Hệ số sử dụng vốn (%):

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 95)

Bảng 2.21 : Bảng hệ số sử dụng vốn. Đvt: Trđ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Dư Nợ 421.500 470.000 510.000 48.500 40.000 Vốn huy động 498.100 545.000 641.000 46.900 96.000 Hệ số sử dụng vốn huy động/ Tổng Dư Nợ 84,62% 86,24% 79,56% 1,62% -6,68%

Biểu đồ 2.19: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa vốn huy động và dư nợ cho vay Đvt: Trđ

Năm 2010, vốn huy động được là 498.100 trđ, năm 2011 là 545.000 trđ (tăng 46.900 trđ), năm 2012 là 541.000 trđ (tăng 96.000 trđ). Ta thấy qua các năm, vốn chi nhánh huy động được tăng trưởng tốt, trong đó thời kỳ 2011 - 2012 thì mức tăng còn gấp đôi so với thời kỳ 2010 - 2011, cho thấy uy tín cũng như những chính sách ưu đãi dành cho người gửi tiền thực sự thu hút được các luồng tiền nhàn rỗi từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, công tác huy động vốn triển khai đạt kết quả cao. chi nhánh tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi: vị trí thuận lợi, trong khu dân cư đông đúc, các mối quan hệ mở rộng, chất lượng dịch vụ cao, nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn, am hiểu thị trường và nắm rõ kiến thức nghiệp vụ,…Đây sẽ là những yếu tố rất quan trọng sẽ góp phần làm cho công tác nghiệp vụ huy động vốn càng hoàn thiện, hiệu quả kinh doanh được nâng cao rõ rệt. Hệ số sử dụng vốn năm 2010 là 84,62%, năm 2011 là 86,24% (tăng 1,62%), năm 2012 là 79,59% (giảm 6,68%). Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn trong 3 năm đều nhỏ hơn 1, đồng nghĩa với việc thu hút vốn đã đạt được kết quả cao, đây sẽ là điều kiện tốt để chi nhánh tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động

tín dụng, tăng khả năng sinh lời. Ngoài ra, với nguồn vốn huy động dư thừa, chi nhánh sẽ thực hiện cho Hội sở, các TCTD vay, từ đó mang lại khoản thu cho ngân hàng.

2.6.5 Tỷ lệ nợ quá hạn:

Bảng 2.22 : Bảng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay

Đvt: Trđ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/201 0 So sánh 2012/201 1 Dư nợ 421.50 0 470.00 0 510.00 0 48.500 40.000 Nợ quá hạn 17.140 19.451 45.418 2.311 25.967

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng Dư Nợ cho

vay 4,01% 4,14% 8,91% 0,13% 4,77%

(Nguồn : Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Biểu đồ 2.20: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa nợ quá hạn và dư nợ cho vay Đvt: Trđ

Một ngân hàng dù lớn mạnh đến đâu cũng không sao tránh khỏi rủi ro nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn là bao nhiêu sẽ thể hiện sức khỏe của

ngân hàng. Khi nợ quá hạn thấp thì ta biết được Nhân viên tín dụng (NVTD) thực hiện tốt khâu kiểm định, giải quyết cho vay, đôn đốc thu hồi nợ; điều này làm tăng lòng tin của khách hàng, bởi nguồn tiền cho hoạt động tín dụng phần lớn là từ hoạt động huy động vốn từ dân cư, tổ chức, thu hồi nợ tốt thì nguy cơ rủi ro cũng giảm. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh, phản ánh khả năng quản lý tín dụng. Nợ quá hạn năm 2010 là 17.140 trđ; năm 2011 là 19.451 trđ (tăng 2.311 trđ), năm 2012 là 45.418 tr (tăng 25.967 trđ). Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 là 4,01%; năm 2011 là 4,14% (tăng 0,31%); năm 2012 là 8,96% (tăng 4,82%); tỷ lệ này trong giai đoan 2010 – 2011 biến động nhẹ cho ta thấy hiệu quả trong hoạt động đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ và nắm bắt tình hình thực tế của khách hàng được nâng cao; nhưng sau đó, vào giai đoan 2011 – 2012, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên đột ngột do nhiều yếu tố đặc biệt là sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cho nên các NVTD đã chủ động, tích cực đối thoại thẳng thắn với người đi vay để nắm bắt khó khăn của họ để tư vấn những cách làm hợp lý, hiệu quả cao nhằm giải quyết khoản nợ quá hạn. Từ đó nâng cao uy tín trong quan hệ tín dụng giữa các bên.

