Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (Trang 41 - 46)

Việc nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm mục đích xác định cơ sở, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tanh cấp tỉnh trong các giai đoạn khác nhau từ đó giúp nhà quản lý đề ra biện pháp để cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là hết sức cần thiết.

Có nhiều cách phân loại nội dung các nhân tốảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như theo phạm vi ảnh hưởng, đối tượng ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng và cấp độảnh hưởng. Sau đây là nội dung sẽ đề cập đến theo cách phân loại là đối tượng ảnh hưởng bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.

 Nhóm nhân tố chủ quan:

Nhóm nhân tố chủ quan là nhóm nhân tố có thể tác động trực tiếp đến việc cải thiện theo ý chí của mình. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động của bộ máy quản lý, chất lượng , trình độ của bộ máy công chức cấp tỉnh, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác làm việc của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh có ảnh hưởng tới toàn diện và sâu sắc tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Năng lực của bộ máy quản lý và khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Trong đó nó bao hàm khả năng huy động tổng hợp các yếu tố như : hệ thống tổ chức các cơ quan, hệ thống thể chế, thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của từng công việc, điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả. Năng lực hoạt động sẽ phụ thuộc vào các yếu tố này.

Hiệu lực hoạt động thể hiện ở việc thực hiện thực hiện đúng, có kết quả chức năng của bộ máy để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn , gắn với tính khả thi hiệu lực thể hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương triệt để của tổ chức công dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi của toàn xã hội. Nó phụ thuộc vào năng lực, chất lượng của nền hành chính

Hiệu quả của hoạt động nó biểu hiện ở những kết quả đạt được của bộ máy trong sự tương quan về mức độ chi phí các nguồn lực trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Trong những nội dung trên thì năng lực quyết định hiệu quả và hiệu lực hoạt động. Hiệu lực, hiệu quả là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực. Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu của bộ máy thể hiện ở nôi dung: Phục vụ, công khai, phối hợp trong hoạt động quản lý theo vùng, ngành, lãnh thổ, hiệu lực, hiệu quả, hiện đại khoa học, phân định rõ theo chức năng.

Giải quyết các yếu tố cấu thành, hoàn thiện các điều kiện, môi trường để các cơ quan có năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu lực hiệu quả chức năng quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư.Thuật ngữ “khách hàng là thượng

đế” không chỉ được áp dụng trong kinh doanh mà còn được nhiều cơ quan công quyền áp dụng trong mối quan hệ giữa chính quyền và người dân.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đòi hỏi cải cách hành chính phải tiếp cận một cách có hệ thống. Theo cách tiếp cận này thì phải có hai nhóm vấn đề liên quan bao gồm: cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước và cải cách những vấn đề gắn với hoạt động mà các cơ quan nhà nước hành chính nhà nước, tác động bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Hai nhóm vấn đề này, công việc này về nguyên tắc cơ bản, gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được những công việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, của xã hội và gia tăng mức độ hài long của công dân của nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu lực hiệu quả hoat động quản lý đòi hỏi cải cách hành chính phải tiến hành tiếp cận một cách có hệ thống. Theo cách tiếp cận này thì có hai nhóm vấn đề liên quan: Cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước, cải cách những vấn đề gắn với những hoạt động mà cơ quan nhà nước tác động ra bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Hai nhóm vấn đề này về nguyên tắc cở bản là gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được những công việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, của xã hội và gia tăng mức độ hài lòng của công dân, của nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp.

Tác động ra bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, công dân không chỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ quan ấy. Một bộ máy chỉ hoạt động hiệu quả khi bộ máy ấy có hệ thống nhân lực đảm bảo về chất lượng trình độ cũng như về số lượng . Nếu những người tham mưu cho nhà nước ấy thụ động, vô cảm, duy ý chí, không tư duy theo nguyên tắc sáng tạo, đổi mới, cải cách sẽ làm xấu xí mối quan hệ giữa công dân, nhà đầu tư với

chính quyền, định hướng đến mức độ hài lòng đến nhà đầu tư và doanh nghiệp – những người tạo ra của cải cho xã hội.

 Nhóm các nhân tố khách quan:

Nhân tố khách quan là tập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh không có khả năng hoặc rất ít khả năng tác động làm thay đổi được. Một số vùng có điều kiện kinh tế, tự nhiên xã hôi, phong tục tập quán khác nhau thì có sức hấp dẫn riêng đối với tầng nhà đầu tư khác nhau.

Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số năng lục cạnh tranh cấp tỉnh bao gồm:

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mỗi địa phương:

Các tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hóa tập quán khác nhau.Có những tỉnh được ưu đãi lớn về điều kiện tự nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiêp…ngược lại có những tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán…Về văn hóa, có những tỉnh người dân có trình độ dân trí cao, ngược lại có những tỉnh người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khắn…Về mặt cơ cấu dân số có những tỉnh dân cư chủ yếu là dân cư là người dân địa phương thường trú lâu năm nên phong tục tập quán thói quen tiêu dùng của người dân ít có sự thay đổi, ngược lại một số tỉnh thì chủ yếu dân cư là dân ngoại tỉnh nên trình độ dân trí cũng không đồng đều tình hình an ninh có nhiều diễn biến phức tạp điển hình như tỉnh Bình Dương là một tỉnh đa số chủ yếu là lao động nhập cư từ các tỉnh phía Bắc vào…Những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên nếu biết phát huy lợi thế tận dụng những cơ hội sẵn có và tăng cường liên kết hợp tác giữa các địa phương khác thì vẫn có thể tạo ra được sức hấp dẫn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chẳng hạn như các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên có thể tiến hành hợp tác với các tỉnh có điều kiện giao thông thuận lợi như sân bay cảng biển ở khu vực miền Trung như Khánh Hòa, Đà Nẵng…để thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa được một cách nhanh chống bằng cách hợp tác

xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông để rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương này. Ví dụ như Nha Trang và Đà Lạt là hai thành phố du lịch trọng điểm của quốc gia đã tiến hành hợp tác xây dựng tuyến đường Khánh Lê – Lâm Đồng để nối liền giữa hai tỉnh này rút ngắn thời gian di chuyển so với việc đi con đường cũ là 3 giờ, từ đó tăng sức thu hút của khách du lịch khi đưa biển và rừng xích gần lại với nhau.

Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vói xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế “mở” và nó sẽ càng mở hơn dưới tác động của hội nhập và toàn cầu hóa, góp phần giải phóng mọi nguồn lực sản xuất, kích thích khả năng phát triển của mọi thành phần kinh tế. Nếu biết khai thác tốt các yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường thì sẽ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật của trung ương, có sự tương đồng về lợi thế, tiềm năng thì địa phương biết khai thác tốt tối đa lợi thế tự nhiên, kinh tế xã hội và các thế mạnh kinh tế thị trường của mình thì địa phương đó sẽ thu hút được sự đầu tư tốt hơn, sản xuất kinh doanh phát triển hơn, nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Mặt khác, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bản thân mỗi công chức nhà nước cũng như chính quyền cấp tỉnh không nằm ngoài tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường, khi nó là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tham nhũng và những tệ nạn khác, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội không chỉ một tỉnh mà cả một quốc gia.

Tác động của cách mạng khoa học công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông.

Những phương thức mới trong việc xử lý và truyền dẫn thông tin có thể cho phép chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn (tăng năng suât, chất lượng và hiệu qủa quản lý) với chi phí ít hơn, mởra được những kênh tương tác mới giữa chính quyền địa phương và công dân, tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm làm cho bộ máy chính quyền gần gủi với người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng công

nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư doanh nghiệp như công tác quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất của chính quyền đối với doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian mà hiệu quả và tính chính xác minh bạch sẽ cao hơn bên cạnh đó về phía doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được những rủi ro do việc tiếp cận thông tin từ các chính sách của chính quyền cũng như tăng thêm cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp khi không phải mất thời gian vào các việc như tiếp xúc với cơ quan công quyền nhiều hơn vào các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính của doanh nghiệp. Vì vậy chính quyền cấp tỉnh cần phải khai thác tối đa ý nghĩa quan trọng của nhân tố này.

Các nhân tố trên đều có tác động nhất định đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của một địa phương.Để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện vị trí xếp hạng, mỗi tỉnh cần phải xác định rõ các nhân tố và mức độảnh hưởng và từ đó có những giải pháp tác động hiệu quả hợp lý kịp thời.

Để có định hướng và giải pháp thiết thực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ngoài việc xác định rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh cấp tỉnh thì cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh đại diện ở cả ba miền đặc biệt là những tỉnh có nét tương đồng nhau về điều kiện tự nhiên văn hóa cũng như vị trí địa lý cơ sở hạ tầng với địa phương mình, những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao có sự tăng tiến của chỉ số năng lực cạnh tranh trong thời gian qua và từ đó sẽ có những bài học kinh nghiệm phong phú hơn để bổ sung cho tỉnh mình.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (Trang 41 - 46)