Nguyên tắc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (Trang 117)

tranh của tỉnh

3.3.1 Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất

Mục đích cuối cùng mà tỉnh Khánh Hòa hướng tới sẽ là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh.

Thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, mục tiêu quan trọng là nâng cao điểm các chỉ số thành phần để duy trì và tiếp tục cải thiện vị trí, thứ hạng trong bảng xếp hạng về chỉ số PCI. Chỉ số PCI giúp đưa ra những gợi ý quan trọng về cách thức và trọng tâm cải cách và những điểm nhấn quan trọng nhất nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư tại tỉnh. Các nỗ lực nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI phải phục vụ trực tiếp cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo lập hình ảnh về một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, một chính quyền thân thiện với doanh nghiệp.

3.3.2 Thực hiện theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình và là công việc thường xuyên, lâu dài lâu dài

Quá trình cải thiện các chỉ số tiểu thành phần cũng như thứ hạng của tỉnh sẽ được thực hiện theo một lộ trình, trong đó tập trung khắc phục ngay những điểm yếu, tháo gỡ nhanh những khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư; đồng thời phát huy những điểm mạnh nhằm mang lại những tác động nhanh về cải thiện chỉ số cũng như về môi trường đầu tư. Song song với quá trình này, cần thực hiện hoạt động định hướng dài hạn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số một cách bền vững và có hệ thống. Việc cải thiện các chỉ số tiểu thành phần này sẽ có tác động trực tiếp và lớn tới chỉ số tổng thể.

Về lâu dài, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh phải được coi là việc làm thường xuyên và lâu dài.

3.3.3 Nâng cao nhận thức và gắn kết chỉ tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh với các chương trình hoạt động của các sở, ban chỉ số năng lực cạnh tranh với các chương trình hoạt động của các sở, ban nghành và các huyện thị

Để cho việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và chỉ số năng lực cạnh tranh nói riêng được thực hiện một cách có thường xuyên, lâu dài và thực chất thì nó phải được gắn kết với hoạt động hàng ngày của các cơ quan có liên quan; phải được coi là một chí số đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

Qua quá trình khảo sát tại tỉnh cho thấy hiểu biết và nhận thức của một số cán bộ về nội dung, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh còn chưa thực sự sâu sắc. Thiếu hiểu biết sâu sắc với nội dung này sẽ là trở ngại cho việc cải thiện một cách bền vững môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, cũng như việc gắn kết nó với hoạt động của các cơ quan liên quan. Do vậy, đây là hạn chế cần được ưu tiên khắc phục trong thời gian tới.

3.3.4 Chú trọng các công tác quảng bá, cải thiện cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh

Thực tế cho thấy, nhiều nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhưng không được cộng đồng doanh

nghiệp cảm nhận và chia sẻ. Cộng đồng doanh nghiệp và công chúng chưa hiểu hết đượcnhững nỗ lực này của tỉnh. Do vậy, trong quá trình thực hiện các cải cách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, tỉnh sẽ tăng cường việc quảng bá và truyền thông rộng rãi.

Bên cạnh việc truyền thông, thì thực tiễn cho thấy sự quan trọng hơn là việc quảng bá hình ảnh của tỉnh thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin, mở rộng cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào thảo luận và xây dựng chính sách có tác động rất lớn. Việc làm này sẽ giúp tỉnh hiểu rõ hơn thực tế kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp hiểu và chia sẻ được khó khăn của tỉnh; thông qua đó, cải thiện niềm tin và sự thân thiện của Chính quyền tỉnh.

3.3.5 Có cơ chế giám sát và theo dõi quá trình thực hiện

Việc nghiêm túc thực hiện các kế hoạch hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ dừng ở việc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động. Kế hoạch hành động đó phải được thực hiện trên thực tế qua việc phân bố nguồn lực, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện. Do vậy, các kế hoạch hành động ngoài việc cần sát với thực tiễn, sát với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, có tính khả thi thì cũng phải có cơ chế để doanh nghiệp và xã hội giám sát việc thực hiện. Điều này sẽ góp phần gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư về sự nghiêm túc và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.