2.6.6 Tỷ lệ nợ xấu :

Bảng 2.23 : Bảng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Đvt: Trđ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Dư nợ 421.500 470.000 510.000 48.500 40.000 Nợ xấu 7.931 9.211 14.718 1.280 5.507 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng Dư Nợ 1,88% 1,96% 2,89% 0,08% 0,93%

Biểu đồ 2.21: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa nợ xấu và dư nợ cho vay Đvt: Trđ

Nợ xấu năm 2010 là 7.931 trđ, năm 2011 là 9.211 trđ (tăng 1.280 trđ), năm 2012 là 14.718 trđ (tăng 5.507 trđ). Ta thấy qua 3 năm, nợ xấu có phần gia tăng, nguyên nhân là do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế, giá cả tăng cao, tác động từ môi trường đã khiến cho tình hình SXKD của khách hàng gặp khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 1,88%, năm 2011 là 1,96% (tăng 0,08%), năm 2012 là 2,89% (tăng 0,93%) gần với mức 3% nguy hiểm; nguyên nhân cho sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu là do tốc độ tăng của dư nợ nhỏ hơn so với tốc độ tăng nợ xấu. Trong thời gian tới, chi nhánh cần quán triệt chủ trương đôn đốc, thu hồi nợ đến từng NVTD để giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro có thể gặp phải đối với những khoản nợ này.

2.6.7 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Bảng 2.24 : Bảng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Đvt: Trđ So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị %

Trích lập dự phòng 3.974 4.757 7.664 783 19,7 2.907 61,11 Nợ quá hạn 17.140 19.451 45.418 2.311 13,48 25.967 133,5 Nợ xấu 7.931 9.211 12.718 1.280 16,14 5.507 59,78 Tỷ lệ dự phòng Nợ xấu 50,11% 51,64% 60,26% 1,53% 8,62% Tỷ lệ dự phòng Nợ quá hạn 23,19% 24,46% 16,87% 1,27% -7,59%

(Nguồn : Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Trích lập dự phòng năm 2010 là 3.974 trđ, năm 2011 là 4.757 trđ (tăng 738 trđ, tương ứng 19,7%), năm 2012 là 7.664 trđ (tăng 2.907 trđ, tương ứng 61,11%). Trước tình hình nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng qua các năm thì rủi ro tín dụng theo đó cũng tăng. Nếu chi nhánh thực hiện tốt việc lập dự phòng rủi ro tín dụng thì hoạt động tín dụng sẽ được an toàn. Tỷ lệ dự phòng/ Nợ quá hạn năm 2010 là 23,19%, năm 2011 là 24,46% (tăng 1,27%), năm 2012 là 16,87% (giảm 7,59%). Tỷ lệ dự phòng/ Nợ xấu năm 2010 là 50,11%, năm 2011 là 51,64% (tăng 1,53%), năm 2012 là 60,26% (tăng 8,62%). Ta thấy chi nhánh thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN, với tỷ lệ trích lập dự phòng chiếm khoảng 50% - 60% nợ xấu nên rủi ro còn khá lớn, khả năng sinh lợi sẽ hạn chế; chính vì vậy ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh tốt hơn để cải thiện tình hình trong điều kiện khó khăn hiện nay cũng như trong tương lai.

