Chỉ số thiết chế pháp lý đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.
Biểu đồ 2.11:Chi số Thiết chế pháp lý của tỉnh Khánh Hòa 2005-2011
(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/benchmarking.php#result)
Chỉ số thiết chế pháp lý cũng là chỉ số được thêm vào năm 2006 giống như chỉ số đào tạo lao động. Đối với chỉ số này thì Khánh Hòa luôn nằm trong nhóm khá so với cả nước, và tăng dần qua các năm. Nếu năm 2006 Khánh Hòa chỉ đạt 3,27 điểm đối với chỉ số này thì đến năm 2007 tăng lên 3,74 điểm xếp thứ 42/64 tỉnh thành. Năm 2008 thì chỉ số này giảm chỉ còn 3,49 điểm nhưng vị trí xếp hạng lại giảm mạnh xuống còn thứ 53/64 tỉnh thành. Sang đến năm 2009 chỉ số này tăng mạnh tăng 1,95 điểm so với năm trước đó và vươn lên vị trí thứ 23/63 tỉnh thành, và tiếp tục tăng thêm 0,21 điểm vào năm 2010 . Đến năm 2011 thì chỉ số này tăng đến 6,26 là mức điểm cao nhất của Chỉ số thiết chế pháp lý. Qua bảng 2.10 ta có thể biết rằng nguyên nhân của sự gia tăng này là do Tỉ lệ các nguyên đơn là các doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với năm 2011, đặc biệt là hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức năm 2011 tăng gấp đôi
so với năm trước đó (từ 17,8% tăng lên 35,14%), chi phí để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị thanh toán cũng giảm hơn so với năm 2010, từ những nguyên nhân có thể biết được các doanh nghiệp đã tin tưởng hơn vào hệ thống pháp luật và xem chúng là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu của chỉ số Thiết chế pháp lý năm 2010, 2011 Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Trung vị Giá trị Trung vị
Tỉ lệ % nguyên đơn không thuộc nhà nước trên
tổng số nguyên đơn tại Toàn án kinh tế tỉnh 98,72 84,81 96,08 73,47 Số lượng vụ việc tranh chấp của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh thụ lý trên 100 doanh nghiệp
4,53 2,11 5,04 1,75 Doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ
của pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
77,50 86,36 70,34 62,69 Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố
cáo hành vi tham nhũng của các công chức (% luôn luôn hoặc thường xuyên)
35,14 36,67 17,80 25,00 Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế
pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%) 20,00 22,22 22,22 25,00 % Chi phí (chính thức và không chính thức) để
giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp
11,50 14,79 25,35 11,73 Số ngày trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa - - 6,00 6,00
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI các năm 2010, 2011)
2.2.3 So sánh chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa với cả nước
Khi tiến hành so sánh chỉ số PCI tỉnh Khánh Hòa với cả nước cụ thể là so sánh với giá trị trung vị của cả nước ta thấy được vị trí của Khánh Hòa trong sự tương quan với cả nước. Bằng việc nêu rõ điểm số của Khánh Hòa với trung vị của cả nước thấy được điểm số của Khánh Hòa trong những năm gần đây chỉ nằm ở nhóm khá và luôn có vị trí xếp hạng trong khoảng từ 30 đến 40/63 tỉnh thành so với mặt bằng chung của cả nước.
Năm Điểm số Vị trí Trung vị 2005 54.08 29 58.57 2006 55.33 17 52.21 2007 52.42 40 55.56 2008 52.12 36 53.52 2009 58.66 30 58.31 2010 56.75 40 58.02 2011 59.11 34 59.43
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI từ năm 2005 đến 2011)
Biểu đồ 2.12:Chỉ số PCI thành phần của Khánh Hòa và giá trị trung vị qua các năm từ 2005 đến 2011
Qua bảng 2.11, năm 2005 điểm số PCI của tỉnh Khánh Hòa thấp hơn giá trị mặt bằng chung của cả nước (năm 2005 đạt 54,08 điểm thấp hơn giá trị trung vị 4,49 điểm), thì đến năm 2006 điểm số của PCI cao hơn giá trị trung vị tới 3,12 điểm . Nhưng đến năm 2007 và 2008 thì cả 2 chỉ số này đều thấp hơn giá trị trung vị ( nếu năm 2007 giá trị trung vị là 55.56 điểm nhưng chỉ số PCI của năm này chỉ đạt 52.42 điểm, qua năm 2008 thì chỉ số PCI của năm này chỉ có 52.12 thấp hơn so với giá trị trung vị 1.4 điểm). Năm 2009 có tăng hơn so với giá trị trung vị của cả nước nhưng không đáng kể. Đến năm 2010 thì chỉ số PCI thấp hơn giá trị trung vị 1.27 điểm, sự thay dổi bất thường này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây nên. Năm 2011 Khánh Hòa đứng vị trí thứ 34/63 tỉnh thành, tuy nhiên điểm số của tỉnh Khánh Hòa so với tỉnh trung vị không có sự chênh lệch đáng kể, chỉ với 0.32 điểm. Từ đó ta thấy rằng so với mặt bằng chung của cả nước điểm số cũng như xếp hạng của chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa không quá cao đặc biệt là 5 năm trở lại đây. Chính quyền cần nỗ lực cải thiện hơn nữa để cải cách để tạo ra sự khác biệt lớn hơn, nhằm cải thiện cả về điểm số và vị trí của mình trong những năm tới.
