Cho vay kinh doanh chứng khoán liên kết với đối tác:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 52)

Mô tả:

Cho vay kinh doanh chứng khoán hỗ trợ các cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán có mở tài khoản lưu ký tại các công ty chứng khoán mà NH liên kết.

Đặc tính sản phẩm:

• Thời hạn cho vay: Tối đa 03 tháng cho mỗi món vay. • Loại tiền cho vay: VND

• Hình thức cho vay: Cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn cho nhà đầu tư. • Lãi suất cho vay: Theo quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ. • Tỷ lệ cho vay: Theo quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ.

• Tài sản đảm bảo: Loại chứng khoán cầm cố được ngân hàng quy định cụ thể theo danh mục chứng khoán cầm cố trong từng thời kỳ. Chứng khoán cầm cố được niêm yết có sẵn trong tài khoản của khách hàng, chứng khoán niêm yết đã khớp lệnh mua đang chờ về.

2.2.2 Khách hàng doanh nghiệp: 2.2.2.1 Cho vay đầu tư dự án: 2.2.2.1 Cho vay đầu tư dự án: Mô tả:

Khách hàng là các tổ chức Việt Nam và ngoài nước có nhu cầu vay vốn thực hiện dự án đầu tư trong nước.

Đặc tính sản phẩm:

• Thời hạn cho vay: Căn cứ vào thời gian hoàn vốn của từng dự án mà ngân hàng quyết định thời hạn cho vay.

• Được ân hạn trong thời gian triển khai dự án nhằm giảm áp lực trả nợ cho khách hàng.

• Lãi suất: Theo quy định trong từng thời kỳ của NH. • Giải ngân: Theo tiến độ của dự án

• Tài sản đảm bảo: Bất động sản.

Mô tả:

Cho vay bổ sunh vốn lưu động là sản phẩm cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh.

Đặc tính sản phẩm:

• Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng. • Loại tiền: VND

• Phương thức cho vay: Theo hạn mức tín dụng hoặc từng lần. • Lãi suất: Theo quy định từng thời kỳ của NH.

2.2.2.3 Cho vay đầu tư tài sản cố định: Mô tả: Mô tả:

Cho vay đầu tư tài sản cố định là sản phẩm vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng,…

Đặc tính của sản phẩm:

• Thời hạn cho vay: Trung, dài hạn. • Loại tiền: VND

• Phương thức cho vay: Từng lần.

• Lãi suất: Theo quy định từng thời kỳ của NH. • Giải ngân: Theo tiến độ.

2.2.2.4 Cho vay cầm cố chứng từ có giá: Đối tượng: Đối tượng:

Là tổ chức trong và ngoài nước đang hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam đang sở hữu các giấy tờ có giá có nhu cầu cầm cố tài sản đó để vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc tính sản phẩm:

• Thời hạn cho vay: Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, phương án vay vốn của khách hàng nhưng nhỏ hơn thời gian đáo hạn đối với tài sản đảm bảo là chứng từ có giá.

• Mức cho vay: Căn cứ vào:

○ Nhu cầu vốn, khả năng trả nợ của khách hàng

○ Nguồn vốn của ngân hàng

○ Đối với cổ phiếu, trái phiếu: theo tỷ lệ quy định cụ thể trong danh mục do ngân hàng quy định trong từng thời kỳ.

2.3 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG:

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do NH đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam.

2.3.1 Mục đích của chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của NH.

2.3.2 Quy định chung về chính sách tín dụng:

2.3.2.1 Đối tượng khách hàng vay tại NHNo&PTNT Cam Ranh:

• Khách hàng doanh nghiệp:

o Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện.

o Các pháp nhân nước ngoài.

o Doanh nghiệp tư nhân.

o Công ty hợp danh. • Khách hàng cá nhân:

o Cá nhân.

o Hộ gia đình.

o Tổ hợp tác.

2.3.2.2 Những đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay:

o Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.

o Cán bộ công nhân viên của thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay.

o Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.

o Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh.

o Vợ (chồng), con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh. • Những nhu cầu vốn không được cho vay:

o Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

o Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

o Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

2.3.2.3 Hạn chế cho vay:

Không được cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với những đối tượng sau:

• Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại, kế toán trưởng của, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại.

• Các cổ đông lớn của NH.

• Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định nói trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

• Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng trên không quá 5% vốn tự có của.

2.3.2.4 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn:

• Nguyên tắc:

o Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

o Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

• Điều kiện:

o Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

o Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

o Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với các quy định của pháp luật.

o Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, của ngân hàng. Nếu là hộ gia đình vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nếu chưa được cấp phải có xác nhận của UBND xã, phường về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp.

2.3.2.5 Căn cứ xác định mức tiền cho vay:

• Căn cứ xác định mức cho vay:

o Nhu cầu vay vốn của khách hàng.

o Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

o Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng..

o Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay.

o Khả năng nguồn vốn của ngân hàng nhưng không vượt quá mức ủy quyền phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh.

o Mức cho vay không có đảm bảo đối với hộ nông dân, hợp tác xá hoặc chủ trang trại phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của Chính phủ và NHNN Việt Nam tại từng thời kỳ.

• Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm cho vay (trừ những trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức và cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt 15% vốn tự có của NH).

2.3.2.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên:

• Người vay có quyền:

o Từ chối các yêu cầu của NH không đúng với thỏa thuận trong HĐTD.

o Khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu NH không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong HĐTD.

o Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn cho NH và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

o Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đầy đủ các nội dung khác đã thỏa thuận trong HĐTD và các cam kết liên quan.

o Trả nợ gốc, lãi vay và các loại phí khác (nếu có) đầy đủ và đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận trong HĐTD.

o Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm các điều khoản đã được thỏa thuận trong HĐTD.

