3.1.1 Tác động của bối cảnh quốc tế
Theo qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010- 2020, trong 15-20 năm tới, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập hóa tác động mạnh mẽ lên mọi phương diện phát triển của đất nước. Với sự đa dạng của các dòng công nghệ thông tin và các ngành kinh tế dịch vụ, các vấn đề an ninh, dân số, tài chính, bệnh tật cũng như nạn khủng bố quốc tế cũng sẽ trở thành những vấn đề gay gắt đòi hỏi các tổ chức quốc tế và các quốc gia phải không ngừng tự hoàn thiện và thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nằm trong dòng chảy của xu hướng này, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nước khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc với những cải cách sâu rộng và chiến lược đẩy mạnh khai thác vùng biển phía Nam sẽ là những yếu tố chủ yếu chi phối sự lựa chọn hướng quy hoạch và định hướng phát triển của Việt Nam nói chung cũng như của các vùng lãnh thổ nói riêng trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Trong tiến trình như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng như một chất xúc tác cho các hoạt động kinh tế. Với hai nguồn vốn chính là FDI và ODA trong đó dự báo xu hướng FDI trong giai đoạn 2006-2010 là khoảng 4 - 5 tỷ USD/năm và ODA ước đạt 2,9 tỷ USD/năm. Khánh Hòa với những lợi thế của mình so với các tỉnh khác có năng lực cạnh tranh cao trong các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp, là một tỉnh nằm trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ có khả năng thu hút được nhiều từ nguồn FDI và ODA này cho các hoạt động tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam giai đoạn
2001-2010 dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,72% với cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, lao động qua đào tạo nghề khoảng 40% và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới. Với những chiến lược và mục tiêu như vậy, tỉnh Khánh Hòa cần đề ra những định hướng phát triển cho giai đoạn tới phù hợp với xu thế chung và phấn đấu đóng góp ngày càng nhiều vào gia tăng GDP cho cả nước và khu vực miền Trung.
3.1.2 Các yếu tố phát triển nội sinh
Khánh Hòa là tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía Tây giáp Đăklắc, Lâm Đồng. Diện tích toàn tỉnh là 5.197km2, dân số 1110 nghìn người chiếm 1.58% về diện tích và 1.35% về dân số của cả nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hòa còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang và trong tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay Cam Ranh trong tương lai có thể đón nhận các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường biển, Khánh Hòa còn là nút giao thông quan trọng trên bộ với vị trí là điểm giao nhau của nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, 27.
Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội bao gồm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và nguồn lao động tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Về mặt dân số và nguồn nhân lực, Khánh Hòa là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,5% Raglai 3,17%; Hoa 0,58%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 217 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang. Dự báo quy mô dân số Khánh Hòa đến năm 2010 khoảng 1.235 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 59,9%.
3.2 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020 3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa 3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa
Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển những sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm có công nghệ, hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung sức hoàn thành các dự án công nghiệp lớn như tổ hợp lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp, dịch vụ lớn... để tạo sức bật cho nền kinh tế.
Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợi thế trung tâm dịch vụ, du lịch của cả nước. Tập trung nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; kêu gọi đầu tư những giai đoạn tiếp theo của Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong để phát triển mạnh dịch vụ hàng không và hàng hải; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án du lịch ở Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong; triển khai nhanh việc quy hoạch sân bay Nha Trang thành trung tâm tài chính - thương mại...Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch…Tăng cường đầu tư các điểm du lịch ở địa phương để kích thích du lịch trong nước, khuyến mãi thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, tìm kiếm và mở ra các thị trường mới.
Tạo môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
Tăng cường các giải pháp để tạo nguồn và thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh triển khai công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Phong, khu vực Cam Ranh, khu vực phía Tây đường Lê Hồng Phong ở thành phố Nha Trang và các dự án trọng điểm khác. Đặc biệt chú trọng các giải pháp và danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Quan tâm xây dựng các khu tái định cư, giải phóng mặt bằng kịp thời để tạo điều kiện triển khai các dự án lớn, công trình trọng điểm trên địa bàn; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án hệ thống công trình thủy lợi như: hồ chứa nước Tà Rục, Sông Cạn, Đồng Điền, Sồng Chò…để giải quyết vấn đề trọng tâm về nước phục vụ cho phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.
Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trung tâm gắn với vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư hợp lý phát triển các đô thị huyện lỵ; tăng tỷ lệ đô thị hóa gắn với xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị, các khu công nghiệp. Thực hiện công tác đô thị hóa, tiến hành nâng cấp và mở rộng các đô thị, công nhận đô thị đối với các khu vực đã hội đủ điều kiện theo quy định, nâng cấp thị xã Cam Ranh lên thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cấp huyện Ninh Hòa lên thành thị xã. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc di dời trung tâm hành chính của tỉnh, tạo quỹ đất để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng kè và đường dọc sông Cái - Nha Trang; Dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang, nhằm chỉnh trang, giải
quyết môi trường; Dự án xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí...phục vụ cho đời sống của nhân dân trong tỉnh và du khách. Huy động tối đa nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo; nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về vật chất và trang thiết bị; xây dựng mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng viễn thông…Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khu vực nông thôn, miền núi, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy lợi thế của trung tâm văn hóa du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng môi trường, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiên tiến và giàu bản sắc dân tộc, có bước phát triển năng động, rõ nét, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư thích đáng, có trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng. Xây dựng Nha Trang thực sự là đô thị “xanh - sạch - đẹp - văn minh, an toàn và thân thiện” và trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện quốc gia và quốc tế.
Tăng cường đầu tư, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở từng cấp học, ngành học; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo; tiếp tục phát triển quy mô giáo dục; thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cho thanh niên trong độ tuổi, đi đôi với đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [29].
3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế
Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 12%, thời kỳ 2011- 2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 43,5% năm 2010 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 43,5% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 13% xuống 6%.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 22%, thời kỳ2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP. 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.
Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, ổn định và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18% và 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 1.000 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.
Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.
Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 – 40% GDP; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 40 – 45%.
3.2.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Điểm nổi bật trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà là cho đến năm 2010 nền kinh tế tỉnh sẽ có một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, khu vực dịch vụ đang đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với hai khu vực còn lại. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, Khánh Hoà cần tập trung nỗ lực
vào việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khu vực công nghiệp, cùng với việc duy trì tốc độ phát triển của dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, điều tất yếu là khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với kế hoạch đề ra của tỉnh. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm đến 47% tổng sản phẩm của tỉnh (theo quy hoạch phát triển của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020).
Bảng 3.1: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đến 2010 – 2015 và 2020
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tổng sản phẩm 100 100 100
Công nghiệp và xây dựng 43,5 45 47
Nông nghiệp 13 8 6
Dịch vụ 43,5 47 47
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
3.3 Nguyên tắc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh tranh của tỉnh
3.3.1 Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất
Mục đích cuối cùng mà tỉnh Khánh Hòa hướng tới sẽ là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh.
Thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, mục tiêu quan trọng là nâng cao điểm các chỉ số thành phần để duy trì và tiếp tục cải thiện vị trí, thứ hạng trong bảng xếp hạng về chỉ số PCI. Chỉ số PCI giúp đưa ra những gợi ý quan trọng về cách