Phân tích biến động các chỉ số PCI thành phầ n

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (Trang 67)

2.2.2.1 Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường là chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá về thời gian và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh qua các năm.

Biểu đồ 2.3: Chi phí gia nhập thị trường của Khánh Hòa 2005-2011

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/benchmarking.php#result)

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy rằng chỉ số này tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2006 chỉ số này tăng hơn hẳn năm 2005 với mức tăng 2,01 điểm, nhưng điểm số này lại giảm vào năm 2007 chỉ còn 7,95 điểm thấp hơn so với năm 2006 0,28 điểm xếp thứ 29/63 tỉnh thành. Đến năm 2008 thì điểm số này tăng lên 8,26 điểm và tiếp tục tăng trong năm 2009 (8,47 điểm). Đến năm 2010 thì điểm số này lại giảm xuống chỉ còn 6,21 điểm thấp hơn nhiều so với năm 2009 (nhưng trong năm này không chỉ Khánh Hòa mà cả nước đều có xu hướng giảm đối với điểm số của chỉ số này nên vị trí của chỉ số này so với cả nước cao 28/63 tỉnh thành). Qua bảng 2.2 năm 2011 và năm 2010 ta thấy rằng các chỉ tiêu đều tăng trong năm 2011 và có rất nhiều chỉ tiêu chỉ tiêu cao hơn hoặc bằng trung vị của cả nước. Riêng 2 chỉ

tiêu trong năm 2011 là % doanh nghiệp gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết và chỉ tiêu số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động đều thấp hơn giá trị trung vị của cả nước điều này chứng tỏ chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã giảm bớt các loại giấy tờ trong việc đăng ký kinh doanh nghiệp có thể đơn giản hóa thủ tục của mình. Nhưng về mặt thời gian để hoàn thành các thủ tục kinh doanh (chỉ tiêu 3) thì lại cao hơn hẳn so với năm 2010 (năm 2010 là 23,53 ngày) đồng thời cũng cao hơn giá trị trung vị năm 2011 (trung vị năm 2011 là 24,39 ngày), và thời gian chờ đợi để được khởi dự kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên so với năm 2010 và giá trị trung vị năm 2011. Điều này nói lên rằng tuy giấy tờ thủ tục hành chính có giảm nhưng thời gian đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp để doanh nghiệp tiến hành bắt đầu kinh doanh thì lại bị kéo dài hơn. Trái ngược với năm 2010, trong năm 2011 cả nước đều có xu thế tăng điểm với chỉ số này nên mặc dù chỉ số này có tăng so với năm 2010 (năm 2011 8,35 điểm tăng 1,64 điểm) nhưng vị trí của Khánh hòa vẫn rớt xuống vị trí 45/63 tỉnh thành.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu của chỉ số gia nhập thị trường năm 2010, 2011 Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Trung vị Giá trị Trung vị

% doanh nghiệp gặp khó khăn để có đủ các loại

giấy phép cần thiết 4,62 5,77 0,00 3,33

% doanh nghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn

thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động 26,15 24,39 23,53 14,71 Thời gian đăng ký kinh doanh - số ngày (Giá trị

trung vị) 10,00 10,00 10,00 8,50

Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung - số ngày

(Giá trị trung vị) 7,00 7,00 7,00 7,00

Số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính

thức hoạt động (Giá trị trung vị) 11,36 14,68 12,50 12,90 Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận

Quyền sử dụng đất (Giá trị trung vị) 2,00 2,00 1,05 1,05 % DN phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh

doanh 60,00 30,00 90,00 30,00

2.2.2.2 Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất là chỉ số dùng để đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng hay không và doanh nghiệp có cảm thấy yên tâm và được đảm bảo về sựổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.

Biểu đồ 2.4: Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của Khánh Hòa năm 2005-2011

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/benchmarking.php#result)

Qua biểu đồ 2.4 thì chỉ số tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất tuy có tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Chỉ số này cao nhất là vào năm 2005 là 6,05 điểm. nhưng đến năm 2006 giảm 0,75 điểm và tăng lên một chút năm 2007 với 5,32 điểm, và tiếp tục tăng lên vào năm 2008 với 5,88 điểm. Nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2009 (5,24 điểm) và năm 2010 (5,03 điểm). Năm 2011 thì chỉ số này tăng lên 5,32 điểm. Qua bảng 2.3 ta có thể biết được nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phản ánh sự thay đổi của thị trường đã giảm (68,52% đồng ý năm 2010 xuống còn 55,7% năm 2011) và thấp hơn so với trung vị của cả nước (68% năm 2011). Và tỷ lệ diện tich đất có GCNQSD đất cũng tăng lên so với năm trước (năm 2010 là 52,93 nhưng năm 2011 là 56,83), chính quyền tỉnh đã có sự cải thiện việc tăng diện tích đất có GCNQSD