Biểu đồ 2.22: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa nợ quá hạn, nợ xấu và quỹ trích lập dự phòng

Đvt: Trđ

2.6.8 Mức độ phát triển khách hàng :

Bảng 2.25 : Bảng thống kê số lượng khách hàng tại NHNo&PTNT Cam Ranh Đvt: Người So sánh So sánh Năm Số lượng khách hàng đầu kỳ Số lượng tăng Số lượng giảm Số lượng khách hàng cuối kỳ 2011/2010 2012/2011 2010 1.176 349 34 1.491 2011 1491 445 28 1.908 417 2012 1908 477 27 2.358 450

Bảng tổng hợp số lượng khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cam Ranh Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số lượng khách hàng 1.491 1.908 2.358 417 450 (Nguồn : Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)

Biểu đồ 2.23: Biểu đồ tăng trưởng số lượng khách hàng tại chi nhánh Cam Ranh Đvt: Người

Khách hàng là yếu tố sống còn đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào, trong đó bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng. Lượng khách hàng năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.491 khách; 1908 khách (tăng 417 khách); 2.358 khách (tăng 450 khách). Lượng khách hàng tăng đồng nghĩa với việc thị phần, uy tín được nâng cao, nhiều cơ hội để phát triển. Chính vì lý do đó nên khi khách hàng đến với chi nhánh tăng lên thì đó là dấu hiệu cho thấy thị phần chi nhánh nắm giữ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó cũng có một số khách hàng bị giảm đi nhưng chủ yếu là do hết hợp đồng tín dụng.

2.7 Đánh giá chung về thực trạng tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh thành phố Cam Ranh:

Sau gần 3 tháng thực tập tại Ngân hàng cũng như quá trình đi thực tế và tìm hiểu về thị trường Cam Ranh. Em đã rút ra được một số điều sau:

Ở Cam Ranh, NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh là Ngân hàng lớn nhất, có dư nợ cho vay lớn nhất cũng như lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường, cùng đội ngũ nhân viên hùng hậu và trình độ cao đã, đang và sẽ xây dựng sự phát triển bền vững của ngân hàng.

2.7.1 Kết quả đạt được:

Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn, nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú với nhiều loại hình, kỳ hạn huy động khác nhau và ưu đãi so với các ngân hàng khác trên địa bàn đã tạo nên sự linh hoạt và thuận lợi trong việc thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng còn áp dụng nhiều chính sách thu hút các khách hàng gửi tiền như các chương trình dự thưởng “gửi tiết kiệm nhận vàng” nhăm thu hút khách hàng gửi tiền lớn và các hoạt động dịch vụ khác

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay luôn tăng trưởng hàng năm cho thây quy mô hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT ngày càng tăng và mở rộng.

Mặc dù còn chịu sự ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế nhưng tình hình thu nợ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh khá tốt, cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác lựa chọn khách hàng cũng như việc theo dõi mục đích sử dụng vốn và động viện khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế mức tối đa việc gia hạn nợ.

Tình hình thu nợ khá tốt, cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác lựa chọn khách hàng cũng như việc theo dõi mục đích sử dụng vỗn và động viên khách hàng, để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ

Nợ quá hạn của ngân hàng thấp, riêng năm 2012 thì khá cao. Cho nên ngân hàng cần nên chú ý, thực hiện chính sách cho vay thận trọng, không nhất thiết phải cho vay một cách thoải mái, để tăng tỷ lệ vốn cho vay trên vốn huy động. Phần vốn huy động còn lại ngân hàng nên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, đầu tư liên ngân hàng, lĩnh vực an toàn hơn.

TDCN (tín dụng cá nhân) chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay và tăng qua các năm. Đây là đối tượng mà ngân hàng nên tập trung phát triển vì vốn tín dụng tài trọ cho thành phần này rủi ro thu hồi nợ thấp hơn, luôn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Ngân hàng đã đào tạo được đội ngũ NVTD năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn khá tốt. Bên cạnh những kỹ năng chuyên nghiệp thì sự nhiệt tình và cung cách phục vụ tận tình đã xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đến giao dịch.

Mặt khác, NGNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh được đặt tại nơi được xem là trung tâm chính trị văn hoá của thành phố Cam Ranh. Các phòng giao dịch được đặt tại trung tâm hàng hoá của thành phố, hoạt động mua bán sầm uất, đã dần tạo được mối quan hệ với xã hội, nên thu hút được nhiều khách hàng.

2.7.2 Những vấn đề tồn tại:

Chưa tận dụng triệt để nguồn vốn huy động trong công tác tín dụng. Dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động dao động khoảng 80%.Như vậy, có thể nói chính sách cho vay của ngân hàng hiệu quả chưa cao. Ngân hàng cần phấn đấu đạt trên 80%.