Để tổ chức thực hiện và giám sát tốt việc thực hiện kế hoạch hành động, cần một cơ quan chịu trách nhiệm điều phối chung; đây được coi là một nội dung trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của sở, nghành mình. Quá trình thực hiện sẽ được đánh giá toàn diện hơn thông qua hội nghị sơ kết (vào giữa năm) và tổng kết vào cuối năm.

3.4 Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Khánh Hòa Hòa

3.4.1 Những điểm làm chưa tốt của các chỉ số

Sau khi tiến hành phân tích cụ thể từng chỉ số thành phần cấu thành nên PCI Khánh Hòa qua tầm quan trọng và vị thứ xếp hạng của nó, cho thấy rằng Khánh Hòa nên ưu tiên tập trung cải thiện các chỉ số đặc biệt có vị trí thấp, cụ thể đến 5 2011 thì Khánh Hòa có tới 5 chỉ số có vị trí thấp cần cải thiện là: Chi phí gia nhập thị trường (vị trí 45/63 tỉnh thành), Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất ( vị trí 58/63 tỉnh thành), Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ( vị trí thứ 53/63 tỉnh thành), Chi phí không chính thức ( vị trí 43/63 tỉnh thành), Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh ( vị trí 35/63 tỉnh thành). Ngoài các chỉ số này các chỉ số đã đạt thứ hạng khá tốt trên bảng xếp hạng cũng cần được tiếp tục cải thiện để nâng cao điểm số của các chỉ số này.

Những điểm làm mà ta cần nghiên cứu để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần:

- Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường: doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian để tìm hiểu về các thủ tục giấy tờ đăng ký kinh doanh, các loại giấy tờ, thủ tục ĐKKD còn quá nhiều, ĐKKD trên mạng còn gặp nhiều bất cập và khó khăn, sự liên kết giữa các sở ban nghành còn chưa khớp với nhau.

- Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: tỉnh vẫn còn thiếu quĩ đất sạch, mức đền bù chưa hợp lý, thủ tục liên quan đến đất đai phức tạp, công tác giải phóng mặt bằng chậm và quy hoạch của tỉnh còn chưa minh bạch và không hợp lý.

- Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: các tài liệu cần thiết vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, những thông tin công khai còn sơ sài, chậm cập nhật, chất lượng không cao, sự không rõ ràng trong chính sách của chính quyền tỉnh là nguyên nhân gây ra tính không chính xác trong dự báo cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp.

- Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước: thời gian mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các quy định của nhà nước về việc kê khai giấy tờ, thực hiện các quy định về thuế…vẫn còn rất cao.

- Chỉ số Chi phí không chính thức: doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí không chính thức vẫn còn rất cao để có được những điều kiên hoạt động thuận lợi và phải trả hoa hồng để có được những hợp đồng từ các cơ quan, các cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng để trục lợi.

- Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đây là chỉ số được cải thiện đáng kể trong năm 2011 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại như sự tích cực của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân chưa cao, còn rất đông cán bộ tỉnh chứ năm sđược các chính sách quy định hiện hành để giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: thiếu sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền tỉnh đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Chỉ số đào tạo lao động: Công tác giảng dạy còn thiên về lý thuyết thiếu thực hành để sinh viên có thể cọ xát với thực tế, các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh thiếu tính chuyên nghiệp và hạn chế về năng lực hoạt động.

- Chỉ số Thiết chế chế pháp lý: Sự tin tưởng của các doanh nghiệp đối với các cơ quan pháp luật của tỉnh cũng như hệ thống tư pháp còn thấp, thiếu các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, thiếu cán bộ công chức có trình độ chuyên môn liên quan đến pháp luật.

3.4.2 Các giải pháp để cải thiện các chỉ số thành phần 3.4.2.1 Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường 3.4.2.1 Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thông tin về các thủ tục hành chính cần được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa nơi tiếp nhận và trao trả hồ sơ, đồng thời trên các trang web của các sở ngành đều công bố các thủ tục hành chính, mẫu biểu chuẩn, các doanh nghiệp có thể chép, điền các thông tin theo yêu cầu mà không cần phải đến liên hệ tại bộ phận một cửa.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa liên thông bằng cách tăng cường đầu tư cho cán bộ công chức: nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là thái độ ứng xử của cán bộ công chức, và quan trọng nhất là nhân viên hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp (trực tiếp, qua điện thoại hay email...).