2.2.4 So sánh chỉ số PCI với các tỉnh Duyên Hải Trung Bộ
Các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo báo cáo PCI năm 2011 gồm 11 tỉnh là: Bình Định, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế. Đây là vùng có sự tập trung của nhiều tỉnh có thứ hạng khá trên cả nước.
Biểu đồ 2.13: Điểm số PCI của Khánh Hòa và các tỉnh trong vùng Duyên hải Trung Bộ từ 2005 đến 2011
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI từ 2005 đến 2011)
So với các tỉnh trong vùng, Khánh Hòa có điểm số PCI và thứ hạng ở mức tương đối khá. Trong năm 2005, Khánh Hòa đứng thứ 7/11 tỉnh trong vùng về điểm số PCI. Năm 2006, Khánh Hòa có sự gia tăng của điểm số PCI, điều đó dẫn tới thứ hạng PCI của Khánh Hòa tăng so với các tỉnh trong vùng, với vị trí thứ 3/11. Năm
2007 vị trí của các tỉnh Khánh Hòa giảm xuống vị trí thứ 6/11 so với các tỉnh thành trong vùng do có sự sụt giảm của chỉ số PCI trong năm này. Năm 2008, 2009 Khánh Hòa đều đứng thứ 4/11 tỉnh trong vùng về điểm số PCI. Năm 2010, trong bối cảnh nhiều tỉnh trong vùng đều giảm điểm số, Khánh Hoà cũng nằm trong những tỉnh đó, Khánh Hòa rớt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 7/11 tỉnh trong vùng, và thứ hạng này tiếp tục được duy trì vào năm 2011.
Bảng 2.12: Thứ hạng PCI của Khánh Hòa so với các tỉnh trong vùng
Thứ
hạng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Quảng Trị Bình Định Bình Định Thừa Thiên Huế Bình Định Quảng Trị Quảng Trị 2 Bình Định Quảng Nam Quảng Nam Bình Định Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế Quảng Nam 3 Phú Yên Khánh Hòa Thừa Thiên Huế Quảng Nam Quảng Nam Bình Định Hà Tĩnh 4 Quảng
Nam Phú Yên Phú Yên
Khánh Hòa Khánh Hòa Quảng Nam Quảng Ngãi 5 Nghệ An Nghệ An Thanh Hóa Phú Yên Thanh Hóa Phú Yên Thừa Thiên Huế 6 Thừa Thiên Huế Quảng Trị Khánh Hòa Quảng Trị Quảng Bình Hà Tĩnh Thanh Hóa 7 Khánh Hòa Thừa Thiên Huế Quảng Ngãi Quảng Ngãi Quảng Trị Khánh Hòa Khánh Hòa 8 Quảng Bình Quảng Bình Quảng Trị Nghệ An Hà Tĩnh Thanh Hóa Quảng Bình 9 Hà Tĩnh Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Phú Yên Quảng Bình Bình Định 10 Thanh Hóa Quảng Ngãi Quảng Bình Thanh Hóa Nghệ An Nghệ An Nghệ An 11 Quảng Ngãi Hà Tĩnh Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Ngãi Quảng Ngãi Phú Yên
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI từ 2005 đến 2011)
So với các tỉnh trong vùng, thì Khánh Hòa có sự biến động trong việc tăng giảm điểm số của chỉ số PCI. Trong năm 2006 Khánh Hòa tăng 1,25 điểm so với năm 2005 trong khi các tỉnh khác điểm số đều giảm rõ rệt. Nhưng đến năm 2007 thì điểm số PCI của Khánh Hòa giảm rõ rệt ( giảm 2,91 điểm so với năm 2006).Và tiếp
tục giảm vào năm 2008 đây cũng là năm mà có tới 10/11 tỉnh trong vùng Duyên hải Trung bộ bị sụt giảm, nhưng Khánh Hòa là tỉnh sụt giảm ít nhất. Năm 2009 Khánh Hòa quay lại đà tăng điểm PCI tăng tới 6,54 điểm, trong năm này các tỉnh trong vùng đều có mức tăng tương đối cao, như Quảng Bình tăng tới 11,51 điểm. Năm 2010 thì điểm số PCI giảm 1,91 điểm làm cho Khánh Hòa rơi xuống vị trí thứ 7 trong khu vực. Nhưng đến năm 2011 thì điểm số của tỉnh tăng có sự cải thiện hơn so với năm 2010 (tăng 2,36 điểm), trong năm này có tới 10 tỉnh tăng điểm số PCI nên Khánh Hòa vẫn xếp vị trí thứ 7/11 tỉnh mặc dù điểm số PCI tăng. Khánh Hòa là một trong những tỉnh có xu hướng tăng chung với khu vực.
