3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa
Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển những sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm có công nghệ, hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung sức hoàn thành các dự án công nghiệp lớn như tổ hợp lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp, dịch vụ lớn... để tạo sức bật cho nền kinh tế.
Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợi thế trung tâm dịch vụ, du lịch của cả nước. Tập trung nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; kêu gọi đầu tư những giai đoạn tiếp theo của Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong để phát triển mạnh dịch vụ hàng không và hàng hải; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án du lịch ở Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong; triển khai nhanh việc quy hoạch sân bay Nha Trang thành trung tâm tài chính - thương mại...Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch…Tăng cường đầu tư các điểm du lịch ở địa phương để kích thích du lịch trong nước, khuyến mãi thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, tìm kiếm và mở ra các thị trường mới.
Tạo môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
Tăng cường các giải pháp để tạo nguồn và thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh triển khai công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Phong, khu vực Cam Ranh, khu vực phía Tây đường Lê Hồng Phong ở thành phố Nha Trang và các dự án trọng điểm khác. Đặc biệt chú trọng các giải pháp và danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Quan tâm xây dựng các khu tái định cư, giải phóng mặt bằng kịp thời để tạo điều kiện triển khai các dự án lớn, công trình trọng điểm trên địa bàn; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án hệ thống công trình thủy lợi như: hồ chứa nước Tà Rục, Sông Cạn, Đồng Điền, Sồng Chò…để giải quyết vấn đề trọng tâm về nước phục vụ cho phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.
Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trung tâm gắn với vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư hợp lý phát triển các đô thị huyện lỵ; tăng tỷ lệ đô thị hóa gắn với xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị, các khu công nghiệp. Thực hiện công tác đô thị hóa, tiến hành nâng cấp và mở rộng các đô thị, công nhận đô thị đối với các khu vực đã hội đủ điều kiện theo quy định, nâng cấp thị xã Cam Ranh lên thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cấp huyện Ninh Hòa lên thành thị xã. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc di dời trung tâm hành chính của tỉnh, tạo quỹ đất để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng kè và đường dọc sông Cái - Nha Trang; Dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang, nhằm chỉnh trang, giải
quyết môi trường; Dự án xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí...phục vụ cho đời sống của nhân dân trong tỉnh và du khách. Huy động tối đa nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo; nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về vật chất và trang thiết bị; xây dựng mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng viễn thông…Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khu vực nông thôn, miền núi, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy lợi thế của trung tâm văn hóa du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng môi trường, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiên tiến và giàu bản sắc dân tộc, có bước phát triển năng động, rõ nét, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư thích đáng, có trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng. Xây dựng Nha Trang thực sự là đô thị “xanh - sạch - đẹp - văn minh, an toàn và thân thiện” và trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện quốc gia và quốc tế.
Tăng cường đầu tư, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở từng cấp học, ngành học; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo; tiếp tục phát triển quy mô giáo dục; thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cho thanh niên trong độ tuổi, đi đôi với đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [29].
3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế
Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 12%, thời kỳ 2011- 2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 43,5% năm 2010 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 43,5% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 13% xuống 6%.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 22%, thời kỳ2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP. 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.
Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, ổn định và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18% và 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 1.000 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.
Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.
Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 – 40% GDP; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 40 – 45%.
3.2.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Điểm nổi bật trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà là cho đến năm 2010 nền kinh tế tỉnh sẽ có một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, khu vực dịch vụ đang đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với hai khu vực còn lại. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, Khánh Hoà cần tập trung nỗ lực
vào việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khu vực công nghiệp, cùng với việc duy trì tốc độ phát triển của dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, điều tất yếu là khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với kế hoạch đề ra của tỉnh. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm đến 47% tổng sản phẩm của tỉnh (theo quy hoạch phát triển của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020).
Bảng 3.1: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đến 2010 – 2015 và 2020
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tổng sản phẩm 100 100 100
Công nghiệp và xây dựng 43,5 45 47
Nông nghiệp 13 8 6
Dịch vụ 43,5 47 47
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
3.3 Nguyên tắc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh tranh của tỉnh
3.3.1 Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất
Mục đích cuối cùng mà tỉnh Khánh Hòa hướng tới sẽ là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh.
Thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, mục tiêu quan trọng là nâng cao điểm các chỉ số thành phần để duy trì và tiếp tục cải thiện vị trí, thứ hạng trong bảng xếp hạng về chỉ số PCI. Chỉ số PCI giúp đưa ra những gợi ý quan trọng về cách thức và trọng tâm cải cách và những điểm nhấn quan trọng nhất nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư tại tỉnh. Các nỗ lực nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI phải phục vụ trực tiếp cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo lập hình ảnh về một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, một chính quyền thân thiện với doanh nghiệp.
3.3.2 Thực hiện theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình và là công việc thường xuyên, lâu dài lâu dài
Quá trình cải thiện các chỉ số tiểu thành phần cũng như thứ hạng của tỉnh sẽ được thực hiện theo một lộ trình, trong đó tập trung khắc phục ngay những điểm yếu, tháo gỡ nhanh những khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư; đồng thời phát huy những điểm mạnh nhằm mang lại những tác động nhanh về cải thiện chỉ số cũng như về môi trường đầu tư. Song song với quá trình này, cần thực hiện hoạt động định hướng dài hạn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số một cách bền vững và có hệ thống. Việc cải thiện các chỉ số tiểu thành phần này sẽ có tác động trực tiếp và lớn tới chỉ số tổng thể.
Về lâu dài, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh phải được coi là việc làm thường xuyên và lâu dài.
3.3.3 Nâng cao nhận thức và gắn kết chỉ tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh với các chương trình hoạt động của các sở, ban chỉ số năng lực cạnh tranh với các chương trình hoạt động của các sở, ban nghành và các huyện thị
Để cho việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và chỉ số năng lực cạnh tranh nói riêng được thực hiện một cách có thường xuyên, lâu dài và thực chất thì nó phải được gắn kết với hoạt động hàng ngày của các cơ quan có liên quan; phải được coi là một chí số đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
Qua quá trình khảo sát tại tỉnh cho thấy hiểu biết và nhận thức của một số cán bộ về nội dung, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh còn chưa thực sự sâu sắc. Thiếu hiểu biết sâu sắc với nội dung này sẽ là trở ngại cho việc cải thiện một cách bền vững môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, cũng như việc gắn kết nó với hoạt động của các cơ quan liên quan. Do vậy, đây là hạn chế cần được ưu tiên khắc phục trong thời gian tới.
3.3.4 Chú trọng các công tác quảng bá, cải thiện cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh
Thực tế cho thấy, nhiều nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhưng không được cộng đồng doanh
nghiệp cảm nhận và chia sẻ. Cộng đồng doanh nghiệp và công chúng chưa hiểu hết đượcnhững nỗ lực này của tỉnh. Do vậy, trong quá trình thực hiện các cải cách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, tỉnh sẽ tăng cường việc quảng bá và truyền thông rộng rãi.
Bên cạnh việc truyền thông, thì thực tiễn cho thấy sự quan trọng hơn là việc quảng bá hình ảnh của tỉnh thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin, mở rộng cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào thảo luận và xây dựng chính sách có tác động rất lớn. Việc làm này sẽ giúp tỉnh hiểu rõ hơn thực tế kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp hiểu và chia sẻ được khó khăn của tỉnh; thông qua đó, cải thiện niềm tin và sự thân thiện của Chính quyền tỉnh.
3.3.5 Có cơ chế giám sát và theo dõi quá trình thực hiện
Việc nghiêm túc thực hiện các kế hoạch hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ dừng ở việc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động. Kế hoạch hành động đó phải được thực hiện trên thực tế qua việc phân bố nguồn lực, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện. Do vậy, các kế hoạch hành động ngoài việc cần sát với thực tiễn, sát với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, có tính khả thi thì cũng phải có cơ chế để doanh nghiệp và xã hội giám sát việc thực hiện. Điều này sẽ góp phần gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư về sự nghiêm túc và nỗ lực cải thiện môi