đất nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì vẫn thấp hơn rất nhiều( thấp hơn giá trị trung vị 79,24 ), chính quyền tỉnh cần tăng sự cải thiện này hơn nữa.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu của chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất năm 2010, 2011 Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Trung vị Giá trị Trung vị

DN không đánh dấu ô nào trong danh mục lựa

chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh 24,00 30,00 17,80 23,89 Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phản ánh sự

thay đổi mức giá thị trường (% đồng ý) 55,70 68,00 68,52 72,00 Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường

thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên) 39,24 35,82 38,37 39,19 DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao

đến 5: rất thấp) 2,78 2,90 2,70 2,56

Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có GCNQSD đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính thức 56,83 79,24 52,93 80,71

% DN sở hữu GCNQSD đất 68,00 77,55 70,69 72,88

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI các năm 2010, 2011)

2.2.2.3 Chí số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin dùng để đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.5: Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa 2005-2011

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/benchmarking.php#result)

Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin tăng giảm không đồng đều qua các năm và đây cũng là chỉ số mà Khánh Hòa luôn luôn đứng ở trong nhóm thấp nhất. Nếu năm 2005 chỉ số này chỉ đạt 3,33 điểm thì đến năm 2006 đã tăng vọt lên 6,02 điểm tăng 2,69 điểm so với năm trước. Nhưng đến năm 2007 chỉ số này lại giảm xuống chỉ còn 5,18 điểm, và lại tăng và năm 2008 với số điểm cao nhất trong vòng 7 năm là 6,4 điểm. Chỉ số này có xu hướng giảm trong 2 năm 2009 ( 5,63 điểm) và năm 2010 ( chỉ còn 5,12 điểm). Năm 2011 chỉ số này có cải thiện tăng 0,19 điểm nhưng không đáng kể, giúp cho tỉnh cải thiện vị trí của mình từ vị trí thứ 57/63 tỉnh thành lên vị trí thư 53/63 tỉnh thành nhưng vẫn còn rất yếu. Nguyên nhân của sự yếu kém này là do tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch cũng như tài liệu pháp lý như quyết định nghị định còn rất thấp các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được, chỉ có những doanh nghiệp có “mối quan hệ” mới có thể tiếp cận được các tài liệu này ( 75,28% doanh nghiệp đồng ý với việc cần có mối quan hệ để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh trong năm 2010), các Hiệp hội doanh nghiệp chưa tích cực trong việc thực hiện vai trò tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh để có thể hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp trong tỉnh cho nên doanh nghiệp chỉ cho rằng các hiệp hỗi này chỉ đóng 12% quan trọng trọng năm 2011 việc tư vấn và phản biện

các chính sách của tỉnh. Độ mở của các trang web của tỉnh để doanh nghiệp có thể tham gia thì chưa cao chỉ có 13 thấp hơn cả trung vị là 15. Việc chưa tạo diều kiện để các doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình xậy dựng các kế hoạch, quy định…không những làm giảm tính khả thi trong việc thực hiện trong thực hiện các chính sách mà còn làm nhiều doanh nghiệp hiểu biết ít hơn về những chương trình cơ chế hỗ trợ, giảm đi những nỗ lực của tỉnh trong mắt doanh nghiệp, đồng thời làm giảm đi tính minh bạch, tính công bằng, sự ổn định trong việc thực thi các chính sách quy định của nhà nước và của tỉnh. Doanh nghiệp gặp khó khăn cho việc dự đoán các chính sách (chỉ khoàng 7,14% dự đoán được năm 2011) và khiến cho doanh nghiệp dễ phải thực hiện thương lượng với cán bộ nhà nước trong hoạt động kinh doanh của mình khi có tới 40,78% năm 2010, 29,07% cho điều này là thiết yếu.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin năm 2010,2011 Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Trung vị Giá trị Trung vị

Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch 2,52 2,52 2,29 2,31 Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như quyết

định, nghị định 3,09 3,03 3,01 3,05

Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng)

75,28 75,00 78,70 78,64 Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu

trong hoạt động kinh doanh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

29,07 41,10 40,78 40,78 Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp

luật của tỉnh (% luôn luôn hoặc thường xuyên) 7,14 8,57 7,34 8,97 Độ mở của trang web của tỉnh 13,00 15,00 14,00 15,00 Các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan

trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng)

12,50 31,25 25,00 37,04

2.2.2.4 Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.