- Áp dụng rộng rãi hình thức đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư trực tuyến nhằm tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, công dân tại các sở có liên quan nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành hồ sơ. Đây được coi là bước tiến đáng kể trong việc áp dụng công nghệ thông tin và trợ giúp pháp lý, giúp tổ chức và các nhân giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường. Theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp, từ tháng 6/2010, cả nước sẽ triển khai hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia trên toàn quốc. Hơn nữa, hồ sơ đăng ký qua mạng được xem là hồ sơ pháp lý có giá trị trước pháp luật, giảm thiểu việc doanh nghiệp phải đến nộp hồ sơ theo kiểu thông thường như trước đây. Qua hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, các tổ chức công dân có cơ hội tiếp cận thông tin các tài liệu về doanh nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời.

- Các sở, ban, ngành có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp tăng cường chỉ đạo và giám sát bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp (bộ phận với chức năng cung cấp thông tin về các quy định kinh doanh do trung ương và địa phương ban hành; hướng dẫn doanh nghiệp đến các cơ quan có liên quan để giải quyết vấn đề và đến các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; tra cứu thông tin trên mạng internet và cung cấp thông tin liên quan cho doanh nghiệp).

- Đầu tư thiết bị đồng bộ (đặc biệt là hệ thống mạng và phần mềm) để duy trì sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan.

3.4.2.2 Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

- Tổ chức nghiên cứu và đánh giá nhu cầu sử dụng đất để nắm được thông tin cần thiết cho việc xây dựng và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Chuẩn hóa, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Công bố các dự án đầu tư, phương án bồi thường trước khi thu hồi đất.

- Có Quy định trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thời gian hoàn thành các thủ tục. Có kiểm tra và phê bình các bộ phận làm chậm.

- Lập quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp: cấp thành phố; cấp quận, huyện; và cấp xã, phường. Công khai quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử đất.

- Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai. Xác lập và công bố các chỉ tiêu cần khống chế như diện tích cây xanh, rừng phòng hộ, công ích...

- Rà soát, thống kê và thu hồi đất của các dự án không triển khai, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Có biện pháp thúc đẩy các dự án chậm triển khai do lý do khách quan.

- Có chính sách ưu đãi dặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các vùng có diện tích đất lớn nhưng kém về cơ sở hạ tầng

- Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không triển khai dự án theo tiến độ thì tạo điều kiện cho chuyển nhượng lại dự án cho nhà đầu tư mới hoặc thu hồi diện tích đất.

- Nâng cao năng lực (nhân sự, chuyên môn) văn phòng đăng ký về quyền sử dụng đất cấp huyện, thị nhằm hỗ trợ công tác chuẩn bị tài liệu để làm việc với dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục về quyền sử dụng đất.

3.4.2.3 Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

- Tổ chức một hội thảo/ khóa đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức cho các ở, ban nghành, đặc biệt là các cán bộ cấp huyện về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), làm tiền đề cho các hoạt động tiếp theo.

- Xây dựng cổng thông tin nhằm cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh, các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trang web này sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời và cập nhập các thông tin về môi trường, thủ tục về doanh nghiệp, đầu tư tại tỉnh. Chia sẻ các thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hơn nữa việc công bố các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của các ngành đối với doanh nghiệp trên các website.

- Tạo điều kiện cho sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách, tham vấn ý kiến các doanh nghiệp đối với những vấn đề, nội dung liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch các văn bản, chính sách liên quan đến doanh nghiệp.

- Lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện cần chỉ đạo cấp dưới trong việc công khai minh bạch thủ tục hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những bộ phận, những cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan đến thực thi các chính sách, thủ tục, xử lý những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.

- Các cơ quan chức năng tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận thông tin và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp dưới sự chủ trì, tham dự của lãnh đạo UBND thành phố.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt theo cơ chế tự khai, tự tính, tự

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (Trang 117)