Căn cứ vào tài sản thế chấp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 25)

Tín dụng có tài sản đảm bảo: là tín dụng được thực hiện dựa trên các tài sản thế

chấp, cầm cố hay có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là tín dụng không cần có tài sản thế chấp,

cầm cố hay sự bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.

1.3.5.5 Căn cứ theo đối tượng khách hàng:

Tín dụng doanh nghiệp: Là hình thức tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho việc

đầu tư sản xuất kinh doanh cảu các doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên số lượng khách hàng thường không lớn lắm. Do đó, ngân

hàng cần đặc biệt quan tâm đến từng đối tượng khách hàng cụ thể nhắm xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhóm khách hàng này, góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tín dụng cá nhân: là hình thức cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua

sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và thường có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ. Tuy nhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên Ngân hàng cần có phương thức tiếp cận và khai thác tốt.

Trong nền kinh tế thị trường, việc phân loại tín dụng theo các hình thức trên chỉ mang tính tương đối. Khi các hình thức tín dụng ngày càng đa dạng thì cách phân loại ngày càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong tưng loại hình cho vay là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng…

1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng: 1.3.6.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:

a) Chính sách tín dụng:

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời hài hòa lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và của người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

b) Thông tin tín dụng:

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng, từ thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh,…

c) Công tác tổ chức ngân hàng:

Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động tín dụng mà có tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học, phân công công việc được tiến hành cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận

thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng.

d) Chất lượng nhân sự:

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì cán bộ ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa tối đa những sai phạm có thể xảy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng.

e) Công tác kiểm tra nội bộ:

Đây là công tác cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới thực hiện đúng quy trình, chất lượng tín dụng được nâng cao.

1.3.6.2 Các nhân tố khách quan khác: a) Đạo đức người đi vay: a) Đạo đức người đi vay:

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người đi vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Thực tế, nhiều người đi vay đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt được hiệu quả mong muốn. Còn có trường hợp, người đi vay có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng kém, thậm chí không thu hồi được nợ. Vì vậy, công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng là rất quan trọng.

b) Tác động của môi trường kinh tế:

Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người đi vay, nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của người đi vay gặp khó khăn, ảnh hưởng

(Dư Nợ năm nay – Dư Nợ năm trước) Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) = x 100%

Dư Nợ năm trước

đến thời hạn trả nợ và khả năng hòan trả vốn vay cho ngân hàng, do đó ảnh hưởng chất lượng của khoản tín dụng đó của ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho người đi vay thu lợi từ vốn vay và sẽ trả nợ đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng đạt chất lượng tốt.

c) Tác động của môi trường pháp lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, còn nhiều lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại.

d) Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước:

Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất, đối ngoại,…có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này có tác động tích cực đến các thành phần kinh tế nhưng trong hoàn cảnh khác thì ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy, các chủ trương chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để các khoản tín dụng ngân hàng đạt chất lượng và hiệu quả.

e) Các yếu tố thiên tai:

Chu kỳ sản xuất kinh doanh nhiều khi mang tính thời vụ. Khi thiên tai xảy ra sẽ làm cho hoạt động SXKD bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ gặp khó khăn, làm cho chất lượng của các khoản tín dụng bị giảm sút.

1.3.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 1.3.7.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%): 1.3.7.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%):

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại.

Dư Nợ Hệ số sử dụng vốn (%) = x 100% Tổng vốn huy động Tổng nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100% Dư Nợ

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định, hiệu quả, số tiền phát vay cao hơn thu nợ từ đó tăng khả năng sinh lời của ngân hàng; ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng, kế hoạch tín dụng chưa đạt hiệu quả.

1.3.7.2 Hệ số sử dụng vốn ( % ):

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động để cho vay, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì việc huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn trên thị trường; khi đó để có tiền cho vay thì ngân hàng phải bỏ ra chi phí nhiều hơn chi phí huy động để vay vốn từ thị trường cấp 2 như: TCTD, Hội sở, NHNN; nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, nguồn vốn dư thừa dĩ nhiên không “chết” trong kho mà sẽ được ngân hàng cho các TCTD hoặc Hội sở vay lại với chi phí thấp hơn chi phí cho vay thông thường, điều này sẽ làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng bị hạn chế.

1.3.7.3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%):

Nợ quá hạn là toàn bộ hoặc một phần nợ gốc đã quá hạn trả không phân biệt vì lý do gì. NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh tuân thủ theo Quyết định 493 là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn từ 10 ngày trở lên (nhóm 2 – 5). Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh chất lượng tín dụng, khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp thể hiện chất lượng tín dụng của ngân

hàng tốt, công tác quản lý cũng như thu hồi nợ được triển khai có hiệu quả và ngược lại. 1.3.7.4 Tỷ lệ Nợ xấu (%): Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100% Dư Nợ

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh tuân thủ theo Quyết định 492/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn hơn 90 ngày (nhóm 3 – 5).

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ xấu tại ngân hàng, phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng kiểm soát khoản vay cũng như đánh giá được tình hình thực hiện quản lý tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ.

1.3.7.5 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:

Theo điều 2, chương I quyết định 493/2005/QĐ – NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu lại được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và có thể mất khả năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro tổn thất tín dụng. Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Cam Ranh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ.

Phân loại nợ:

• Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và NHKL đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi gốc và lãi đúng hạn còn lại;

Nhóm 2: (Nợ cần chú ý)

• Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày;

• Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì NHKL phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn như được điều chỉnh lần đầu).

Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn)

• Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD.

Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ)

• Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn)

• Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

• Các khoản nợ quá hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc bị quá hạn.

Trích lập dự phòng:

Dự phòng là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 cho những tổn thất có thể xảy ra: • Nhóm 1: 0%. • Nhóm 2: 5%. • Nhóm 3: 20%. • Nhóm 4: 50%. • Nhóm 5: 100%. 1.3.7.6 Mức độ phát triển khách hàng:

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. Chỉ tiêu này càng cao đồng nghĩa với việc thương hiệu, uy tín của ngân hàng được nâng cao; ngân hàng có phương thức tiếp cận, tìm kiếm, đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp, chính điều này sẽ tăng khả năng sinh lời, đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CAM RANH

2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Cam Ranh: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Với vị thế là NH thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

Tầm nhìn:

Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng tập đoàn tài chính-ngân hàng lành mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank.

Phương châm hoạt động:

Từ năm 2010 trở đi, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vũng, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám rụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Để tiếp tục giữ vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 25)