Biểu đồ 2.6: Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà Nước của Khánh Hòa 2005-2011

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/benchmarking.php#result)

Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước quan tâm đến thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan tới thủ tục hành chính và thời gian của doanh nghiệp làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Qua biểu đồ 2.6 ta thấy rằng Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước tăng giảm qua các năm từ 2005 đến năm 2008 và bắt đầu ổn định trong 2 năm gần đây. Cụ thể là chỉ số này tăng mạnh vào năm 2007 ( từ 5,37 điểm năm 2006 tăng lên 7,13 điểm năm 2007) xếp thứ 14/64 tỉnh thành và đây cũng là năm Khánh Hòa đạt điểm số cao nhất, nhưng sau đó lại giảm vào năm 2008 giảm tới 1,63 điểm tụt xuống vị trí 28/64 tỉnh thành. Chỉ số này chỉ thực sự ổn đinh vào năm 2010 và năm 2011, cả 2 năm đều đạt 7,08 điểm. Qua bảng 2.5, thấy rằng chính quyền tỉnh luôn thực hiện giảm các loại thủ tục và giấy tờ, số lần đi xin dấu qua các năm, đồng thời cán bộ nhà

nước làm việc hiệu quả hơn khi thực hiện Cải cách hành chính công ( 40,68% có năm 2010 và 46% có năm 2011. Chính nhờ những cải thiện trong công tác hành chính mà chỉ số này của tỉnh Khánh Hòa luôn nằm trong nhóm tốt ( ở vị trí thứ 13 vào năm 2010, và vị trí thứ 21 vào năm 2011).

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước năm 2010, 2011

Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Trung vị Giá trị Trung vị

Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi

thực hiện CCHCC (% có) 26,00 16,47 25,42 21,21 Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC

(% Có) 46,00 47,06 58,47 45,60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lần đi xin dấu và xin chữ ký của doanh nghiệp

giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có) 24,00 23,75 28,81 29,07 Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau

khi thực hiện Cải cách hành chính công (CCHCC) (% có)

46,00 39,74 40,68 44,83 Số lần trung vị làm việc với thanh tra thuế 4,00 4,00 2,00 4,00 % DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực

hiện các quy định của Nhà nước 19,54 11,27 19,05 19,00 Số cuộc thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan) 1,00 1,00 1,00 1,00

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI các năm 2010, 2011)

2.2.2.5 Chỉ số Chi phí không chính thức

Chỉ số Chi phí không chính thức đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không.

Biểu đồ 2.7: Chỉ số Chi phí không chính thức của Khánh Hòa 2005-2011

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/benchmarking.php#result)

Chỉ số chi phí không chính thức của Khánh Hòa có sự thay đổi trong những năm gần đây. Năm 2006, chỉ số này của Khánh Hòa đạt 6,43 điểm, đến năm 2007 tăng lên được 6,51 điểm. Nhưng đến năm 2007 lại tụt xuống 5,38 điểm giảm 1,13 điểm so với năm trước đó. Năm 2008 lại có sự gia tăng trở lại với 6,66 điểm, và giảm liền sau đó vào năm 2009. Nhìn vào bàng 2.6 ta thấy rằng, các chỉ tiêu năm 2011 đều giảm so với năm 2010 kể cả giá trị và số trung vị nhưng chỉ riêng chỉ tiêu doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức lại tăng mạnh vào năm 2011 mặc dù giá trị trung vị của cả nước đều giảm vào năm này ( năm 2011 tăng 2,46% so với năm 2010). Tuy các chỉ tiêu của chỉ số này có giảm nhưng xu hướng các doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức vẫn còn rất cao, cụ thể là có tới 59,55% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng nghành trả chi phí không chính thức, 44,83% đồng ý cho rằng chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi, 59,42% luôn luôn hoặc thường xuyên cho rằng công việc chỉ được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức, và để có được những hợp đồng từ các cơ quan nhà nước thì 39,47% đồng ý với ý kiến này. Điều này cho thấy rằng cảm nhận của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước trong việc chi trả các khoản chi phí không chính thức là tương đối tiêu cực.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu của chỉ số Chi phí không chính thức năm 2010, 2011 Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Trung vị Giá trị Trung vị % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức. 59,55 51,39 61,26 58,23

% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các

loại chi phí không chính thức 7,23 6,56 4,76 6,78 Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng

của địa phương để trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

44,83 40,28 52,43 50,00 Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi

phí không chính thức (% luôn luôn hoặc thường xuyên)

59,42 61,11 66,33 56,32 DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các

cơ quan nhà nước (% Đúng) 39,47 55,88 46,59 41,43

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của VCCI về PCI các năm 2010, 2011)

2.2.2.6 Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh dùng để đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa (Trang 67)