• Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ, trao đổi với khách hàng; trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nếu có vướng mắc trong khâu tư vấn, thực hiện tín dụng thì ngân hàng và khách hàng cần trao đổi thẳng thắn với nhau, việc làm này vừa thỏa mãn nhu cầu được cung cấp thông tin của khách hàng, đồng thời thể hiện được năng lực, thiện chí của ngân hàng, từ đó có được lòng tin của khách hàng.
Hiện tại cho đến hiện nay hầu như chưa có các cuộc hội thảo gặp khách hàng thường xuyên mà chỉ có NVTD gặp trao đổi với khách hàng, điều này sẽ làm tốn thời gian cũng như sức lực của NVTD mà hiệu quả sẽ không cao. Cho nên Ngân hàng nên:
Định kỳ 6 tháng/1 lần tại hội trường NHNo&PTNT chi nhánh Cam Ranh số 1730 Km3 Đại Lộ Hùng Vương, Tp Cam Ranh để trao đổi, chia sẻ cũng như giải đáp cho thắc mắc cho khách hàng
• Ngân hàng có thể có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng thân thiết, như ưu đãi lãi suất, thủ tục đơn giản và thuận tiện, trị giá món vay có thể lớn hơn khách hàng thông thường.
Hiện nay, những khách hàng làm ăn thường xuyên, có uy tín với Ngân hàng đều được Ngân hàng quan tâm, chăm sóc, nhưng sự quan tâm đó chưa cao. Hiện tại trên địa bàn TP Cam Ranh, những doanh nghiệp cá nhân làm ăn tốt với Ngân hàng như công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Sơn chuyên kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng, công ty Thuận Phong, Hoà Thuận Anh, doanh nghiệp tư nhân Quang Thuận đều được Ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5 – 1%, hoặc hỗ trợ gói tín dụng cao hơn các doanh nghiệp khác.
Không ngừng đổi mới phong cách giao dịch, thực hiện tốt hiệu quả “Cẩm nang văn hoá Agribank” và “ Bộ tiêu chuẩn quan hệ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao thương hiệu,…
3.4 Đưa ra thị trường sản phẩm tín dụng mới:
Nền kinh tế thị trường luôn biến động không ngừng, quy luật cung cầu theo đó cũng biến đổi theo. Không nằm ngoài quy luật đó, tại những thời điểm khác nhau thì nhu cầu tín dụng cũng khác nhau. Vì vậy, việc đưa ra những sản phẩm tín dụng mới phù hợp với thực tế sẽ giúp cho hoạt động tín dụng hiệu quả hơn, mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh, việc tăng thị phần thông qua đa dạng hóa sản phẩm chính là một nước cờ táo bạo, khá mạo hiểm nhưng sẽ mang lại lợi ích rất lớn nếu triển khai thành công.
Cam Ranh được thiên nhiên ưu đãi một tài nguyên biển phong phú, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động ngư nghiệp phát triển; những người dân chài chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu dân cư và có nhu cầu vay vốn khá lớn. Để khai thác có hiệu quả đối tượng này, tôi xin đề xuất gói sản phẩm tín dụng:
• Cho vay xây dựng, sửa chữa, nâng cấp tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu chuyên chở, tàu du lịch) – sản phẩm này sẽ tài trợ nguồn vốn để ngư dân thực hiện mua mới, sửa chữa, nâng cấp, cải thiện chất lượng hoạt động của tàu thuyền đang sử dụng, từ đó lợi ích kinh tế được tăng lên.
• Cho vay hoạt động biển dài ngày – đây là gói sản phẩm đáp ứng cho những ngư dân đang đánh bắt xa bờ (hoạt động đánh bắt này ít có sự cạnh tranh, nguồn lợi đánh bắt có giá trị kinh tế cao) có nhu cầu vốn lớn và thời gian giải ngân ngắn để họ có thể tận dụng cơ hội khai thác xa bờ trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán, ngân hàng nên liên kết với các ngân hàng khác. Trong hình thức này, khách hàng vay vốn sẽ ủy nhiệm chi cho ngân hàng mà mình đang có tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ định kỳ đứng ra thanh toán lãi, gốc cho ngân hàng đúng số tiền đã được thỏa thuận trước đó, hình thức này giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau.
Hiện nay, trong lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu, NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh chưa có thị phần trong lĩnh vực này. Theo sự điều tra của em thì bên ngân hàng có một số sản phẩm trong lĩnh vực này nhưng theo đanh giá của bản thân thì những sản phẩm này cũng gần như các sản phẩm khác trên địa bàn, đôi khi vấn đề giấy tờ còn phức tạp, rắc rối hơn nên khó thu hút được khách hàng. Cho nên
Ngân hàng cần nên suy nghĩ, điều tra họp bàn để đưa ra sản phẩm tốt hơn trong lĩnh vực này.