TDDN (Tín dụng doanh nghiệp), tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không được cao. Nếu TDDN, tín dụng trung và dài hạn tăng cao hơn, đặc biệt là phải kết hợp với việc ngân hàng theo dõi, quản lý tốt khoản vay này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho NHNo&PTNT chi nhánh Cam Ranh.

Trình độ cán bộ chưa đồng đều, chưa cao, khả năng thu thập thông tin còn hạn chế, chưa được cập nhật kịp thời.

2.8 Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh:

2.8.1 Thuận lợi:

Chi nhánh NHNo&PTNT Cam Ranh là Ngân hàng lớn nhất tại Cam Ranh cũng như có số lượng phòng giao dịch nhiều nhất.

Chi nhánh nằm tại vị trí rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, nằm ở trung tâm thành phố, xây dựng được mối quan hệ tốt với chính quyền, cơ quan quản lý và người dân.

Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Các sản phẩm tín dụng phong phú; thỏa mãn kịp thời nhu cầu khách hàng. Phòng Tín Dụng luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban giám đốc cũng như các phòng ban khác trong chi nhánh.

2.8.2 Khó khăn:

• Từ phía ngân hàng:

o Việc xử lý hồ sơ chưa được nhanh chóng, còn vấp phải những sai sót nhỏ.

o Với đặc thù của hoạt động tín dụng là phải thường xuyên thăm khách hàng, trong khi địa bàn lại rộng, lượng khách hàng nhiều nên việc đi thực tế mất rất nhiều thời gian; ảnh hưởng đến công việc phải xử lý tại chi nhánh.

o Đôi lúc, khách hàng Phòng Kế Toán quá đông dẫn đến sự chậm trễ trong giải quyết thủ tục vay vốn , từ đó làm mất thời gian của khách hàng vì phải chờ đợi.

• Từ môi trường bên ngoài:

o Hệ thống thông tin tín dụng không đầy đủ.

o Hiện nay, các văn bản pháp luật nước ta về hoạt động ngân hàng còn chưa nhất quán, thống nhất, yêu cầu thủ tục giấy tờ còn rườm rà.

o Sự xuất hiện của các chi nhánh, phòng giao dịch mới của các ngân hàng khác. Chính điều này khiến cho sự cạnh tranh tại thị trường Cam Ranh ngày càng gay gắt.

o Nền kinh tế luôn luôn biến đổi làm cho chính sách lãi suất của NHNN điều chỉnh liên tục làm cho hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng.

2.9 Nguyên nhân chủ yếu:

Tình hình thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là sự canh tranh gay gắt của các NHTM đã gây ra không ít khó khăn cho Chi nhánh.

Những rủi ro khách quan từ thị trường cũng tạo ra khó khăn cho ngân hàng như giá cả các mặt hàng biến động, thiên tai lũ lut, hoả hoạn,… hay những rủi ro từ phía khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, kém cỏi trong việc dự đoán nhu cầu thị trường dẫn đến cung vượt cầu, giá cả giảm, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Chính sách cho vay thận trọng với những tiêu chuẩn chặt chẽ về tín dụng và tài sản đảm bảo khiến cho khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp. Ngân hàng không mạo hiểm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rủi ro cao, và do vậy đã xây dựng một chính sách cho vay ít có nợ có vấn đề. Đây là điểm tích cực, tuy nhiên chính sách co vay này có thể bỏ qua nhiều cơ hội.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CAM RANH

Khánh Hòa nói chung và Cam Ranh nói riêng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, địa lý, con người,…có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng chưa được khai thác, sử dụng đúng mức. Mọi thành phần kinh tế hoàn toàn có khả năng phát triển kinh tế, đóng góp nhiều hơn cho tỉnh nhà. Để thực hiện được mong muốn đó, đòi hỏi họ phải có trình độ, hiểu biết nhất định, và quan trọng nhất là vốn. Thế nhưng không phải ai cũng có nguồn vốn tự có dồi dào đủ để thực hiện kinh doanh, mở rộng sản xuất; từ đó dẫn đến nhu cầu tín dụng ngày càng cao và là nhu cầu chính đáng, cấp thiết của nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)