• NHNo&PTNT có quyền:

o Yêu cầu người cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay.

o Từ chối yêu cầu vay vốn khách hàng nếu khách hàng không có điều kiện vay vốn, dự án/ phương án vay vốn không hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật và NHKL không có đủ cơ sở để cho vay.

o Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

o Chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm HĐTD hoặc có dấu hiệu không an toàn vốn vay.

o Khởi kiện khách hàng vi phạm HĐTD hoặc người bảo lãnh của khách hàng theo quy định của pháp luật.

o Khi người vay không có khả năng trả nợ đến hạn và nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo thỏa thuận trong HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn.

o Miễn, giảm lãi tiền vay, giảm phí, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, mua bán nợ theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Cam Ranh và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.

• NHNo&PTNT Cam Ranh có nghĩa vụ:

o Lưu giữ hồ sơ tín dụng và tài liệu liên quan phù hợp với quy định của pháp luật

2.4 Quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh: Bước 2

Bước 1

Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Cam Ranh Phân tích, thẩm định TSBĐ

Giải ngân

Bước 6

Tiếp nhận thông tin, tư vấn, hướng dẫn khách hàng Giải chấp TSBĐ Bước 10 Thanh lý HĐTD Bước 9

Kiểm tra, giám sát khoản vay

Bước 7

Thu nợ gốc - lãi , xử lý phát sinh

Bước 8

Tư vấn xét duyệt cho vay

Quyết định cho vay

Bước 3 Lập và ký kết hồ sơ tín dụng cùng các giấy tờ khác có liên quan, Bước 4 Phân tích, thẩm định các điều kiện tín dụng Đồng ý Không đồng ý Quản lý TSBĐ, hồ sơ TSBĐ và các giấy tờ có liên quan

2.4.1 Tiếp xúc, tư vấn, hướng dẫn khách hàng:

Bộ phận Quan hệ khách hàng sẽ phụ trách công việc này.

Nhân viên trong bộ phận yêu cầu cần phải có kiến thức về nghiệp vụ cũng như kiến thức thị trường, có khả năng thuyết phục khách hàng và thái độ làm việc năng động, tích cực.

NVTD tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, xem xét các điều kiện vay vốn: năng lực pháp lý, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính, phương án hoặc dự án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng đủ điều kiện thì hướng dẫn khách hàng lập và nộp các hồ sơ, tài liệu theo quy định.

2.4.2 Thẩm định, phân tích các điều kiện tín dụng:

Bộ phận Phân tích, thẩm định TSBĐ được thành lập sẽ có tác động tích cực cho mục tiêu hoàn thiện hoạt động tín dụng. Nhiệm vụ của bộ phận này là: sau khi nhận được thông tin về TSBĐ từ bộ phận Quan hệ khách hàng, họ sẽ tiến hành các thao tác thu thập thông tin, phân tích, thẩm định TSBĐ. Để có thể thực hiện hiệu quả công việc đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức thẩm định giá tài sản vững vàng, thường xuyên thu thập thông tin thị trường, nắm vững các quy định, văn bản hướng dẫn định giá tài sản.

2.4.2.1 Năng lực pháp lý:

• Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở SXKD:

o Cá nhân vay vốn là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.

o Không bị mất hoặc hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (Theo quy định của Bộ luật dân dự).

o Căn cứ xác định nhân thân: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ về nhân thân khác như Hộ chiếu, Giấy phép lái xe ... hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền ...

o Giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp luật quy định phải có)

• Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

o Doanh nghiệp vay vốn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) theo quy định của pháp luật.

o Xem xét điều lệ, quy chế về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để nắm rõ phương thức quản trị, điều hành, xác định người đại diện theo pháp luật trong quan hệ

với các cá nhân, tổ chức (Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc).

o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự uỷ quyền vay vốn, ... phải còn hiệu lực trong thời hạn cho vay.

2.4.2.2 Năng lực SXKD của doanh nghiệp:

Đánh giá qua các tiêu chí mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động, ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động SXKD, đánh giá về mức độ rủi ro, quan hệ tín dụng với các TCTD.

2.4.2.3 Thẩm định, phân tích năng lực tài chính của khách hàng. 2.4.2.4 Thẩm định phương án sử dụng vốn vay.

2.4.2.5 Thẩm định tài sản bảo đảm. 2.4.3 Trình duyệt:

Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ quy trình trình duyệt

2.4.4 Ký kết hợp đồng, giao nhận hồ sơ tài sản bảo đảm.

2.4.5 Quản lý tài sản bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan.

2.4.6 Giải ngân:

B1: Chứng từ giải ngân:

Chứng từ của khách hàng: NVTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân.

Chứng từ của ngân hàng: NVTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu.

B2: Trình duyệt giải ngân:

Nhân viên tín dụng Giám đốc Trưởng phòng tín dụng Đồng ý K hô ng đ ồn g ý Đồng ý K hô ng đ ồn g ý Ký kết hợp đồng, giao nhận hồ sơ TSBĐ

B3: Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ.

2.4.7 Kiểm tra, giám sát khoản vay:

Là quá trình thực hiện các bước công viêc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

2.4.8 Thu nợ lãi – gốc và xử lý những phát sinh:

2.4.9 Thanh lý HĐTD:

2.4.9.1 Tất toán khoản vay:

Khi khách hàng trả hết nợ, NVTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Cam Ranh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)