3.5 Chính sách lãi suất:
Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của ngân hàng. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho ngân hàng. Để có được một chính sách lãi suất cho vay có hiệu quả, cán bộ ngân hàng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của lãi suất cho vay hợp lý. Trong những năm qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhu cầu vay vốn nhiều, so với các ngân hàng khác trong khu vực thì lãi suất mà ngân hàng đang áp dụng vẫn còn khá cao; điều này có ảnh hưởng một phần đến khả năng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng, khả năng trả nợ cuả khách hàng.
Mặc dù NHNo&PTNT chi nhánh Cam Ranh có mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường nhưng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác, tôi xin đề xuất phương án thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi như sau:
• Khách hàng trước đây có quan hệ tín dụng với ngân hàng và được đánh giá là khách hàng tốt (khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đăng ký; uy tín trong thanh toán nợ gốc và lãi; giao dịch thường xuyên,…) và có khoản vay lớn hơn 500 trđ; ngân hàng sẽ ưu đãi lãi suất 1%/năm so với mức lãi suất cho vay hiện hành. Cũng với đối tượng này, nếu khoản vay dưới 500 trđ thì mức ưu đãi lãi suất là 0,5%/năm.
• Khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn hơn 500 trđ, chưa từng quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng sẽ được ưu đãi 0,5%/năm so với mức lãi suất hiện hành.
Trong tương lai, mong rằng với những chính sách lãi suất kịp thời, hợp lý trong tương lai sẽ mang đến cho ngân hàng những cơ hội phát triển mới.
Bên cạnh đó, chi nhánh cần điều hành phí dịch vụ một cách linh hoạt, chủ động phù hợp với diễn biến của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả công việc
3.6 Cải thiện một số khâu trong quy trình tín dụng:
Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách
hàng kém hiệu quả, dự án kém khả thi; nâng cao mức độ an toàn, chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tôi xin đề xuất vài ý kiến chủ quan của mình trong quá trình thực tập để hoàn thiện hơn quy trình tín dụng tại Ngân hàng.
• Cần phải họp bàn giữa các phòng ban với nhau để thống nhất cũng như đưa ra các phương án hỗ trợ lẫn nhau giữa phòng Tín dụng và Phòng Kế toán.
• Phân công hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên tín dụng. Nhân viên cũ hỗ trợ phát triển nhân viên mới.
• Nhân viên tín dụng cần cải thiện tốc độ xử lý trong công việc để nâng cao hình ảnh trước khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong mỗi công việc cụ thể.
3.7 Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát tại NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Cam Ranh:
Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan
trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Do đó, khi ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.
Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay, ngân hàng thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm... thì ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền của mình. Điều này là rất cần thiết bởi vì trong quá trình sử dụng vốn vay, có trường hợp sau một khoảng thời gian mới phát hiện sai phạm.
Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát.
Tăng cường thu lãi cho vay, tích cực xử lý thu nợ lãi tồn động để nâng cao tỷ lệ thu lãi so với lãi phải thu. Tích cực thu nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng doanh thu.
Quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng để hạn chế trích lập dự phòng rủi ro. Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, thực hiện chi phí hợp lý, tiết kiệm.
Qua nghiên cứu thấy ngân hàng chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro tài chính. Ngân hàng cần xem xét lại vấn đề này và trich lập đầy đủ để phòng ngừa rủi ro.
Bảng 3.2: Bảng trích lập dự phòng mới
Đvt: Trđ
Năm 2010 2011 2012
Trích lập dự phòng cũ 2.360 2.632 2.856 Trích lập dự phòng đúng 4.471 5.270 10.329 Mặt khác, chi nhánh cần tiếp tục tập trung các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro như; đôn đốc khách hàng chủ động bán tài sản trả nợ, khởi kiện, kê biên phát mãi tài sản, bám sát, đề nghị Toà án, Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện xử lý nhanh các hồ sơ đã khởi kiện.
3.8 Phát triển dịch vụ thẻ trên địa bàn thành phố Cam Ranh
Để tăng số lượng khách hàng cũng như phát triển tín dụng đầu vào, NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh nên phát triển dịch vụ thẻ. Số lượng thẻ tại ngân hàng lớn thì sẽ có thêm nhiều tài khoản giao dịch, điều này sẽ giúp ngân hàng tập trung được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng như tăng cường mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, sẽ thúc đẩy được hoạt động tín dụng phát triển.
