổng Doanh số cho vay 602.143 100 626.667 100 653.846 100 24.524 11,5 27.179 4,34

(Nguồn : Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Ta thấy, tỷ trọng doanh số cho vay SXKD chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 90% trong tổng doanh số cho vay. Mặc dù giảm qua 3 năm do khủng hoảng kinh tế, từ mức 90,5% năm 2010, xuống 87,8% trong năm 2012 nhưng về lượng thì luôn tăng trưởng đều và tốt từ 544.939 trđ lên mức 574.077 trđ. Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp khoàng 10% nhưng đã tăng dần và tăng một cách nhanh chóng trong giai đoạn 2010 – 2012. Điều này là do sự phát triển kinh tế của địa phương đa nâng cao đời sống của người dân, nhu cầu chi tiêu mua sắm tăng cao. Điều này thể hiện sự phát triển mới tại địa phương.

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tăng trưởng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Đvt: Trđ

2.6.1.5 Theo tài sản đảm bảo:

Bảng 2.7: Bảng tăng trưởng doanh số cho vay theo tài sản đảm bảo

Đvt: Trđ Tốc độ Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Cho vay có tài sản đảm

bảo 481.714 80 488.800 78 516.538 79 7.086 1,47 27.738 5,67 Cho vay không có tài

sản đảm bảo 120.429 20 137.867 22 137.308 21 17.438 14,5 -559 -0,4

Tổng Doanh số cho vay 602.143 100 626.667 100 653.846 100 24.524 11,5 27.179 4,34

Cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao, khoang 80% trong tổng doanh số cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh. Cụ thể, năm 2010 là 481.714 trđ tăng lên 516.538 trđ. Cho vay có tài sản đảm bảo sẽ đảm bảo cho ngân hàng một sự an toàn cũng như khả năng thu hồi nợ khi xảy ra rủi ro. Trong khi cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng thấp khoảng 20% và lại giảm trong giai đoạn 2011 – 2012. Cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu ngân hàng cho vay đỗi với những cá nhân doanh nghiệp có làm ăn lâu năm và uy tín với ngân hàng

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tăng trưởng doanh số cho vay theo tài sản đảm bảo

2.6.1.6 Theo loại tiền

Bảng 2.8: Bảng tăng trưởng doanh số cho vay theo loại tiền

Đvt: Trđ

Tốc độ Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng

2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Cho vay bằng VNĐ 602.143 100 626.667 100 653.846 100 24.524 11,5 27.179 4,34 Cho vay bằng Ngoại tệ 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng Doanh số cho vay 602.143 100 626.667 100 653.846 100 24.524 11,5 27.179 4,34

NHNo&PTNT chỉ hoạt động kinh doanh nội địa, không có lĩnh vực xuất khẩu nên cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tới 100%. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay bằng VNĐ đúng bằng tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.

2.6.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản nợ đã cho vay trong khoảng thời gian nhất định. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Chính vì thế, thi nợ là một vấn đề rất quan trọng. Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình hình hoạt động của ngân hàng là khả quan hay không thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định được hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

2.6.2.1 Theo thời hạn cho vay:

Bảng 2.9: Bảng tăng trưởng doanh số thu nợ theo thời hạn vay

Đvt: Trđ Tốc độ Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Ngắn hạn 409.520 76 447.501 77,4 460.998 75,1 37.981 9,3 13.497 3,0 Trung hạn 129.323 24 130.666 22,6 152.848 24,9 1.343 1,0 22.182 17

Tổng Doanh số thu nợ 538.843 100 578.167 100 613.846 100 39.324 7,3 35.679 6,2

(Nguồn : Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Qua bảng 2.9 có thể thấy, doanh số thu nợ năm 2011 tăng rất mạnh so với năm 2010, tăng 39.324 trđ, tăng hơn 7%, năm 2012 tăng lên mức 613.846 trđ, tăng 6,2% so với năm 2011.

Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiến tỷ trọng cao, năm 2010, chiêm 76%, năm 2011 chiếm hon 77% và năm 2012 chiếm hơn 75%. Xét về lượng thì doanh số thu nợ liên tục tăng, tăng mạnh nhât là năm 2011, tăng gần 38.000 trđ so với 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi vốn ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm và thường là khoản vay nhỏ. Phương thức này cũng thuận lợi cho khách hàng trong việc trả nợ theo chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng đã đào tạo được đội ngũ nhân viên có trình độ, luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ, vì thế ngân hàng đã thu hồi được vốn cho vay.

Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, năm 2007 thu được 129.323 trđ (chiếm 24%). Năm 2011 thu thêm được 1.343 trđ, lên mức 130.666 trđ ( tăng 1% ). Năm 2012, doanh số thu nợ tăng đáng kể lên 152.848 trđ ( tăng 22.182 trđ, tăng 17%). Đặc điểm của loại cho vay này là sẽ định kỳ trả nợ thu dần, vì vậy rất khó đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)