Bảng 2.13: Thay đổi điểm số PCI của Khánh hòa và các tỉnh trong vùng
Tỉnh 2006- 2005 2007- 2006 2008- 2007 2009- 2008 2010- 2009 2011- 2010 Bình Định 5.89 2.97 -8.79 5.30 -5.60 -2.23 Hà Tĩnh -9.32 3.21 1.92 7.78 1.96 8.75 Khánh Hòa 1.25 -2.91 -0.30 6.54 -1.91 2.36 Nghệ An -5.13 -4.67 -1.30 4.10 -0.18 3.08 Phú Yên -5.51 2.94 -6.63 3.53 3.41 -3.03 Quảng Bình -3.37 -0.19 -5.34 11.51 -0.46 2.94 Quảng Nam -3.30 6.50 -2.95 1.11 -1.74 4.06 Quảng Ngãi -3.79 7.19 -1.34 2.29 -0.13 10.03 Quảng Trị -8.91 -1.08 -0.38 4.60 6.29 1.47 Thanh Hóa -3.99 7.52 -6.60 11.10 -1.64 4.94
Thừa Thiên
Huế -6.24 11.91 -1.73 3.52 -2.92 -0.36
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI từ 2005 đến 2011)
Các chỉ số thành phần của tỉnh Khánh Hòa trong tương quan so sánh so với các tỉnh trong vùng năm 2011.
Theo kết quả báo cáo PCI 2011, trong 9 chỉ số được khảo sát thì Khánh Hòa có 3 chỉ số mạnh là: chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chỉ số Đào tạo lao động, chỉ số Thiết chế pháp lý.
nghiệp với 4,76 điểm, xếp thứ 3/11 tỉnh trong vùng, và xếp thứ 17/63 tỉnh thành. Nhưng điểm số của tỉnh so với tỉnh đứng đầu là Thanh Hóa chỉ kém 0,65 điểm. Mặc dù vị trí của tỉnh cao nhưng điểm số năm 2011 của chỉ số này giảm hơn 2010 rất nhiều (từ 6,09 năm 2010 xuống chỉ còn 4,19 năm 2011)
Chỉ số đào tạo lao động là chỉ sô mà Khánh Hòa dẫn đầu trong khu vực duyên hải miền trung với 5,32 điểm. Đào tạo lao dộng là một trong hai chỉ số có trọng số cao nhất trong hệ thống các chỉ số của PCI. So với toàn quốc thì chỉ số này của Khánh Hòa thuộc nhóm rất tốt với thứ hạng 9/63 tỉnh thành, tăng vượt bậc so với năm 2010 từ vị trí thứ 24 lên vị trí thứ 9.
Tương tự như chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thì Khánh Hòa cũng đứng vị trí thứ 3/11 trong chỉ số Thiết chế pháp lý. Và điểm số của chỉ số này chỉ kém so với tỉnh đứng đầu 0,4 điểm, một khoảng cách không quá xa. Khánh Hòa luôn nằm trong nhóm thực hiện thiết chế pháp lý khá trong cả nước (năm 2010 ở vị trí thứ 13/63 tỉnh thành, năm 2011 ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành).