Bảng 3.3: Bảng thống kê số lượng thẻ ATM trên địa bàn thành phố Cam Ranh Đvt: Thẻ Ngân hàng Số thẻ ATM (31/12/2012) Tỷ trọng
Agribank Cam Ranh 16.732 13,38%
HD Bank 4.587 3,67%
Sacombank 8.459 6,76%
Vietcombank 9.745 7,79%
Khác 2.127 1,70%
Chưa khai thác 66,70%
Dân sô Thành phố Cam Ranh(2012)(Người) 125.089 100% (Nguồn : Phòng Kế Toán NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh)
Dịch vụ thẻ tại ngân hàng chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) có số lượng lớn nhất trong só các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Cam Ranh nhưng so với nhu cầu thực tế thì chưa khai thác hết, thị trường còn rất tiềm năng. Nhưng do tập quán của người Việt hay dùng tiền mặt nên đây cũng là một khó khăn rất lớn của ngân hàng khi tiếp cận nguồn khách hàng mới.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thống kê số lượng thẻ ATM của các ngân hàng trên địa bàn Đvt: Thẻ/Người
Qua biểu đồ 3.1, có thể thấy mặc dù NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh có số lượng thẻ phát hành hay số tài khoản ATM nhiều nhất nhưng cũng chưa chiếm tới 15% tổng dân số. Trong khi nguồn chưa khai thác lên đến gần 67%, điều này cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng vô cùng lớn cũng như số lượng khách hàng chưa khai thác còn rất nhiều. Cho nên trong thời gian tới, ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển mặt này hơn nữa.
3.9 Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin, hiện đại hoá công nghệ
Thông tin đầy đủ, chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng để tờ trình thẩm định phản ánh chính xác cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp thì công tác xử lý thông tin đặc biệt quan trọng.
Cùng một nguồn thông tin nhưng mỗi cán bộ tín dụng sẽ xử lý và trình bày trong tờ trình theo những cách khác nhau. Có thể nói công tác xử lý thông tin phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng phân tích riêng của từng NVTD. Tuy nhiên cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định trong quá tình xử lý thông tin ma NVTD cần phải đáp ứng, đó là:
• Đối với các chỉ tiêu định lượng: phải xem xét tính xác thực và đáng tin cậy của nguồn thông tin. Khi phân tích phải đặt trong môi trường cụ thể để có được sự so sanh với các chỉ tiêu ngành một cách chính xác nhất.
• Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính ngắn hạn, nên tuỳ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản chung của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động để đánh giá và so sánh đối chiếu.
Cập nhật kịp thời các phiên bản IPCAS và các phần mềm ứng dụng của NHNo&PTNT Việt Nam để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự vận hành hệ thống thông suốt, nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng ngừng giao dịch, gây ảnh hưởng đến khách hàng.
Thường xuyên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị phục vụ tốt hoạt động kinh doanh.
KIẾN NGHỊ
Đối với NHNN:
• NHNN cần thành lập tổ chức hỗ trợ tư vấn các NHTM về nhà cung cấp và cách thức chuyển giao công nghệ ngân hàng, tránh nhập khẩu bãi thải công nghệ hoặc công nghệ kém cạnh tranh.
• Nâng cao chất lượng của trung tâm tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM có đủ thông tin về doanh nghiệp khi cho vay.
• Cần xây dựng các biện pháp tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Xây dựng hệ thống thanh tra chất lượng, tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng, xử lý nghiêm đối với các sai sót do vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng.
Đối với Nhà nước:
• Duy trì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định là một yếu tố rất quan trọng đối với các thành phần kinh tế trong đó bao gồm NHTM. Một môi trường có nhiều bất ổn sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dân, các nhà đầu tư kinh doanh và toàn bộ hệ thống kinh tế. Nhà nước cần thực thi có hiệu quả các chính sách của mình để giữ vững một môi trường kinh tế chính trị, xã hội ổn định.
• Khung giá đất hiện tại không phản ánh đúng giá trị thị trường của nó. Nhà nước cần cải tiến cách định giá tài sản đặc biệt này để đảm bảo lợi ích cho người dân, tạo cơ sở để các TCTD thực hiện tốt công tác nghiệp vụ của mình.
• Cải cách thủ tục hành chính, qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, tạo điều kiện cho các NHTM trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài sản đảm bảo.
• Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh như: cấp giấy phép kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với số vốn sở hữu và năng lực quản lý thực tế, cần tiến hành thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép kinh doanh đối với các trường hợp buôn lậu, lừa đảo, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng,…
• Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.
Đối với Hội sở:
• Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của NHNN. • Thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác, nâng cao trình độ của mình.