Hình 2.1: Chỉ số thành phần của tỉnh Khánh Hòa so với các tỉnh trong vùng (1)
(Nguồn:http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?page=1&province =3&cboYear=2011)
Các chỉ số nằm ở nhóm trung bình bao gồm các chỉ số: Chỉ số Chi phí không chính thức, chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước.
Chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh năm 2011 đứng thứ 6/11 tỉnh, cách tỉnh đứng đầu là tỉnh Quảng Trị 1,46 điểm. Có 2 tỉnh có điểm số hơn kém nhau không đáng kể với tỉnh Khánh Hòa là Quảng Nam, Quảng Bình.
Chỉ sốtính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh xếp vị trí thứ 5/11 tỉnh với điểm số là 4,57. So với các tỉnh trong vùng thì có tới 5 tỉnh có điểm số gần như bằng Khánh Hòa là Thanh Hóa, Quảng Trị, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình. So sánh với toàn quốc thì chỉ số này có vị thứ 35/63 tỉnh thành, thuộc nhóm chỉ số khá.
Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. Theo kết quả của VCCI thì Khánh Hòa đứng vị trí thứ 6/11 tỉnh trong vùng với điểm số 7,08 điểm. So với các tỉnh trong khu vực thì chỉ số này kém tỉnh dẫn đầu 1,03 điểm. Vào
năm 2011 thì chỉ số không tăng cũng không giảm 7,08 điểm nhưng vị trí của tỉnh so với cả nước lại giảm (từ vị trí thứ 13 xuống vị trí thứ 21).
Hinh 2.2: Chỉ số thành phần của tỉnh Khánh Hòa so với các tỉnh trong vùng (2)
(Nguồn:http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?page=1&province =3&cboYear=2011)
Các chỉ số ở nhóm thấp bao gồm các chỉ số về Chi phí gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, Tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Cả ba chỉ số này đều nằm ở vị trí 10/11 tỉnh trong vùng.
Đặc biệt là chỉ số tiếp cận đất đai cách xa so với mặt bằng chung của cả nước. Trong khi đó theo báo cáo PCI 2011, thì chỉ số này của Khánh Hòa khá thấp chỉ có 5,32 điểm làm cho vị trí của Khánh Hóa đứng thứ 10/11 tỉnh thành trong khu vực, và đứng thứ 58/63 tỉnh thành trên cả nước. Chính quyên lãnh đạo tỉnh nên tích cực cải thiện chỉ số này.
Năm 2011 là năm mà các tỉnh thành trong cả nước đều có sự gia tăng về điểm số của chi phí gia nhập thi trường nên mặc dù điểm số của chỉ số này của tỉnh có tăng ( tăng 1,64 điểm) nhưng vẫn không bằng các tỉnh khác nên Khánh Hòa rơi
từ vị trí thứ 28 xuống vị trí thứ 45/63 tỉnh thành. Và xếp vị trí thứ 10/11 tỉnh trong vùng. Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin, Chỉ số này có trọng số rất cao trong hệ thống các chỉ số thành phần của PCI, chỉ số này tác dộng rất lớn đến khu vực kinh tế tư nhân và môi trường kinh doanh của tỉnh.Trong khi đó xét tương quan với các tỉnh còn lại thì chỉ số này Khánh Hòa khá thấp với 5,25 điểm cách tỉnh thấp nhất là Nghệ An với 0,06 điểm, đứng thứ 53/63 tỉnh thành. Đây là chỉ số mà Khánh Hòa luôn luôn đứng trong nhóm gần cuối của khu vực (năm 2010 Khánh Hòa đứng 11/11 tỉnh thành trong khu vực đối với chỉ số này)
Hình 2.3: Chỉ số thành phần của Khánh Hòa so với các tỉnh trong vùng (3)
(Nguồn:http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?page=1&province =3&cboYear=2011)
2.2.5 So sánh chỉ số PCI của Khánh Hòa giai đoạn 2006-2011 với Bình Định và Quảng Ninh
2.2.5.1 Lý do chọn Quảng Ninh và Bình Định để so sánh với Khánh Hòa
Bình Định được cho là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Khánh Hòa vì hiện nay Quy Nhơn là đô thị loại 1 theo định hướng quy hoạch phát triển Bình Định đến
năm 2020 cũng giống như Khánh Hòa sẽ là tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Bên cạnh đó với lợi thế sẵn có của mình về biển đảo, giao thông thuận lợi và là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 300km là nơi có thể trung chuyển hàng hóa của 2 nước Lào và Campuchia đi xuất khẩu. Hiện nay Bình Định đang xây dựng một số khu công công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân. Quy Nhơn là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực